Khắc phục hiện tượng dê gầy, xù lông, ăn kém

Đối với những gia súc, gia cầm chăn nuôi lấy thịt như bò, dê, gà… thì cân nặng của con vật góp phần quyết định đến lợi nhuận của bà con rất nhiều. Tuy nhiên, không ít trường hợp bà con vẫn chăm sóc bình thường nhưng con vật lại sụt cân, chán ăn. Cùng tìm hiểu cách khắc phục hiện tượng dê gầy, xù lông, ăn kémngay sau đây.

Hội chứng tiêu chảy ở dê

dê gầy, xù lông

Nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy ở dê là do vi khuẩn, các loại cầu trùng, giun đũa, sán dây… Chúng tấn công con dê thông qua đường ăn uống. Bệnh thường bùng phát mạnh vào những giai đoạn nắng nóng hoặc khi trới quá lạnh, mưa nhiều, không khí ẩm ướt. Nếu chuồng nuôi không đảm bảo diện tích, kém vệ sinh, có nấm mốc… thì tỉ lệ dê mắc bệnh lại càng tăng cao.

Phương pháp điều trị bệnh:

– Kiểm tra chất lượng nước và thức ăn. Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chăm sóc dê để loại bỏ vi khuẩn, nấm…

– Nếu dê bệnh nặng có thể dùng Cloroxit cho uống liều 5-7 viên/ngày, chia làm 2 lần với dê con. Với dê trưởng thành thì nên tiêm Genta-Tylan hoặc Colistin với liều từ 4-6 ml/con.

– Nếu tình trạng nhẹ, có thể cho dê ăn hoặc uống nước cốt của các loại lá hồng xiêm, chè xanh…

Nên xem:   Gà ỉa ra máu, gà đi ngoài ra máu là bệnh gì? Chữa thế nào?

Phòng bệnh:

– Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.

– Chú ý chất lượng nguồn nước và thức ăn.

– Đảm bảo thức ăn cho dê luôn cân bằng các khoáng chất, vitamin.

Bệnh viêm phổi ở dê

dê gầy, xù lông

Bệnh thường tấn công đàn dê vào giai đoạn chuyển từ mùa thu sang đông hoặc đầu xuân, khi nhiệt độ xuống thấp đột ngột, có gió lạnh, mưa nhiều. Triệu chứng của viêm phổi ở dê là sốt cao, dê gầy, xù lông,ăn kém, ít vận động, ho và khó thở. Nếu bệnh tiến triển quá nặng thì con vật có thể chết. Bệnh nếu không làm chết con vật thì có thể chuyển sang thể mãn tính, khiến việc điều trị kéo dài và sức khỏe dê bị suy kiệt.

Phương pháp điều trị bệnh

– Đối với nhiễm khuẩn: dùng một trong những kháng sinh sau: Tylosin (12mg/kg thể trọng/ngày), Gentamycine, (16 mg/kg thể trọng/ngày) hoặc Streptomycine (30 mg/kg thể trọng/ngày). Sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần.

– Trợ sức, trợ lực cho đàn dê bằng vitamin B1, vitamin C, đồng thời truyền tĩnh mạch huyết thanh.

– Giữ ấm cho dê, tách riêng con bị bệnh để chăm sóc dễ dàng hơn.

Phòng bệnh viêm phổi ở dê:

– Khử trùng, tiêu độc chuồng trại thường xuyên để diệt trừ vi khuẩn, nấm mốc. Duy trì môi trường trong chuồng khô ráo, thoáng mát mùa hè và ấm áp, ngăn được gió vào mùa đông.

Nên xem:   Khắc phục hiện tượng thỏ mẹ cắn thỏ con sau sinh

– Sử dụng nước vôi hoặc axit phenic để khử trùng định kỳ.

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối cho dê theo từng giai đoạn phát triển của chúng.

– Nước uống cho dê phải đảm bảo sạch, thường xuyên vệ sinh máng nước và thay nước mới sạch hơn

Hiện tượng dê gầy, xù lông, ăn kém có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh, trên đây chỉ là 2 loại bệnh thường gặp nhất. Trong suốt quá trình chăm sóc cho đàn dê, bà con nên chú ý quan sát, theo dõi để nhận biết và có phương pháp điều trị cho bất cứ biểu hiện bất thường nào của đàn dê để tránh thiệt hại.

dê gầy, xù lông

Câu hỏi

Chăn nuôi dê | Dê bị chướng hơi 2 ngày đã tiêm thuốc khỏi được 10 ngày nhưng dê gầy, lông xù, ăn rất kém. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Chăn nuôi dê | Khắc phục hiện tượng dê gầy, xù lông, ăn kém

– Chăn nuôi dê cần chú ý không nên cho ăn chất thô xanh chứa hàm lượng nước cao.

– Dê gầy kém ăn do nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa. Khắc phục: Sử dụng thuốc: FEBERDAZOL hoặc MEBERDAZOL

– Cho uống ĐIỆN GIẢI GLUCO – C + VITAMIN tổng hợp cho uống ngày 3 ngày

– Bổ sung vào thức ăn MEN TIÊU HÓA + VITAMIN ADE + PREMIX cho ăn 2 tháng.

– Cho dê ăn thức ăn tinh 1 -2 kg/1 ngày/ tùy theo dê lớn hoặc bé. Sau 2 – 2.5 tiếng ăn thức ăn tinh mới cho dê ăn thức ăn thô xanh

Nên xem:   Nhận biết bệnh tụ huyết trùng ở dê

Video hướng dẫn

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận