Điều trị dê bị viêm vú

Sau khi sinh con và đang trong thời kỳ cho con bú thì dê mẹ rất dễ gặp tình trạng sưng, viêm vú. Thậm chí tình trạng này còn xảy ra với cả những con dê cái đang mang thai. Vậy làm cách nào để điều trị dê bị viêm vú? Việc dùng thuốc có ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho dê con hay không?

Theo các chuyên gia thú y, bệnh viêm vú là dịch bệnh thường gặp ở các loại gia súc nói chung và trên dê nói riêng, có nguy cơ lây lan rất cao, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng sữa và chất lượng của sữa dê.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm vú trên dê

dê bị viêm vú

Bệnh viêm vú ở dê thường phát sinh khi điều kiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh trong quá trình vắt sữa không được đảm bảo. Ngoài ra, quá trình dê con bú mẹ hoặc bầu vú dê bị cọ vào cạnh chuồng sắc nhọn cũng có thể gây tổn thương ngoài da và dẫn đến viêm sưng, nhiễm trùng tuyến vú. Những chủng vi khuẩn thường thấy ở bệnh này là liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn, vi khuẩn E.Coli gây mủ hoặc một số loại nấm. Lúc đầu bệnh chỉ là vết xước ngoài da, sau khi vi khuẩn tấn công thì tạo thành ổ viêm. Dê bị viêm vú có 2 thể là cấp tính và mãn tính:

Nên xem:   Quy trình nuôi cá trắm đen – đầu tư ít, lợi nhuận cao

– Cấp tính: triệu chứng sưng to vú, vùng viêm sưng đỏ và đau.

– Mãn tính: triệu chứng không rõ ràng, sữa có lẫn máu, mủ.

Nếu không điều trị dê bị viêm vú kịp thời, nhẹ thì bầu vú bị viêm xơ, nặng có thể bị ung nhọt, thối loét, teo vú. Dê có thể bị kế phát các loại bệnh khác và chết khi sốt cao. Dê con khi bú sữa từ dê mẹ bị viêm vú cũng có thể bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hoặc kế phát các chứng bệnh khác.

Cách phòng ngừa và điều trị viêm vú

dê bị viêm vú

Hướng dẫn điều trị:

– Rửa sạch bầu vú và núm vú của dê bằng nước muối ấm pha loãng.

– Lau sạch núm vú và những chỗ bị viêm, trầy xước bằng cồn Iodine 10%. Thực hiện mỗi ngày suốt 1 tuần liên tục.

– Sử dụng thuốc chứa 1 trong những chất sau: Amoxycillin, Flofenicol, Doxycillin. Dùng thuốc tiêm phần bắp thịt 1 lần/ngày liên tục trong 6 ngày. Liều lượng dùng thuốc tuân thủ theo khuyến cáo trên bao bì.

– Tiêm Cafein, vitamin B1 và C, Catosal 10% vào phần bắp 1 lần/ngày liên tục 4 ngày, tuân thủ theo liều lượng trên bao bì.

– Pha điện giải Gluco-C vào nước hoặc cho uống thay nước trong vòng 10 ngày.

– Trộn thêm vitamin A, D, E, B-Complex và khoáng Premix vào khẩu phần ăn hàng ngày trong suốt 1 tháng để nâng cao sức đề kháng.

Nên xem:   Dùng thuốc gì khi dê bị sùi bọt mép, mệt mỏi, nằm 1 chỗ

Những lưu ý để hạn chế dê bị viêm vú

dê bị viêm vú

Trong quá trình chăm sóc, phòng bệnh cho dê bà con cần chú ý các vấn đề dưới đây:

– Mỗi lần vắt sữa phải vắt thật sạch, không để đọng sữa ở bầu vú.

– Rửa sạch tay khi vắt sữa. Rửa sạch cả bầu vú và đùi sau của dê để tránh nhiễm trùng.

– Dê mới đẻ nên lót ổ bằng rơm sạch. Trước và sau khi đẻ nên giảm thức ăn tinh, cho ăn thức ăn tươi xanh và uống nước ấm.

– Đầu mùa hè không nên cho dê đang cho con bú ăn quá nhiều cỏ non và ướt.

– Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh để tồn dư mầm bệnh gây hại cho đàn dê.

– Đảm bảo cạnh chuồng luôn nhẵn, không quá sắc để không bị cọ vào bầu vú khi dê di chuyển.

dê bị viêm vú

Viêm vú ở dê là hiện tượng bình thường nhưng nó sẽ trở nên nguy hiểm nếu người nuôi không chữa trị, khắc phục ngay. Điều trị dê bị viêm vú càng sớm càng tốt để không xảy ra nhiều biến chứng phức tạp hơn.

Câu hỏi

Dê mẹ có bên vú bị sưng to và cứng, núm vú có nhiều vết xước,…. Hỏi chuyên gia nông nghiệp nguyên nhân và cách khắc phục?

Tôi nuôi dê cái đang nuôi con, được 1 tháng. 2 ngày nay, thấy một bên vú bị sưng to và cứng, núm vú có nhiều vết xước. Ngoài ra không có hiện tượng nào khác. Tôi đã dùng Gluco KC + Forfenicol và nặn sữa ra. Hỏi chuyên gia nông nghiệp nguyên nhân và cách khắc phục?    

Nên xem:   Hiện tượng heo phối giống không đậu thai là do đâu?

Theo chẩn đoán của PGS.TS Trương Văn Dung, dê bị viêm vú do nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Cách khắc phục như sau

+ Dùng nước MUỐI nóng vệ sinh bầu vú và núm vú sạch sẽ.

+ Sau đó nhúng núm vú, chỗ vú bị xước vào CỒN IODIN 10% 1 lần/ ngày/ 5-7 ngày liền

+ Dùng 1 trong các thuốc có hoạt chất sau: AMOXYCILLIN, hoặc FLORFENICOL, hoặc ENROFLOXACIN, hoặc DOXYCILLIN, tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất

+ Dùng thuốc CAFEIN + VITAMIN B1, C tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Cho uống chất ĐIỆN GIẢI GLUCO-C 10 ngày liền

+Dùng thuốc CATOSAL 10% tiêm bắp 1 lần/ ngày/5 ngày liền

+ Bổ sung  VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX,khoáng chất PREMIX vào thức ăn cho ăn 1 tháng liền.

+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch thuốc sát trùng để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi nhím thịt

Hợp tác với 3N/VTC16

Video hướng dẫn

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận