Cách nuôi Chuột Cống Nhum cho năng suất cực cao

Khi nhắc đến chuột cống, mọi người sẽ nghĩ ngay tới những con vật bẩn thỉu. Nhưng chuột cống nhum lại là một đặc sản của miền Tây với hương vị thơm ngon lạ miệng. Vậy chuột cống nhum như thế nào? Cách nuôi chuột cống nhum ra sao? Hãy cùng Niên giám tìm hiểu nhé.

Đặc tính chung của chuột cống nhum

Chuột cống nhum là loại động vật gặm nhấm thuộc chi Rattus. Chúng nặng trung bình khoảng 1kg tới 2kg, con lớn hơn có thể lên tới 5kg. Bộ lông của chuột cống nhum có màu nâu hơi đen thường có ba lớp do đó mà nó còn có tên gọi là chuột ba lông.

Chuột cống nhum nhìn chung có thân tương đối mập mạp nếu chăm sóc tốt. Chúng có đầu khá nhọn, mắt to và đôi tai có lông mỏng. Chúng có đôi chân dài vừa phải và móng vuốt dài và sắc. Đuôi của chúng khá dài trông có vẻ nhẵn nhưng thực chất được bao phủ bởi những sợi lông rất ngắn và mịn.

Chuột cống nhum là loài ăn tạp chúng có thể ăn gần như tất cả mọi thứ. Nên bạn có thể dễ dàng nuôi nó mà không cần lo về thức ăn. Nhưng thức ăn ưa thích của chúng vẫn là thịt, cá và các loại hạt như lúa, thóc.

Chuột cống nhum

Chuột cống nhum phát triển tương đối nhanh. Nuôi 6 tháng là nặng được khoảng 1 kg, đó là nuôi cho ăn bình thường, còn cho ăn thúc thì chúng sẽ lớn nhanh hơn. Thường con đực mau lớn hơn con cái.

Làm lồng nuôi chuột

Có nhiều kiểu chuồng, lồng để nuôi chuột cống nhum như lồng sắt, thùng phi, thùng nhựa, thùng bê tông,… Nguyên tắc để chọn lồng là ít nhất phải đủ chỗ để chúng có thể di chuyển được và cung cấp thức ăn một cách tương đối thuận lợi.

Lồng sắt, lồng nhựa

Lồng sắt thường được làm từ các thanh sắt nhỏ gắn lại với nhau với mật độ tương đối dày. Kích thước tốt nhất là cơ khoảng dài rộng khoảng 30 tới 40 cm. Chiều cao vào khoảng 20 tới 30 cm.

Lồng nuôi chuột

Mỗi lồng sắt kích thuốc như trên thì bọn có thể nuôi từ 3 tới 4 con. Với các lồng sắt bạn nên lót tấm bìa hoặc vải bao phía dưới để chuột có thể di chuyển. Với dạng lồng nhựa nuôi chuột thì cũng tương tự nhưng nhất thiết phải có chỗ thông khí cho chuột.

Hai loại lồng sắt và lồng nhựa này có ưu điểm là nhỏ gọn dễ vận chuyển. Chúng cũng dễ dàng trong nuôi chuột quy mô lớn, ở trang trại. Chúng có thể dễ dàng xếp thành nhiều tầng lớp dễ hơn các loại chuồng khác.

Nên xem:   Giá nhím giống hiện nay - 2021 - Tư vấn và bao tiêu đầu ra

Thùng phi, thùng bê tông

Với dạng thùng phi hay thùng bê tông sẽ thích hợp cho nuôi các loại chuột cống nhum giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ. Chúng cũng có thể nuôi được nhiều con hơn trong một chuồng. Thông thường, người ta sẽ nuôi từ 5 tới 10 con mỗi chuồng.

Bạn nên cho một lớp trấu ở đáy chuồng và có thể làm cái hang nhỏ cho chuột trú ngụ. Các lỗ thông khí sẽ thường ở nắp chuồng. Với các loại chuồng này sẽ tạo được bóng tôi khá thường xuyên cho chuột phát triển mà không yêu cầu trang trại tạo bóng tối.

Tuy nhiên, kích thước và trọng lượng của các dạng chuồng này khá lớn. Chúng thường gây khó khăn trong việc dọn chuồng và di chuyển. Chúng cũng khá khó khăn trong thao tác chăm sóc, cho chuột ăn.

Điều kiện nuôi chuột cống nhum

Lý tưởng nhất để nuôi chuột cống nhum là có hệ thống thông gió tốt. Nhiệt độ từ 25 oC tới 30 oC. Độ ẩm là từ 30-70%. Lồng chuồng tốt nhất là không có cạnh sắc nhọn.

Bạn nên để các lồng nuôi chuột hoặc phòng hay khu vực nuôi chuột ở nơi mà các động vật khác không thể hoặc hạn chế ra vào. Không khí phải được tái tạo và không nên ở khu vực kín không có trao đổi khí với bên ngoài.

Mặc dù loài động vật gặm nhấm này ưa thích bóng tối mà hoạt động phát triển trong bóng tối. Tuy nhiên vẫn nên có sự cân bằng giữa sáng và tối cho chuột. Mặc dù bạn có thể tăng số giờ bóng tối nên để kích thích chuột phát triển nhanh hơn.

Bạn sẽ phải vệ sinh lồng chuột định kì. Vậy nên hãy chắc chắn rằng, lồng chuột của bạn dễ dàng thoát nước. Cũng như khu vực nuôi chuột có thể cung cấp nước và thoát nước tương đối tốt.

Khu vực nuôi chuột cũng nên ở một khu vực riêng và tách biệt. Vì mặc dù được nuôi nhưng chuột cống nhum vẫn có thể có một số bệnh và lây lan. Cũng như chúng có thể nhiễm bệnh từ các động vật khác lui tới.

Khu vực nuôi chuột cũng nên dành ra một khoảng không gian để có thể ủ phân chuột tạo thành phân hữu cơ.Vừa tránh ô nhiễm môi trường vừa tiết kiệm.

Chọn giống

Hiện nay, giống chuột cống nhum được bán khá phổ biến với giá khá mềm mỏng. Vào khoảng 15k tới 20k/con. Chuột thường bán trên thị trường khi được một tháng tuổi, khi chúng có đủ khả năng tự ăn.

Mặc dù chuột được khoảng 15 ngày tuổi là bạn có thể nuôi được rồi. Tuy nhiên giai đoạn này chúng cần uống sữa mà chưa thể tự ăn được. Nhưng khi mua chuột giống bạn nên nhớ một số đặc điểm chuột cống nhum để tránh mua nhầm.

Nên xem:   Kỹ thuật nuôi Chim Cút để lấy trứng và lấy thịt cho thu nhập cao

Ngoài ra bạn có thể lấy giống từ các trang trại hay các chuồng nuôi chuột cống nhum mẹ đẻ. Điều này sẽ đảm bảo chúng thuần chủng hơn.

Chăm sóc chuột cống nhum

Thức ăn

Một trong những ưu điểm của nuôi chuột cống nhum là chúng có thể ăn những thứ thừa mà con người thường vứt đi sau khi nấu hay ăn. Ngoài ra, chúng cũng có thể ăn cỏ, lá cây, thóc, gạo,…. Tuy nhiên chúng ưa thích một thức ăn giàu protein, chất béo và carbohydrate.

Ngoài ra, trên thị trường cũng có bán các loại thức ăn tổng hợp sẵn cho chuột. Các thức ăn sẵn này thường ở dạng cám viên khá lớn thích hợp cho tập tính gặm nhấm của chuột. Ở quy mô nuôi chuột lớn thường sử dụng loại thức ăn này

Nước uống

Nước uống nên được cung cấp thường xuyên cho chuột. Những người nuôi chuột lâu năm thường khuyên nên đặt chai nước ở một vị trí cố định. Những chai nước này nên có đầu hút để chuột nhớ và khi khát tự đi uống. Bạn nên kiểm tra thường xuyên để tránh chuột hết nước ảnh hưởng tới sự phát triển.

Phòng ngừa dịch bệnh

Hãy luôn dảm bảo không cho phép bất kỳ loài gặm nhấm hoang dã bên ngoài nào vào khu vực nuôi chuột hay kho chứa vật liệu và thức ăn cho chuột. Bởi vì chúng có lây truyền bệnh.

Theo dõi các vấn đề về hô hấp, cân nặng, thay đổi bộ lông, da khô, tư thế lạ, thờ ơ, mắt đỏ, thăng bằng kém, khối u. Hoặc các vấn đề về phân vì chúng có thể là dấu hiệu của bệnh. Nếu bạn thấy những vấn đề này, hãy cách ly con chuột đó dấu hiệu đó để tránh lây lan..

Tắm cho chuột

Thông thường, chuột cống nhum sẽ được tắm trước thời kì sinh sản để đảm bảo vệ sinh. Cách tắm cho chúng cũng không hề khó. Chỉ một thùng sâu lòng, để tránh chuột có thể nhảy ra lúc ban đầu.

Cho nước vào khoảng lưng thùng và thả chuột vào. Lúc đầu chúng có thể nhảy do chưa lạnh. Sau đó chúng sẽ bơi và các chất bẩn tại lông sẽ sạch sẽ. Bạn có thể dùng tay xoa nhẹ vùng lông cho chúng.

Không nên tắm cho chúng quá lâu, chỉ nên trong khoảng 5 phút thôi. Nếu quá lâu chúng có thể bị lạnh, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản thậm chí chết.

Chăm sóc chuột lúc mang bầu và đẻ con

Chuột không có mùa sinh sản cụ thể.Mặc dù trời quá nóng hay quá lạnh có thể làm giảm tần suất sinh sản. Con cái trưởng thành sẽ động dục quanh năm với chu kì 4 tới 5 ngày một lần.

Do đó để chuột có thể giao phối và mang bầu những người nuôi chuột hay nhốt chung một chuồng hai chuột cái và một chuột đực. Để chúng có thể giao phối.

Thời gian mang thai của chuột bình thường là 22 ngày, nhưng có thể thay đổi từ 20 đến 25. Hai tuần sau khi mang thai, bụng của chuột mẹ thường sẽ to lên thấy rõ. Khi ngày sinh đến gần, bạn có thể nhìn thấy dấu hiệu những con chuột con đang di chuyển bên trong cô ấy hoặc cảm nhận chúng nếu bạn nhẹ nhàng sờ vào bụng của chúng. 

Nên xem:   Lào Cai: Triển khai mô hình nuôi ếch giống Thái Lan

Các tuyến vú của cô ấy cũng sẽ bắt đầu to ra sau hai tuần khi mang thai. Khi một con chuột cái đẻ có thể tách riêng mỗi con một chuồng để phòng tránh chuột con bị con cái kia cắn chết.

Chuột cống nhum đẻ

Trong giai đoạn nuôi con thì chế độ dinh dưỡng của chuột không thay đổi quá nhiều. Bạn nên cung cấp đầy đủ các loại thức ăn giàu protein, chất béo và carbonhydrat để chuột mẹ có đủ sức nuôi con.

Chuột con sau 4 ngày sẽ mọc râu nhưng chưa có lông. Sau 15 ngày có thể tách khỏi chuột mẹ nhưng cần chưa thể ăn mà vẫn phải uống sữa. Sau 25 tới 30 ngày chuột con có thể sống độc lập.

Ưu điểm của việc nuôi chuột cống nhum

Mặc dù việc nuôi chuột cống nhum làm thịt chưa thực sự phổ biến và tiềm tàng một số nguy cơ lây lan dịch bệnh nhưng nếu kiểm soát tốt chúng vẫn đem lại rất nhiều lợi ích.

Giá cả cho mỗi kg chuột cống nhum hiện tại cũng khá cao vào khoảng 70k tới 100k trên mỗi kg. Khi vào các nhà hàng chế biến thành các món ăn thì giá còn cao hơn nữa có thể lên tới 500k.

Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc nuôi chuột cống nhum lấy thịt so với các động vật khác là tốc độ sinh sản của chúng. Ngoài điểm cộng đáng kể này, chúng còn có tỷ lệ đực cái là 1 trên 5. 

Hơn nữa, bạn có thể nuôi chúng mà không tốn quá nhiều diện tích. Bạn có thể chứa vài con trong một chuồng mà chúng vẫn khá hoà thuận. Đồng thời, chúng ăn tạp do đó bạn có thể tận dụng thức ăn thừa của con người làm thức ăn cho chúng.

Nuôi chuột cống nhum cũng rất có tiềm năng trong tương lai. Đặc biệt trong bối cảnh không gian trồng trọt, nuôi trồng ngày càng hạn chế. Trong khi các loại gia súc , gia cầm cung cấp thịt như lợn, , , vịt … yêu cầu không gian nuôi khá rộng lợn.

Chăn nuôi loài động vật gặm nhấm này có khả năng tạo một nguồn cung cấp thịt mới có thể thay thế thịt lợn, thịt bò. Giảm bớt áp lực cho ngành chăn nuôi gia súc lấy thịt. Ngoài ra chuột cống nhum có thể hoạt động cả trong các thời tiết tương đối khắc nghiệt.

Trên đây là cách chia sẻ của Niên giám về cách nuôi chuột cống nhum. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận