Bò sữa Hà Lan: Giống bò cung cấp sữa giá trị bậc nhất thế giới

Bò sữa Hà Lan được nhiều bà mẹ và trẻ em trên thế giới biết đến. Đây chính là động vật cung cấp lượng sữa dồi dào giàu giá trị dinh dưỡng. Nhờ nó mà trẻ em phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần. Hiện nay, ngành chăn nuôi bò sữa đang được đầu tư lớn tại Việt Nam.

Bò sữa Hà Lan có nguồn gốc từ đâu?

bò sữa hà lan

Bò Hà Lan có nguồn gốc từ đất nước có cùng tên. Đó chính là Hà Lan, một quốc gia giàu có và văn minh trên thế giới. Với công nghệ sản xuất xây chuyền hiện đại, ngày nay thương hiệu Dutch Lady (Cô gái Hà Lan) trở thành biểu tượng nổi tiếng của xứ sở này.

Bò sữa Hà Lan thuần chủng có hình dáng mập mạp, khỏe mạnh, chắc chắn. Đặc điểm nhận dạng nổi bật của chúng đó chính là bộ lang màu lang trắng đen, hoặc lang trắng đỏ. Ngoài ra, bò cái sở hữu bầu vú to, căng tròn chứa nhiều sữa. 1 ngày người nuôi có thể vắt được hơn 52 lít sữa, khoảng 1 năm lấy được 5000 lít. Là loại bò hiền lành mang lại năng suất cực kỳ cao. Tuy nhiên, giống bò này khi nhập vào Việt Nam thì năng suất lại kém hơn một nữa. Cụ thể như 1 ngày chỉ vắt được 16 lít sữa tươi.

Nên xem:   'Trâu bị tiêu chảy': Nguyên nhân và cách điều trị

Bò đực Hà Lan có vóc dáng to, một con có thể nặng đến 700kg. Trong quá trình chăn nuôi người ta thường chọn con đực đã đủ 17 tháng tuổi để giao phối với con cái. Việc nhân giống cũng khá đơn giản, không đòi hỏi yêu cầu về kỹ thuật cao. Tuy nhiên, muốn chăn nuôi có năng suất bà con cần trau dồi cho mình kiến thức, hiểu biết nhất định về bò sữa.

Có nên chăn nuôi bò sữa Hà Lan không?

Bò sữa Hà Lan tại Úc

Bò sữa dễ nuôi, chúng thích nghi ở nhiều môi trường sống khác nhau trên thế giới. Ở Úc, bò Hà Lan được nuôi với quy mô lớn, bởi nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Nổi bật với vô số đồng cỏ, thảo nguyên trù phú, xanh mướt. Nhờ vậy mà bò sữa sinh trưởng mạnh mẽ đạt tiêu chuẩn. Úc cũng là quốc gia có khí hậu mát mẻ quanh năm, có thể nói đất nước này là nơi lý tưởng để chăn nuôi bò sữa Hà Lan.

Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên mua bò thuần chủng. Vì giống càng thuần khả năng chống chịu với khí hậu nóng ẩm kém. Ngoài ra, sức đề kháng cũng yếu, do đó mà dễ bị xù lông, đói rét, không cho năng suất sữa cao.

Bò sữa Hà Lan tại Việt Nam

bò sữa

Là đất nước đang phát triển và có nhiều tiềm năng. Năm 2004, công ty FrieslandCampina (Hà Lan) đã chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Người dân hay thường gọi nhà sản xuất này bằng tên gọi bình dị và quen thuộc là Cô gái Hà Lan (Dutch Lady). Công ty này đã đầu tư hàng chục triệu USD để hỗ trợ bà con mở trang trại, nông hộ chăn nuôi. Đồng thời, đứng ra thu mua hết toàn bộ số lượng sữa thu hoạch được cả trăm ngàn tấn mỗi năm.

Nên xem:   Bò bị mắc bệnh nấm cóc nổi mụn và cách điều trị

Bò sữa Hà Lan được nuôi nhiều tại Mộc Châu – Sơn La, ngày nay phát triển mở rộng thêm tại Đức Trọng – Lâm Đồng. Chúng thích hợp sống ở những nơi mát mẻ, có nhiều đồng cỏ. Khung nhiệt độ thích hợp với bò sữa là từ âm 5 độ đến 23 độ C. Nếu nằm ngoài ngưỡng này bò sẽ bỏ ăn, sức ăn kém. Bà con nuôi bò cần chú ý thay đổi, cải thiện nhiệt độ ở trang trại để đảm bảo môi trường sống tốt cho chúng. Hơn nữa, cần cung cấp lượng thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, luôn đảm bảo đủ nước sạch cho bò sử dụng liên tục trong ngày.

Trải qua hàng chục năm, các nông trại chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Quy trình chăn nuôi, chăm sóc cũng như sản xuất được đầu tư đảm bảo kỹ thuật quốc tế. Mọi công đoạn đều được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới giám sát, kiểm tra chặt chẽ.

Chăn nuôi bò Hà Lan với mô hình hiện đại

bò sữa

Khác với giống bò thông thường, chăn nuôi bò sữa Hà Lan có phần phức tạp, chuyên môn hơn. Bà con trước khi nuôi cần tìm hiểu thật kỹ các công đoạn chọn giống, chăm sóc, phòng bệnh, thu hoạch sữa… Nếu để sơ suất dù chỉ trong một khâu nhỏ thì chất lượng sữa sẽ không được đảm bảo.

Con giống tốt bắt buộc phải có tầm vóc to khỏe, khối lượng đạt chuẩn, năng suất sữa cao qua các thế hệ. Xác định thời điểm động dục và phối giống cũng rất quan trọng. Ngoài ra, còn phải biết chăm sóc bò sữa ở thời kỳ hậu sản, nuôi dưỡng bê cho đến giai đoạn cai sữa, trưởng thành…

Nên xem:   Trâu có hiện tượng bị ho: Biện pháp khắc phục

Công đoạn vắt, thu hoạch sữa phải đảm bảo vệ sinh, đúng kỹ thuật, quy định. Chỉ có như vậy, bà con mới thu lại được lợi nhuận, giá trị kinh tế lớn. Đối với bò cạn sữa, nên chăm sóc với chế độ đặc biệt để nhanh chóng hồi phục và bắt đầu cho sữa mới.

Rate this post

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận