Cách nuôi bồ câu gà hiệu quả nhất

Quý vị thân mến, bồ câu gà vừa được nuôi làm kiểng vừa được nuôi lấy thịt cho giá trị cao. Đây là giống chim to nên chắc chắn sẽ không như những giống chim còn lại khi nuôi. Sau đây xin được chia sẻ cách nuôi bồ câu gà cho những người mới tập nuôi. Chắc chắn sẽ hiểu dần loại chim này và từ từ sẽ đem lại thu nhập.

Chọn giống bồ câu gà

Giới thiệu cách lựa chọn chim giống bồ câu gà như thế nào là tốt nhất

Để việc chăn nuôi bồ câu gà của bà con đạt hiệu suất cao, cần phải lưu ý đến nhiều điều. Chọn giống này, lựa chọn chuồng nuôi, lựa chọn thức ăn, nguồn nước. Thì bên cạnh đó là một vài kỹ thuật có thể bà con chưa biết được.

Hướng dẫn cho bà con chọn những cặp bồ câu gà để làm giống tốt nhất.

Thứ nhất phải lựa chọn những con khỏe mạnh, nhìn nó nhanh nhẹn, hoạt bát. Thời điểm mà bà con chọn giống mua tốt nhất là chim từ bốn đến năm tháng tuổi. Ở cái lứa tuổi này thì chim chuẩn bị đi đẻ, rất là khỏe mạnh luôn.

cach nuoi bo cau ga

Muốn bồ câu gà của bà con sinh sản tốt nhất thì bà con phải nhốt riêng từng cặp ra. Chúng sẽ sinh sản trong được khoảng mười hai năm. Nhưng mà thời gian mình khai thác tốt nhất là được từ bốn đến năm năm.

Chọn theo đặc điểm

Quan trọng là việc lựa chọn giống ban đầu khi bà con nuôi. Nên chú ý khi đi mua giống nhìn vào con chim khỏe mạnh, to, đuôi dài, cánh dài. Lật ngược con chim lên, ở phần lườn của nó bà con nhìn thấy nở ra. Nói chung tổng quát nhìn con chim nhanh nhẹn, không bị già quá.

Khi mua chim bà con chú ý nhìn ở phần giữa gốc mỏ và ở phần gót chân. Bà con để ý xem có bị chai chưa, trắng bệch ra chưa. Nhiều khi mà những con chim già quá thì những phần đó sẽ bị chai nên bà con chú ý.

Những con chim từ một cân rưỡi đến một cân bảy là sinh sản tốt nhất. Còn loại từ cân chín đến hai cân đổ lên là sinh sản hơi kém hơn. Có những cặp còn không sinh sản luôn, thường những cặp hai cân như vậy chỉ để làm kiểng hoặc thịt thôi.

Giống chim bồ câu gà màu vàng rơm và nâu đỏ là hai màu ưa chuộng nhất.

Lưu ý khi lấy chim giống về

Mua chim về thì tốt nhất là nên thả vào những chuồng to ra. Để chúng có đủ chỗ sẽ phối và sinh sản tốt hơn. Con nào mà thấy đạp khó khăn quá thì có thể cắt bớt lông đuôi để nó đạp dễ đậu trứng hơn. Bởi nuôi chim này cũng rất dễ nên bà con cần chú ý như vậy.

Nên xem:   Kinh nghiệm chăn nuôi cừu cho hiệu quả cao

Lưu ý khi bà con mới lấy chim ở đâu về cũng thế về thì không cho uống nước ngay hoặc ăn ngay. Để cho nó nghỉ một tiếng hai tiếng rồi mọi người cho uống nước. Thì chim nó mới khỏe được, không bị đau bụng.

Bà con mà mua về phát cho uống nước luôn hoặc ăn luôn nhiều khi có con đau bụng. Có con bị tiêu chảy hay có thể là chết luôn. Do đó phải chú ý, khi mới mua chim giống về bà con phải nấu một nồi nước sôi. Cho một chút xíu muối vào xong bắt đầu cho nó nghỉ hai tiếng, rồi mới chế nước cho uống.

Việc nấu nước như vậy để loại bỏ vi khuẩn, chim uống không bị lạ nước. Chứ mà chim gửi đi xa về cho uống nguồn nước lạ cũng dễ bị đau bụng lắm.

Kỹ thuật đơn giản nuôi chim bồ câu Gà

Hướng dẫn cách cho người mới tập nuôi chim bồ câu

Cách chọn chuồng nuôi bồ câu gà

Thứ nhất là chuồng nuôi như các bạn thấy thì loại bồ câu gà này là to nhất nhì trong các loại bồ câu luôn. Thì cái chuồng mình cũng phải làm to ra, to hơn mấy loại chuồng khác. Theo kinh nghiệm làm chuồng thì chiều dài của nó là một mét còn chiều ngang là bảy mươi phân.

To như vậy thì mới đi đẻ được nhiều, loại chuồng mà năm mươi vuông thì hơi hẹp. Khiến nhiều khi các cặp bồ câu nuôi cả năm trời không đẻ luôn. Ở bên dưới sàn lót các tấm có đục lỗ để thoáng và phân rơi dễ vệ sinh. Xung quanh thì làm lưới, có thể là lưới bốn mươi. Bởi chim này to nên không thể chui ra ngoài lưới được.

cach nuoi bo cau ga

Về chuồng nuôi bồ câu gà sinh sản tại nhiều người nuôi trong chuồng bé thứ nhất là nó không đẻ. Nó hẹp quá nên đạp không được, hoặc là đạp nhiều khi ra tỉ lệ thành công kém. Nên là tốt nhất nên làm chuồng dài một mét ngang bảy mươi phân.

Nếu có điều kiện hơn thì làm rộng hơn cũng không sao cả, đẻ vẫn rất là tốt luôn. Chuồng hẹp nhiều khi mình đi ra vào hoặc có khách tới xem. Chim nó nhảy lên nhảy xuống là vỡ hết trứng luôn, hao hụt nhiều. Riêng về bồ câu Thái thì năm mươi vuông là được rồi còn bồ câu gà thì nó phải rộng hơn.

Chọn rổ đẻ

Rổ đẻ thì các bạn nên làm bằng gỗ to to ra một xíu, lót rơm bên trong. Thứ hai nữa là rổ đẻ mình để dưới thấp thôi, tốt nhất thì mình nên để dưới sàn. Nhiều khi chim bồ câu gà rất hay đẻ dưới sàn. Làm cao quá thì số trứng giữ được rất là ít luôn.

Nhiều khi chim nó bay lên làm vỡ, do vậy hao hụt rất là nhiều. Làm ở thấp thì chim nó đi đẻ tiện hơn, và sự hao hụt của trứng cũng giảm bớt đi. Chim lúc nhỏ cho đến mới lớn thì nên nuôi quần thể. Còn khi nào nó đủ tuổi bắt cặp thì mới tách ra nuôi riêng.

Nên xem:   Cách nuôi bọ cạp, bọ cạp ăn gì? Đẻ con hay đẻ trứng?

Ổ đẻ thì mình cũng phải làm rộng ra một chút chứ còn hẹp quá nhiều khi hai con đều ấp luôn. Nó giành nhau ấp nên cũng có nguy cơ vỡ trứng.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi bồ câu gà tại nhà.

Cách ấp trứng chim bồ câu gà

Cách nuôi bồ câu gà cho nó đẻ và ấp nở như thế nào là hiệu quả nhất.

Tỷ lệ ấp và đạt trứng được khoảng 80 %. Khi mà bồ câu gà đẻ được trứng đầu và trứng hai. Trong quá trình ấp nhận thấy nó bị giậm trứng vỡ. Và khi ấp nở con ra thì cũng đạp con chết. Vì vậy có cách để khắc phục vấn đề đó.

Tách trứng ấp riêng

Thứ nhất là khi bồ câu đẻ được một trứng đầu các bạn có thể dùng trứng giả. Trứng này ngoài thị trường bán khoảng năm ngàn một trứng. Khi mà nó đẻ được trứng đầu, các bạn lấy trứng thật ra và để trứng giả vào. Tiếp tục lần lượt với các trứng sau đó, quả giả luôn luôn đặt ở trong ổ.

Nếu như nhà ai mà có máy ấp trứng thì cũng rất tốt. Ta nên ấp bằng máy bởi vì sao? Tại trong lúc con bồ câu gà nhảy lên nhảy xuống ấp thì nó sẽ giậm phải trứng làm bể. Theo kinh nghiệm rất nhiều người nuôi cho thấy như vậy.

Thêm nữa là lông ngực của nó dày quá cộng với khối lượng lớn. Thì nó ấp trứng kín quá, làm cho trứng nóng quá, bị xác trứng. Như thế thì nó cạy mỏ được nhưng mà không bung được vỏ ra ngoài. Dẫn đến con bồ câu chết ngợp ở trong trứng luôn.

Do chúng nuôi con bằng sữa diều, nếu như không ấp thì sữa diều không tiết ra được. Thiếu như vậy thì con non sẽ bị còi, chậm lớn, cho nên ta vẫn phải dùng trứng giả để ấp. Khi ấp bằng máy đến lúc trứng nở ra rồi thì các bạn lấy trứng thật đó bỏ vào rổ. Lưu ý là lấy cả con và cả vỏ trứng bỏ vào rổ luôn cho nó nuôi con.

cach nuoi bo cau ga

Cho bồ câu Pháp ấp thay

Trong quá trình nuôi thì vẫn có thể xảy ra nó giậm con chết nữa. Và nó ấp úm con thì sẽ làm bị ngạt, cho nên là ta sẽ có phương án nữa. Đó là đem trứng thật của nó cho con bồ câu Pháp ấp và nuôi con. Về bồ câu Pháp thì bạn cũng biết rồi, nó ấp và nuôi con rất tốt. Hiếm lắm thì con nó mới bị thất thoát một hai con thôi.

Một cặp bồ câu gà thường thường sẽ đẻ hai trứng thôi. Nên nếu có vỡ một quả thì cũng rất là uổng rồi.

Máng ăn và thức ăn cho bồ câu gà

Thứ hai là về máng ăn thì các bạn nên chọn những hũ có miệng vừa phải, đế rộng và nặng. Để chim đỡ làm đổ được, rất hợp với những người có ít thời gian. Ta có thể trộn thức ăn gồm cám, lúa, ngô và gạo lứt. Cám thì ta sử dụng ít thôi, chủ yếu là ta dùng gạo lứt và hai loại kia.

Nên xem:   Cách làm chuồng nuôi dông? Loại thức ăn?

Chú ý để thêm một máng nhỏ nữa để cát sạn và than đá đã được nấu chín. Để cho ăn thêm cho đủ khoáng, các trại nuôi bồ câu lớn thì sẽ cho uống nước pha với khoáng. Nếu nuôi nhà thôi thì các bạn cho ăn thêm như vậy là cũng được cho tiết kiệm. Nhiều khi các bạn muốn cho nó ăn thêm muối cũng có khoáng luôn, các bạn trộn vào cùng với thức ăn bình thường.

Nguyên nhân bồ câu không đẻ

Tại sao nuôi chim được sáu tháng rồi mà vẫn chưa thấy nó đẻ?

Đó là do những con chim của bạn bị thiếu chất hoặc là chuồng của các bạn bé quá chim nó không đẻ được. Với vấn đề thiếu chất thì các bạn nên mua cám gà đẻ về cho nó ăn, ở trong cám gà đẻ thì nó đầy đủ các chất luôn.

Mua về mình trộn thêm bắp, gạo lứt, lúa mì. Nếu mà có lúa mì thì càng tốt mà không có thì cũng không sao đâu.

Dấu hiệu bệnh ở chim bồ câu gà

Bồ câu gà nằm im một chỗ

Chim bồ câu gà bị bệnh nằm im một chỗ, kém hoạt bát, không gù. Quan sát kỹ sẽ thấy nó ủ rũ, khi ta đổ thức ăn vào thì cũng không thấy ăn. Quan sát thấy phân màu đen thui cục, rất hôi, chim nằm một chỗ ít vận động. Đó là những dấu hiệu cho thấy con chim không bình thường.

Ta sẽ mua thuốc về, với con bị bệnh thì nhỏ bốn giọt. Con nào không bị bệnh thì ta nhỏ hai giọt để phòng ngừa. Về thuốc thì ta có thể hỏi tại các hiệu thuốc thú y sẽ có. Ví dụ như là thuốc quinocoli, điều trị các bệnh trương diều, xù lông, xã cánh, phân xanh, phân trắng, ủ rũ… trên chim, , vịt.

Như vậy thì bạn nào đang nuôi chim tại nhà mà thấy có tình trạng ủ rũ, ít ăn. Có thể tham khảo cách điều trị như trên, cũng chỉ khuyến cáo kinh nghiệm này với các bạn nuôi một hai cặp chim chơi cảnh thôi. Với những hộ nuôi bán quy mô lớn thì phải xử lý theo hướng khác.

Chim sẽ thường bị như vậy khi thời tiết đang nắng lại tự nhiên chuyển mưa. Kiểu như thời tiết thay đổi đột ngột mà con chim không thít nghi kịp. Như vậy ta có thể quan sát và chủ động phòng tránh sớm được. Tránh để tình trạng diễn biến nặng hơn, xử lý như vậy thì chỉ cần một hai hôm là lại tươi trở lại.

Tổng quát lại, ta chỉ cần chú ý đến một số vấn đề về chuồng, tách cặp, ấp trứng. Áp dụng kinh nghiệm như chúng tôi đã chia sẻ chắc chắn sẽ xử lý được. Chúc bà con thành công với cách nuôi chim bồ câu gà.

Theo: Thủy Tiên

4/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận