Quy trình chăm sóc dê đẻ hiệu quả

Để nuôi dê mau lớn ta chắc chắn phải có con giống tốt. Một khâu ảnh hưởng tới con giống là quy trình chăm sóc dê đẻ. Vậy chăm sóc dê đẻ cần chú ý vấn đề gì, xin chia sẻ chi tiết tới bà con qua bài viết sau.

Chăm sóc giai đoạn dê mang bầu

Thời kỳ mang bầu của dê quan trọng quyết định sự tăng trưởng của dê con về sau này. Dê nó đẻ mau lớn, chậm lớn đều do công tác chăm sóc dê mang bầu.

Dê phối giống đến 22 ngày chưa thấy đòi lại, xác định kết luận đã đậu. Ta sẽ tách riêng ra một chỗ để cho ăn chế độ riêng. Vì công tác chăm sóc dê đẻ này ảnh hưởng đến dê con phát triển sau này.

Thời kỳ đầu dê sẽ ăn nhiều hơn thông thường vì phải nuôi lẫn cả dê con. Bà con phải đảm bảo nguồn cấp cả xanh và tinh để cho nó phát triển tốt. Đồ xanh là lá mít, lá keo,… chưa có thì cho dê nái ăn cỏ.

cham soc de de

Bên cạnh đó thì bổ sung cám, thuốc bổ định kì, cám trên thị trường có lắm loại. Chưa có kinh nghiệm bà con lựa cám bò thịt, cám heo con cũng được. Ở gần nơi sản xuất bã đậu cho ăn thêm cũng được.

Lúc gần đẻ thì cần xếp sang khu riêng để tránh tình trạng giẫm đạp dê con. Nhiều khi dê tơ đẻ xong chẳng nhận ra con nó, bỏ đi. Đẻ ra ta chùi sơ miệng thôi, để lại một chút nước cho con nái làm nốt, biết là con nó thì dê mẹ sẽ cho bú.

Thời kì dê mang thai bà con cũng cần cho dê nái đa vitamin và khoáng muối. Đều là những thứ cần cho dê con sau này.

Chia sẻ một số vấn đề về dê đẻ và cách chăm sóc dê con mới đẻ như thế nào cho tốt.

Chăm sóc dê đẻ

Đầu tiên chúng ta phải chuẩn bị vài thứ như khăn sạch, lót sạch. Lúc mới ra phải lau miệng và lỗ mũi để nó thở, tránh lau nhiều quá. Người nuôi dê kinh nghiệm chia sẻ lau nhiều không tốt, chỉ dừng lại ở mức dê thở được thôi.

cham soc de de

Còn lại ta để cho dê liếm sạch hơn, để cho quen mùi. Lau nhiều quá dê dễ bỏ về sau không cho bú. Ta đi chuẩn bị vài thuốc, sát trùng, một cái giỏ lúc liếm xong ta cho vào. Tránh dê con bò lung tung và bị đạp.

Giỏ nhựa cao tầm bốn năm chục cm, đủ rộng để dê con quay qua quay lại trong đó. Giỏ có lỗ để nếu dê có đái thì thoát được, trong đó ta để bao tải lót hoặc rơm, lá chuối khô. Nửa tiếng sau cho nó bú được.

Nên xem:   Hiện tượng lạ... thỏ cắn và ăn lông nhau

Bà con dùng Iodin 10% sức vào cuống rốn của dê con. Trước đây nhiều người hay chỉ nhau buộc cuống rốn, nó hay bị sưng chỗ đấy. Để vậy không buộc nó sẽ teo lại dần, quan trọng là mình phải khử trùng cho sạch.

Tiếp tục là thuốc Han Prost để cho con dê mẹ ra nhau nhanh và phòng trường hợp sót nhau ở trong. Liều lượng hay là hai ml cho dê tầm năm chục ký. Nếu nhỏ cân thì chỉ cần xài 1ml được rồi.

Chuẩn bị rồi thì ta cố định dê mẹ lại bằng cách buộc rồi mới chích. Để phòng chích nó đau quá, giật mình đạp, giãy dính dê con. Hay chích ở vị trí bắp thịt mông hoặc dưới da cổ vai.

Cách cho dê con bú

Thời điểm dê đẻ nửa giờ thì mình đưa nó bú sữa đầu. Các bác chú ý phải vệ sinh đầu vú xong mới để nó bú. Khi được bú sữa đầu thì dê sau này sẽ phát triển tốt, ít bệnh hơn.

Bà con cho mỗi con bú một vú như thế sẽ hiệu quả hơn. Dê con mà chưa chịu bú ta phải kéo vào bắt cho bú. Cho từng con bú một cũng được, mất độ hai hôm là chúng ta tập cho nó bú quen đi. Tại vì còn nhỏ nó còn chưa thạo bú, chẳng biết vú ở đâu. Bởi thế ta cần phải can thiệp bắt nó bú đều.

Trường hợp dê không cho bú thì ta cột nó lại, trườm khăn ấm cho bầu vú mềm. Xoa bóp nhẹ cho dê con bú, lúc mới đầu thấy nhột nó thường đá dê con ra. Nên chúng ta tiến hành nặn cho ra sữa hai bên vú. Rồi đưa dê con và giữ để nó bú, quen rồi mới thả tự do.

cham soc de de

Sau vài hôm nó chạy theo mẹ, nhận thức ra đâu là nguồn sữa rồi, tự động dê con tự bú ngon lành.

Dê mới đẻ tiêm thuốc gì?

Sau khi dê đẻ xong thì bà con cần kiểm tra cái rau nó ra hết chưa. Nếu mà chưa ra thì chúng ta cần kích thuốc cho nó ra nhau. Dê đẻ xong ta chích thuốc chống viêm bio dexazine 2ml, được như vậy thì dê mẹ sẽ đỡ bị viêm vú.

Dê con được ba hôm thì tiêm sắt để khỏe hơn và tăng trưởng tốt hơn.

Dê đẻ xong thì hai ba hôm đầu bà con đừng để ăn cám vội, điều này khá nhạy cảm. Vì con dê còn nhỏ lúc nó ra sữa nhiều thì bú không hết, từ đấy dễ gây viêm vú. Chủ yếu mới đẻ xong ta để ăn lá cây nhiều là được, lá keo, lá mít cho ổn định.

Nên xem:   Xử lý khi dê bị bệnh viêm lở mồm truyền nhiễm và nhiễm khuẩn kế phát

Độ bốn hôm thì bà con cho dê đẻ tinh bột với độ vừa phải. Và ta thêm nhiều dần theo độ tăng trưởng của dê con.

de con

Thời điểm này ta cũng chú ý để mắt dê con xem bú không còn xử lý. Ta thấy con nào con nấy dành bú cứ để tự nhiên.

Dê cái tơ đẻ mấy con?

Chia sẻ với mọi người chăm sóc dê đẻ ra sao đạt hiệu quả. Bác nào có dê sinh sản để thức ăn đủ, chuồng nên sạch một chút. Có thể một hôm lên dọn một lần vì có thể nó kéo những cành cây vô trong.

Nuôi dê nhiều bạn đầu tư mạnh hơn cho ăn cám, đương nhiên sẽ tốn chi phí nặng hơn. Thúc bằng cám thì dê mau lớn.

de sinh san

Dòng dê sinh sản bà con nuôi lứa đầu hầu như chỉ ra một con, rất ít khi ra hai. Trừ khi tướng con nào đột biến, khung to chứ còn Boer lai,… Chung chung phải lần hai trở đi phát triển hơn, phi ra thì mới sinh hai con, dê con cũng to hơn.

Những con dê cái tơ thường đẻ một con, nếu bà con chăm sóc tốt có thể là hai. Tuy nhiên để có hai hay ba con thì khá ít. Lúc lên giống bà con cho trễ một tí sẽ được nhiều con hơn. Để có được dê con phẩm chất tốt thì cấn có giống tốt bà con cần chú ý ngay từ khâu chọn dê giống.

Chăm sóc dê đẻ trước và sau sinh

Trước sinh

Để chăm dê mới đẻ phát triển tốt chúng ta cần chăm từ thời điểm mang bầu. Phối xong cần ghi lại từ đó căn trước hôm nào đẻ. Thời điểm bầu bà con chăm kĩ đến sinh đủ sữa dê con bú.

Vậy trước và sau sinh phải chăm sóc dê đẻ thế nào?

Trước sinh một tháng bà con phải giảm lượng tinh bột. Nhằm hạn chế sữa xuống quá nhiều mà tích tụ trong bầu chưa tiêu thụ.

Quá trình dê đẻ bà con cần phải để ý nó, có biểu hiện kêu, cào chuồng, đi lại nhiều. Nhìn bầu vú thấy căng, hoa nở căng ra. Khi đó bà con cần chú ý nó và can thiệp khi dê đẻ.

Dê cần có chuồng riêng, chật thì có thể ghép hai dê gần đẻ cùng nhau. Dê đẻ xong phải để dê liếm qua để nhận con. Nhiều con không thấy mùi nên không nhận con, lau trước liếm để lưu lại mùi giúp nó nhận biết. Nhiều bà con để dê liếm xong rồi lại lau kĩ lại thì nó cũng không nhận được.

Làm như vậy tránh tình trạng dê mẹ khó tính không cho bú.

Sau sinh

Với thao tác cắt rốn thì cần vuốt ngược lại vào bụng rồi mới cột lại, cắt cách hai cm. Hoặc để vậy bảy tới mười hôm nó cũng tự rụng, tuy nhiên cần sát trùng sạch.

Nên xem:   Điều trị cho dê bị nhiễm giun sán và thiếu dinh dưỡng

Dê mẹ sinh hết con bà con xem xét rau đã ra hết chưa, hết rồi thì quá tốt, ta chích kháng viêm cho nó. Tình huống chưa ra hết trong một hôm thì tiêm thuốc kích.

Dê sinh được nửa tiếng bà con vệ sinh vú của nó, sắp sửa cho bú. Ta nặn cho một chút sữa rích ra để cho sữa được thông. Rồi sẽ đưa dê vào bú, cứ một dê một vú tốt hơn. Các bác đừng để một dê hai vú luôn thì nó sẽ mất sữa đầu đi.

Dê con được mười hôm ta có thể chích sắt để nó phát triển tốt.

Tới bốn tuần thời điểm dê con biết ăn, bà con phải chỉnh ăn tăng lên. Vì sữa lúc này ít lại nên dê nái ăn tăng lên để bù.

Tháng thứ hai dê con nhai ổn rồi bà con tiến hành tập để chúng ăn cám. Dê vừa ăn lá, vừa bú sữa sẽ lớn rất mau. Cám ta cho cám nuôi gà hay cám nuôi bò cũng ổn. Thời gian này ta cũng chích thêm thuốc bổ và thuốc giun cho dê mẹ vì nó chuẩn bị lên giống lại.

Chích thuốc xổ lãi trước rồi vài hôm sau mới đến thuốc bổ. Sau khi lên giống thì ta không cần chích xổ lãi nữa. Vì dê có bầu mà chích xổ lãi rất dễ bị sảy.

Cho dê ăn gì nhiều sữa?

Chăm sóc dê đẻ là quan trọng, tại sao lại nói vậy? Vì dê mẹ khỏe mới nhiều sữa, dê mẹ khỏe mới mau động dục lại. Chăm dê đẻ cũng chẳng quá phức tạp, nếu nuôi bán chăn thả thì ta vẫn thực hiện bình thường.

Để nhiều sữa cho dê con, ngoài việc cho đủ cỏ, lá. Tức đảm bảo nó no về mặt thức ăn xanh. Ta cần bổ sung thêm một loại nữa để nhanh hồi sức. Đó chính là cám công nghiệp, vậy thì cho ăn loại nào và bao nhiêu?

Bà con xem thử loại cám heo nái nuôi con nếu không có cám dê. Chúng ta cho ăn hai lạng tới ba lạng mỗi con mỗi hôm. Bởi về tiêu hóa dê không hợp với đồ ăn tinh bằng lợn.

Cắt sữa cho dê

Cắt sữa cho dê trong trường hợp cho ăn nhiều quá hoặc bán dê con dẫn đến tình trạng dư sữa.

Giảm khẩu phần ăn thức ăn tinh, nếu căng quá hai hôm đầu vắt hai cữ. Sau đó giảm xuống 1 cữ rồi thôi hẳn. Có thể cho kháng sinh để giảm nhưng không tốt.

Như vậy bất kể nguồn dê thịt hay dê sinh sản đều trải qua bước chăm sóc dê đẻ. Thực hiện tốt là người nuôi dê yên tâm về nguồn con giống. Kết hợp với kỹ thuật nuôi dê chúng tôi giới thiệu chắc chắn thắng lợi.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận