Dê ăn gì? thức ăn nước uống cho dê như thế nào?

Dê ăn gì? Thức ăn nước uống cho dê như thế nào?. Đó là những câu hỏi thường gặp đối với người mới nuôi dê. Dưới đây là bài viết giúp bà con giải đáp những thắc mắc và các kinh nghiệm để nuôi dê hiệu quả.

Mô hình chăn nuôi dê hiệu quả

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi mô hình cây trồng và vật nuôi. Thời gian qua, các địa phương đã tích cực tuyên truyền nhiều mô hình chăn nuôi hiệu quả. Trong đó, chăn nuôi dê được nhều hộ gia đình quan tâm. Với vốn đầu tư ít, nhưng hiệu quả lại ở mức khá cao.

Là loại động vật nhai lại ăn tạp, dê dễ nuôi và có khả năng kháng bệnh cao. Bên cạnh đó dê có tốc độ tăng trọng khá cao nên có thể xuất chuồng chỉ sau vài tháng. Mỗi lứa dê mẹ có thể sinh từ 4 – 6 con vì thế số lượng đàn dê tăng nhanh theo thời gian.

Theo thống kê năm 2012, số lượng dê của nước ta gần một triệu hai trăm ngàn con. Riêng ở tỉnh Tiền Giang với tổng đàn là ba mươi hai nghìn con. Là một trong những địa phương phát triển mạnh về chăn nuôi dê.

Nuôi dê thịt

Dê Boer là một trong những giống dê thịt, được nhân giống và phát triển ở châu Phi. Với đặc điểm lớn nhanh và cho sản lượng thịt nhiều hơn các giống dê khác. Tại Việt Nam, dê Boer được lại tạo giữa dê Boer đực và dê Bách thảo thuần Việt Nam. Với loại dê này thì khẩu phần ăn đa dạng hơn dê thuần.

Thức ăn cho dê

Dê là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là lá cây. Dê có thể ăn được cái loại cỏ, lá dâu, lá mít… Ngoài ra dê cần bổ sung các chất tinh bột ngô hạt, sắn bào..

Các loại cỏ dể thích ăn

Một loại thức ăn không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi dê là cỏ voi xanh. Nếu có điều kiện,bà con cắt cỏ non liên tục cho dê. Nếu trồng trong điều kiện tốt, cỏ mọc rất nhanh, không cắt kịp cọng cỏ bị già, dê khó ăn. Trường hợp cỏ bị già quá thì bà con bằm nhỏ thành từng khúc cho dê.

Vào mùa nắng, lá cây ít đi, cỏ là thức ăn cứu cánh cho dê. Khi nuôi dê trong chuồng với số lượng lớn. Bà con nên kết hợp thêm trồng cỏ voi xanh.

Nên xem:   Kỹ thuật nuôi bò thịt nhốt chuồng, cách nuôi bò thịt mau lớn

Lá cây

Dê ăn tạp, nhưng không thích ăn mỗi một loại thức ăn liên tục. Bên cạnh cỏ, lá cây là thức ăn ưa thích của chúng. Nếu chăn thả ngoài tự nhiên, mỗi ngày dê cần tìm kiếm 5kg lá / con. Dê là loài hiếu động, hay chạy nhảy phá phách. Trong quá trình tìm lá có thể phá hoại luôn một số loại cây trồng. Biện pháp tốt nhất là bà con thu thập lá cây cho dê ăn. Dê ăn được tất các loại lá, chỉ cần nó không có độc.

Chất tinh bột

Với các con dê mẹ đang thai nghé, cho con bú, dê thúc thịt xuất chuồng. Bên cạnh cỏ và lá cây nên bổ sung thêm chất tinh bột. Dê ăn được hầu hết các loại ngũ cốc, khoai sắn, bắp, lúa.

Cách chăm sóc dê con 1 tháng tuổi

Dê con một tháng tuổi chưa thể tự kiếm ăn. Phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người nuôi. Dê con thường tinh nghịch, nếu nuôi trong chuồng, hạn chế cho dê con ăn chung với dê lớn. Chúng thường nhảy cả vào máng trong lúc ăn. Dẫm nát hết thức ăn, thải phân vào trong máng. Khiến thức ăn không đảm bảo vệ sinh cho cả dê con và dê mẹ. Vậy dê ăn gì?

Thức ăn của dê con cũng tương tự như khẩu phần của dê mẹ, gồm lá cây, cỏ và tinh bột. Chất lá cây thành đống trước khoảng sân rộng cho dê con ăn tập trung. Cho dê ăn một cách hợp lý và khoa học thì dê mới phát triển tốt.

dê ăn gì

Bà con nên tập cho dê ăn theo khung giờ nhất định. Nếu cho dê ăn không đúng giờ, dê sẽ hay kêu la ồn ào khi có người đi qua. Băm nhỏ các loại thức ăn cho dê dễ ăn. Khi cho dê ăn đợt mới, bà con kiểm tra máng thường xuyên. Nếu thấy thức ăn thừa phải kịp thời dọn dẹp. Dê con ăn thường dẫm đạp, thải lên đồ ăn. Nếu không dọn sạch sẽ khiến dê mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Chuồng trại để lâu không dọn dẹp dễ khiến dê bị nhiễm trùng, viêm vú ở dê mẹ.

Hiện nay, nuôi dê nhốt chuồng quy mô hộ gia đình đang là một trong những hướng phát triển kinh tế. Góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình. Vậy nuôi dê nhốt chuồng cần lưu ý những vấn đề nào. Có gì khác so với phương pháp nuôi chăn thả trước đây. Mời bà con tham khảo bài viết của niên giám nông nghiệp dưới đây.

Nên xem:   Bệnh tụ huyết trùng ở lợn và cách phòng ngừa

Những lưu ý khi nuôi dê nhốt chuồng

Dê là giống tạp ăn, phá phách, nên nuôi theo hình thức chăn thả không mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, phải thường xuyên cung cấp thêm thức ăn như: bắp hạt, lá mít lá keo về cho dê ăn. Việc này rất vất vả và tốn nhiều thời gian của bà con.

Một số hộ nuôi dê đã nảy ra ý tưởng trồng cỏ chăn nuôi dê. Dựng chuồng nuôi dê ngay chính khuôn viên rẫy nhà mình. Dê được cung cấp thức ăn xanh thường xuyên nên rất nhanh lớn. Một năm dê mẹ đẻ hai lứa, mỗi lứa ba đến bốn con.

Với giá bán 2,5 triệu đồng/ con, hộ nuôi dê nhanh chóng thu hồi được vốn ban đầu sau một năm. Có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.

Mặt khác, do nuôi nhốt trong chuồng, dê bớt phá phách, hiếu động. Tận dụng được nguồn phân dê ủ hoai để bón cho cây trồng. Tiết kiệm được chi phí và công lao động.

Chọn con giống

Dê thuộc loại động vật ăn tạp và có tập tính nhai lại. Dễ nuôi, sinh sản nhanh, đề kháng tốt với bệnh tật. Để nuôi dê đạt hiệu quả cao, yếu tố đầu tiên bà con cần quan tâm là con giống.

Có nhiều giống dê như: dê cỏ, dê bách thảo, dê lai giữa dê cỏ và dê bách thảo vv.. Hiện nay, giống dê lai được nhiều lựa chọn. Vì giống dê lai kết hợp được các tính trạng tốt từ dê bố mẹ, có tầm vóc to và cho nhiều thịt.

Cách chọn dê cái

Với dê cái, bà con nên chọn dê thân hình thanh mảnh, đầu nhỏ, da mỏng, lông mịn.
Cách chọn dê đực
Dê đực có vai trò quyết định đến tầm vóc dê con. Nên chọn con đực có dáng to lớn. Thân hình cân đối khỏe mạnh. Không khuyết tật, đầu to, ngắn, trán rộng. Mắt sáng, bốn chân thẳng khỏe, vững chắc, hai hòn cà đều nhau.

Đặc điểm tính dục của dê

Để có thể điều chỉnh số lượng dê đực và cái trong chuồng. Cứ 20 đến 25 dê cái, có thể nhốt chung với một dê đực. Trong thời gian dê mang bầu, nên nhốt riêng dê đực. Tránh làm ảnh hưởng đến quá trình mang thai của dê cái.

Nên xem:   Hướng dẫn trộn thức ăn cho gà, vịt

Chuồng trại

Vấn đề chuồng trại cũng là một yếu tố quan trọng mà người nuôi cần chú ý khi nuôi dê nhốt chuồng.

Chuồng nuôi dê phảo làm sàn cách mặt đất từ 50 – 80 cm.
Thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Nếu vị trí chuồng ở hướng gió lùa. Phải làm liếp che hoặc che bạt chắn gió cho dê.
Do dê vận động nhiều và hay phá phách, nên chuồng nuôi cần được làm chắc chắn.
Nhất thiết phải làm sàn cho dê. Không để dê ngủ dưới đất lẫn với phân. Khiến dê mắc các bệnh nấm da, ghẻ lở.
Sàn nuôi nên làm bằng gỗ hoặc thanh tre chắc chắn. Có khe rộng 1,5 – 2 cm. Nhằm lọt phân và tránh cho dê không bị kẹt chân.

Bên trong chuồng nên chia ra nhiều ngăn. Nhằm chia ngăn cho dê đực giống, dê mẹ chửa, dê con. Tránh tác động ảnh hưởng đến nhau. Bên ngoài chuồng nuôi quây rào, chừa khoảng sân sạch, không đọng nước. Để dê có thể chạy nhảy thoải mái.

Thức ăn cho dê

Dê là loài ăn tạp, có thể ăn ăn cả ngày, ăn được nhiều loại cỏ, lá cây như: lá xoan, lá mít, lá dâm bụt, lá chuối… Để có thể đủ thức ăn cho dê, người nuôi nên chủ động trồng các loại cỏ cao sản tại nhà. Nhằm đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho dê.

Một điều mà bà con nên chú ý khi cho dê ăn cỏ, nhất là vào mùa mưa.

Cần đảm bảo cỏ còn tươi, ráo nước, sạch sẽ.
Để tránh dê bị đầy hơi, có thể giảm lượng thức ăn xanh. Tăng lượng thức ăn tinh bột như: ngô, sắn, khoai lang, lạc..
Nên cho dê cái ăn thêm ngô hạt trong quá trình mang thai.
Khi cho dê ăn thức ăn tinh bột. Nên bố trí máng ăn, không cho dê ăn những thức ăn đã hôi thối.

Rõ ràng,việc chăn nuôi dê nhốt chuồng mang lại hiệu quả hơn so với chăn thả. Nhờ quản lý tốt được khâu ngăn ngừa bệnh. Can thiệp dinh dưỡng tức thời. Chất lượng đàn dê tốt hơn trước, người nuôi cần tham khảo kỹ thuật nuôi dê. Để đảm bảo nuôi dê nhốt chuồng thành công, mang lại hiệu quả kinh tế

Hy vọng với bài viết trên bà con đã có thể tự mình trả lời cho câu hỏi dê ăn gì?. Chăm sóc dê như thế nào cho đúng. Chúc bà con thành công!

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận