Nuôi dê sinh sản cần biết những điều này

Nuôi dê sinh sản thế nào là đúng, chia sẻ chung cho bà con mới vào nghề chăn nuôi dê sinh sản. Xin mời tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Làm chuồng nuôi dê sinh sản

Có rất nhiều các bác quan tâm đến vấn đề nuôi dê. Căn bản thì lại vẫn chưa phân biệt được cách thức làm chuồng nuôi dê sinh sản và vỗ béo khác nhau như thế nào. 

Với chuồng quy mô nuôi một trăm dê sinh sản thường chia làm hai dãy, ở giữa làm lối đi. Một ô nái đẻ chia tiếp ra chuông nái đẻ, chuồng hậu bị, chuồng cai sữa, ô đực giống và ô cho dê nhỏ. Đầy đủ so với một trại nuôi dê sinh sản.

nuoi de sinh san

Ô hậu bị tùy vào quy mô của gia đình mà với ví dụ sẽ chia ra dài tám mét, ngang năm mét. Như vậy mỗi ô được bốn chục mét vuông. Và mật độ để nuôi dê sinh sản tối ưu nhất hai mét vuông mỗi dê.

Một ô như vậy sẽ nuôi được hai mươi con hậu bị sinh sản. Ta có thể thả vào một con đực cùng hai mươi con hậu bị vào một ô như vậy.

Thời gian mang bầu độ 150 hôm, sau đó có nghĩa là tầm năm tháng. Tầm còn một tháng rưỡi đến một tháng thì ta sẽ nhốt qua một ô dưỡng.

Những con mà còn một tháng nữa đẻ thì ta sẽ nhốt riêng ra qua ô dưỡng. Để mà tránh những con dê đực và con khác húc vào gây động thai, đẻ non. Làm giảm thiểu tỉ lệ bị hỏng thai.

Lưu ý cho dê đẻ

Khi mà sắp đẻ ta sẽ lùa dê mẹ sang ô đẻ, ô này có chiều dài ba mét và chiều rộng hai mét. Mỗi ô sáu mét vuông như vậy ta sẽ nhốt được một đôi dê đẻ. Mỗi ô đều có thùng ủ ấm và có bóng điện sưởi.

nuoi de sinh san

Trong ô đẻ thì cũng cần lưu ý làm khoảng cách giữa các song thành ô ngắn lại, nhất là ở phần gần sàn. Từ tám đến mười cm để mà phòng tránh con dê non đẻ ra chui qua những khe đó.

Chúng ta dùng máng tôn hay ống pvc làm máng ăn cho dê. Cắt đôi ống pvc 300 và khi lắp cần để đầu phía bên ngoài cao hơn tạo thành độ dốc. Để khi dê ăn thì nó sẽ không ủi cỏ, cám của chúng ta lọt ra bên ngoài được.

Trong những chuồng hậu bị khi mà phối rồi thì khả năng chúng ta sẽ nhốt riêng những con đực ra đây. Khi mà phối rồi hoặc trường hợp húc nhau hay quây trong chuồng thì ta sẽ nhốt riêng. Để an toàn cho đàn dê tối đa.

Nên xem:   Quy trình chăm sóc dê đẻ hiệu quả

Sàn chuồng

Ở dưới sàn thì ta đóng toàn bộ bằng gỗ, là các thanh tròn đường kính bốn phân. Nếu nhà điều kiện thì làm các thanh gôc hình vuông. Và khoảng cách các thanh là một phân rưỡi để phân dê nó lọt xuống dễ dàng.

Gỗ tròn có nhược điểm là móng dê nó hay bị cong. Và sau một thời gian thì nó sẽ bị vênh, kém bền hơn thanh gỗ vuông.

Chiều cao từ sàn nuôi dê sinh sản tới mặt ít nhất một mét hoặc một mét hai. Còn nếu có điều kiện thì làm cao lên khoảng hai mét thì nó sẽ rất là tốt.

nuoi de sinh san

Về nấm uống, bà con dùng ống pvc để làm nấm uống hoặc có những bát uống trên thị trường hiện nay. Làm mỗi chuồng những bát uống tự động cho dê thì nó sẽ hiệu quả hơn.

Về các vách thì làm bằng song sắt thì lại càng chắc. Còn nếu tiết kiệm hơn thì ta làm bằng gỗ cũng được.

Về kết cấu phía dưới sàn hoàn toàn được đỡ những trụ bê tông, gác bằng các đà gỗ 48. Làm cao thì phía dưới sàn sẽ thoáng mát, dê không bị sổ mũi và đau mắt. Nếu như làm thấp quá thì phân xông lên trên làm dê dễ bị bệnh.

Nuôi dê nền đất có được không?

Có nhiều người hỏi nuôi dê dưới nền được không? Câu trả lời thì vẫn là được nhưng mà sẽ không đảm bảo vì con dê tập tính sạch sẽ, khi mà ô nhiễm quá thì nó lại có nhiều bệnh. Lúc đó sẽ lại tốn kém trong quá trình chữa bệnh cho dê.

Về phần mái nếu làm trại năng lượng phía bên trên đã có những tấm chắn rồi nên không cần làm cao hẳn nữa. Nếu không ta cần phải có lót lớp cách nhiệt. Và cao một chút thì dê mới không bị nóng.

Nuôi một dê đực với bao nhiêu dê cái

Đầu tiên là nuôi ba con nái, về chung cũng chưa nên nuôi đực. Còn nếu có nuôi với ba con nái bầu xong là mình nên nhốt riêng lại. Vì để mình nó giữ ba con dê cái là dư lực quá, nhiều khi có bầu nó vẫn quần là vẫn sảy thai nhiều.

nuoi de sinh san

Về nuôi dê sinh sản một đực tối thiểu phải sáu cái trở lên và hai mươi cái trở về. Bởi dê đực rất là sung, thậm chí ba chục dê nó cũng kham được. Nó không lên đồng loạt được mà lên từ từ.

Nếu nuôi hai mươi lăm tới ba mươi con cho một đực, nếu có sơ sót mà mình bỏ qua là nó đẻ chẳng đều. Nên nuôi thêm một con hậu bị. Tại vì con dê đực đa số mười lăm tháng nó có một thời kì thay lông làm biếng nhảy.

Mà gặp dê đực đang thời kì đó thì nhảy không xuể, có nhiều người không biết thấy vậy bán dê luôn. Làm sao để mỗi hôm lên hai con là tốt nhất. Nếu tới các con tiếp theo trong ngày thì sẽ kém hơn.

Nên xem:   Hiện tượng lạ... thỏ cắn và ăn lông nhau

Nuôi dê sinh sản cho ăn dây bình bát sẽ rất dễ đẻ lại mát sữa nữa.

Kỹ thuật nuôi dê sinh sản hiệu quả

Nuôi dê chờ tách con xong mới bỏ bầu, như vậy thì lâu lắm. Tại vì con dê nó mang bầu vừa cho con bú là bình thường nhé.

Nhiều bà con bắt đầu đa số cứ một lồng một con, như vậy thì không có hiệu quả. Tại vì một là con dê lên giống mình không hay, để như vậy là con dê nó lâu lên giống. Thêm nữa là lại chờ tách con rồi mới cho con dê lên bầu.

Chỉ cần một đến hai lồng nuôi chung cũng ổn rồi. Khi dê đẻ độ một tháng thì chúng ta cho đực vào nuôi chung luôn. Nó dí khoảng mấy hôm mà chưa thấy lên thì lại nhốt riêng con đực ra.

Ba bốn ngày sau lại thả vào tiếp, cứ kích vậy mấy lần là con dê tháng rưỡi lại vô bầu. Tranh thủ được như vậy thì sẽ rất đỡ, mười ba tháng nó đẻ hai lứa đều re. Chờ tách sữa cũng tăng cao nguy cơ viêm vú.

Nếu cứ chia ra các lồng mét rưỡi thì con dê ăn yếu, lại còn phí đồ ăn hỏng. Còn cho chung vào một lồng như vậy thì chúng giành nhau ăn luôn. Làm cũng đỡ tốn tiền hơn.

Chăm sóc dê sinh sản sao cho hiệu quả

Bởi có những con hay kéo cành cây vào chuồng khi ăn nên ta cần dọn thường xuyên. Ví dụ là một ngày một lần.

Về nuôi dê sinh sản ta chủ yếu là nguồn thức ăn, các bác đầu tư mạnh thì ta cho ăn cám. Nhưng mà đi đôi với điều đó thì ta tốn chi phí nặng hơn.

Còn nếu không thì ta chỉ cho ăn cỏ lá thôi. Các bạn muốn dê nhanh lớn ta cho ăn cám sẽ rất nhanh, chỉ thúc vừa vừa thôi.

Với các dòng chung chung như dê Bo thì lứa đầu nó chỉ đẻ một con thôi, con gầy. Sang các lứa tiếp theo thi mới đẻ lên hai con được.

Thức ăn cho dê sinh sản thì phải có thức ăn liên tục trên máng. Và nhớ mua thêm đá liếm để có chất khoáng. Nếu không có bát nước tự động thì cần có xô nước sạch thay mỗi ngày.

Với người nuôi thông thường thì nuôi dê sinh sản hai năm ba lứa hoặc chỉ được hai lứa. Còn nếu như biết cách tách dê nhỏ sớm. Kết hợp với cho ăn đủ chính xác mười ba tháng sẽ dê đẻ được hai lứa.

Chế độ ăn cho dê sinh sản

Nuôi dê sinh sản đến khi đạt được một số kí nhất định từ hai mươi lăm đến ba mươi kí. Thì không bao giờ cho ăn cám nữa bởi vấn đề ở đây không phải là tiết kiệm chi phí. Mà dê bị ú quá thì chất lượng con sẽ giảm.

Nên xem:   Hướng dẫn cách khắc phục dê bị chướng hơi dạ cỏ

Ta chỉ cần cho ăn lá là đủ rồi, riêng với con đực ta tách riêng ra cho ăn cám cũng tốt. Cũng chỉ nên cho ở mức vừa thôi để làm sao đủ giữ thể trạng tránh bị gầy.

Thức cho dê sinh sản chỉ cần cho ăn lá xoan, cỏ,… không cho cám. Thay vì phảo mua dê thúc về chúng ta thúc thì ta nuôi luôn thì bớt đi được khoản giống.

Thông thường nếu là dê tơ thì đẻ được một con. Những con nào thể trạng to khác thường mới đẻ hai con, với những con đẻ hai con thì có thể lời năm đầu rồi.

Nuôi dê sinh sản ta xác định chỉ chắc chắn có lời từ năm thứ hai trở đi. Chậm hơn so với các loại dê thúc và dê thịt nhưng sẽ nhàn hơn. Một ngày ta chỉ cho ăn làm ba tăng, lấy một lần cho ăn cả ngày. Dê nhỏ thì ta cắt nhỏ, dê to thì cho cả cành to cũng được.

Loại thức ăn mà để nuôi dê đạt là cỏ voi lùn hay cỏ lá dứa. Loại này rất thông dụng được bà con nuôi dê tin tưởng. Thân mềm và lâu già hơn những giống khác nên dê rất thích ăn.

Đẻ ra được dê đực ta nuôi đến mức hơn bốn chục ký là ta lời được năm triệu một con rồi. Nếu ta gây được khoảng năm chục con nái là rất yên tâm về kinh tế rồi. Nhiều người còn đi thuê đất để nuôi dê còn có lời. Vậy mà còn có những người nuôi dê bị lỗ, chắc chắc là chưa nắm rõ hết những vấn đề cơ bản trong chăn nuôi dê sinh sản.

Cho ăn nhiều bữa trong ngày

Ta cho ăn làm nhiều lần bởi như thế dê thấy lá mới sẽ ăn nhiều hơn. Nếu như đê lá cũ có khi chúng không ăn. Ta có thể chọn nhiều lá dễ tìm lá sung, lá keo, lá xoan, lá mít,… Mít to thì lột bán múi lấy vỏ cho ăn còn mít nhỏ, mít xơ thì chặt xay cho dê.

Nuôi nhiều hay ít nhắm vào số thức ăn mà ta chuẩn bị, cho ăn đầy đủ thì sẽ thu rất nhanh. Tránh để cho dê gầy bởi vực lại rất mất thời gian. Nuôi dê mà thấy chúng đầy đặn nhìn rất thích, dê gầy rất nhanh nản.

Mùa nắng thì pha thêm C vào nước cho nó uống. Về thời gian ngày ta bỏ ra khoảng hai ba tiếng, tùy theo nuôi nhiều hay nuôi ít.

Nếu như chỉ có độ chục con thì một tiếng là đủ để lấy thức ăn rồi. Nếu như nuôi trăm con thì mất cả ngày, phải thuê thêm cả người cắt cỏ.

So với nuôi hươu, nuôi nhím hay cầy hương thì nuôi dê sinh sản tương đối nhàn. Tuy vậy thì phải tính toán trước để chủ động được nguồn lá cây, cỏ,… đảm bảo vậy thì mới thành công được.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận