Những điều cần biết khi nuôi chim bồ câu

Để việc nuôi chim bồ câu cho năng suất cao, ngoài việc chú ý đến chất lượng con giống, hệ thống chuồng trại, chế độ ăn cũng như cách nuôi dưỡng chim sao cho hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là thông tin chi tiết mà các bạn có thể tham khảo.

1. Lựa chọn con giống

Để nuôi chim bồ câu mang đến hiệu quả kinh tế, việc chọn con giống là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bạn nên chú ý những con khỏe mạnh, lông mượt, không có dị tật và hoạt động lanh lợi.

Nếu chọn mua chim để làm giống, bạn nên lựa tuổi từ 4- 6 tháng tuổi. Thực tế, việc phân biệt chim trống và chim mái khá khó, vì vậy bạn có thể xin ý kiến của những chuyên gia có kinh nghiệm là tốt nhất.

  • Kỹ thuật nuôi bồ câu gà cho năng suất cao
  • Bệnh đóng dấu heo – nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
  • Làm giàu từ chăn nuôi heo đen (heo mọi)
  • Máy xay bắp – lựa chọn giúp việc chăn nuôi trở nên nhàn hạ
  • Hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu trên cây trồng

2. Chuồng nuôi chim bồ câu

Chim bồ câu là loài vật ưa thẩm mỹ nên khi xây dựng chuồng bạn cần chú ý đền điều này. Bạn nên bố trí chuồng ở những nơi khô ráo, thoáng mát và đảm bảo yên tĩnh. Để đề phòng sự xuất hiện của mèo hay chuột phá hoại, bạn nên bố trí chuồng có độ cao và kín đáo.

Nên xem:   Nguyên nhân thỏ bị chướng bụng tiêu chảy

Với chuồng nuôi chim bồ câu cá thể dành cho loại dùng để sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi, bạn nên thiết kế chuồng bao quanh bởi lưới sắt là phù hợp nhất. Mỗi cặp cần phải có đầy đủ các dụng cụ như máng nước, máng đựng đồ ăn cũng như ổ bằng rơm hoặc nhựa.

Với chuồng nuôi chim bồ câu quần thể, bạn cần chú ý đến số lượng chim để thiết kế kích thước sao cho phù hợp nhất với mật độ nuôi khoảng 6-8 con/m2 .

3. Các vật dụng đi kèm

– Ổ đẻ:

Trong quá trình nuôi chim bồ câu, do chim có thể sinh sản trong giai đoạn nuôi con nên bạn cần phải bố trí 2 ổ đẻ trong chuồng. Cách thiết kế phù hợp nhất là ổ ấp trứng đặt ở trần trên, ổ để nuôi con đặt ở tầng dưới. Kích thước của ổ nên là 20 cm – 25cm và chiều cao khoảng 7cm – 8cm.

– Máng cám:

Máng cám cần phải được đặt cân đối, tránh việc chim phải với lên để lấy thức ăn. Bạn chỉ nên cho số lượng thức ăn phù hợp, không nên cho quá nhiều gây lãng phí. Kích thước máng cám phù hợp là có độ dài khoảng 15 – 17 cm, chiều rộng khoảng 5 – 6 cm.

– Máng nước:

Máng nước để nuôi chim bồ câu cần phải được thiết kế sao cho dễ làm vệ sinh nhất có thể bởi nếu nguồn nước không sạch, chim có thể mắc phải một số bệnh như tiêu chảy… Nước dành cho chim phải là nước sạch, bạn có thể bổ dung vitamin và kháng sinh vào nước để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho chim.

Nên xem:   Tác dụng của việc cho gà uống mật ong ngâm tỏi

– Máng đựng thức ăn bổ sung

Do áp dụng phương pháp nuôi chim bồ câu theo phương pháp công nghiệp nên việc bổ sung cho chim một số thức ăn như chất khoáng, sỏi, muối ăn là điều vô cùng cần thiết. Kích thước của máng đựng thức ăn cũng tương tự như hai loại trên.

 4. Chế độ ăn cho chim 

Khi nuôi chim bồ câu, bạn hãy cho chim ăn các loại thức ăn như lúa, bắp, gạo,… Những thực phẩm này cần đảm bảo sạch sẽ, không mốc giúp chim hấp thụ tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn nên bổ dung thêm sỏi, muối ăn để chim có thể tiêu hoá thức ăn hiệu quả.

Bạn chỉ nên cho chim ăn 2 lần 1 ngày vào sáng sớm và đầu giờ chiều. Giờ ăn của chim nên cố định cũng như khối lượng thức ăn cần phải dựa vào đặc tính của từng loại chim.

Từ khóa tìm kiếm

  • chim bo cau
  • nuoi chim bo cau
  • kỹ thuật nuôi chim bồ câu
  • cách nuôi chim bồ câu nhốt
  • bồ câu ăn gì
  • thuc an cho chim bo cau
  • ky thuat nuoi bo cau
  • lua de cua chm bo cau
  • nuôi chim bồ câu nhốt
  • chim bồ câu
Rate this post

Bài viết liên quan

One Response

  1. Ban van Định
    11 Tháng Năm, 2020

Thêm bình luận