Lưu ý khi bắt đầu chăn nuôi dê

Nuôi dê thì sẽ phải bắt đầu từ đâu? Và muốn nuôi dê thì cần chuẩn bị những gì? Dành cho những bác muốn chăn nuôi dê chưa biết bắt đầu từ đâu. Cần làm những gì để đạt hiệu quả kinh tế.

Hai thứ cần chuẩn bị khi chăn nuôi dê

Chuẩn bị hai thứ trước khi các bác chăn nuôi dê, và hai thứ này là hai thứ đầu tiên và quan trọng nhất. Thứ nhất đó là nguồn thức ăn từ cỏ, thứ hai đó là dù các bác nuôi dê chăn thả. Hay nuôi nhốt một trăm phần trăm thì cái thứ hai các bác phải chuẩn bị đó là chuồng trại.

Dù có nuôi dê chăn thả, bán chăn thả, nuôi nhốt. Các bác vẫn phải chuẩn bị chuồng trại cho mình.

Thức ăn thô cho dê

Chúng ta sẽ nói đến yếu tố thứ nhất là các bác phải chuẩn bị đầu tiên. Đó chính là nguồn thức ăn từ cỏ, thì tại sao khi chăn nuôi dê cần chuẩn bị nguồn thức ăn này?

Đối với nuôi dê thì nó khác với nuôi heo, phải tự chuẩn bị thức ăn xanh. Mà các bác phải tự trồng được hoặc là các bác xin được. Đó như kiểu là cỏ, lá cây, cây chuối băm đều có thể ăn được nhé các bác.

Thì con dê thức ăn thô xanh những thức ăn gì mà chúng ta tự cung tự cấp được. Theo chúng tôi phần đó chiếm tầm năm mươi phần trăm. Để làm sao chúng ta giảm chi phí chăn nuôi dê xuống.

Chứ chi phí thức ăn trên con dê mà các bác cho hoàn toàn là thức ăn tinh. Thì theo chúng tôi đó là các bác nuôi đại thôi chứ chưa có lời đâu. Ở một số thời điểm giá dê cao thì các bác nuôi như vậy được.

Nhưng mà ở những thời điểm giảm thì giá dê thấp chúng ta phải làm sao? Đó là chúng ta phải cho thức ăn tự có để duy trì. Chia sẻ hai loại cỏ ta có thể trồng là cỏ voi cũng như là cỏ sả. Còn lá cây thì có thể là lá mít hay lá keo.

Trồng được những thứ đó quanh vườn thì chúng ta sẽ đảm bảo được nguồn thức ăn tự cung tự cấp. Tức nguồn thức ăn đó mình không phải mua về. Nó khác với những nguồn thức ăn bỏ tiền ra mua. Giống như kiểu cám công nghiệp, bã bia, … gì đó thì mình phải mua về.

Mô hình chăn nuôi dê

Với các hình thức chăn nuôi dê khác nhau thì ở trên thị trường quốc tế. Những thì trường phát triển về chăn nuôi như là Úc, Mỹ. Hay ở gần nước ta thì có Thái Lan thì họ chăn thả rất là nhiều. Bởi họ có quỹ đất lớn cho nên cũng không phù hợp lắm với đa số các hộ ở Việt Nam.

chan nuoi de

Hiện tại cũng đang thấy nhiều mô hình nuôi nhốt hoàn toàn thành công. Những mô hình đó ổn được mọi người làm theo. Chứ còn đi con đường riêng mạo hiểm thì cũng không nên.

Nên xem:   Bệnh mụn nước ở lợn

Ví dụ như mua một quả đồi sau đó thả dê chăn nuôi trên đó thì khó. Bởi vì gần như chẳng có ai làm như vậy thì làm sao chúng ta học hỏi được kinh nghiệm.

Cho nên vậy nếu như tự đi một con đường riêng thì sẽ có những khó khăn nhất định. Do vậy phù hợp nhất khuyên các bác nên chọn nuôi nhốt.

Chuồng trại chăn nuôi dê

Chuồng trại thực tế là một mô hình đầu tư khá nhiều vốn. Thế nên là các bác mới bước vào chăn nuôi dê có một số vốn vừa phải. Thì chúng tôi nghĩ là có thể lấy gỗ ở địa phương đóng chuồng đơn giản thôi.

Nhưng nó phải đạt được đầy đủ là ba tiêu chí, thứ nhất là nó phải cao ráo. Thứ hai là phải thoáng khí và thứ ba là phải tránh được khí lạnh. Bằng cách các bạn có thể lấy bạt để che chắn, làm như vậy thì giảm tránh được bệnh tật trên đó rất nhiều.

Tức là chúng ta không phải can thiệp biện pháp thú y nhiều, con dê nó sẽ khỏe. Đó là chuyện xây dựng chuồng trại thì nó chỉ đơn giản như vậy thôi.

Các loại chuồng nuôi dê

Nuôi dê vỗ béo khác với nuôi dê sinh sản ở một chỗ. Là khi mà đưa con dê vào lồng nuôi thì các bác sẽ nhốt luôn ở đó ba bốn tháng luôn. Các bác sẽ không phải thay đổi gì cả, thế nên mà mô hình chuồng hai máng ở giữa. Hai dãy chuồng hai bên thì cô lập hoàn toàn.

chan nuoi de

Tức là khi đưa con dê vào chuồng thì sẽ không thay đổi gì cả. Bởi vì muốn thay đổi rất là khó khăn.

Có thể phối hợp hoạt động song song nuôi vỗ béo và sinh sản để duy trì. Như vậy là ta sẽ có hai mô hình chuồng, với chuồng sinh sản sẽ có đường đi ở giữa. Thì các bác có thể luân chuyển dê.

Ở mô hình chăn nuôi dê sinh sản thì các bác phải luân chuyển dê rất là nhiều. Gọi là kỹ thuật phân tách đàn.

Với những con đực giống các bác cũng cần chuẩn bị ô nuôi riêng khoảng hai mét vuông. Để cho nó thoải mái, còn dê cái sinh sản cũng phải ô riêng, với 0,8 mét vuông một con.

Rồi những chuồng chăn nuôi dê hậu bị riêng thì tầm 0,6 mét vuông là được. Rồi một chuồng nữa là chuồng cho dê bệnh. Những dê bị bệnh thì chúng ta phải tách ra để tránh nó lây ra toàn đàn.

Nên xem:   Dê bị bệnh ghẻ, nấm và nhiễm khuẩn kế phát

Một loại chuồng nữa để úm dê con. Khi đẻ ra tuần đầu thì các bác để con mẹ và con vào một chuồng riêng. Tránh những con khác dẫm đạp, cũng như là chuồng riêng thì các bác phải sát trùng chuồng trại thường xuyên.

Vì những con dê con khi mới sinh ra yếu hơn nên dễ nhiễm bệnh. Mầm bệnh có thể xâm nhập vào những con mới sinh thế nên cần đưa vào chuồng riêng sạch.

Nếu nhiệt độ khu vực lạnh quá thì các bác cũng có thể dùng đèn thêm. Để trong chuồng dê con thì sẽ hiệu quả hơn và sẽ ít bị thiệt hại khi mà con dê còn bé. Như vậy đảm bảo rất ít thất thoát, cứ nuôi là lớn thôi.

Đó là một số chú ý về chuồng trại chăn nuôi dê.

Giúp cho ngành chăn nuôi dê nhiều hơn, nhiều người lấy được cảm hứng nuôi dê. Nhiều người tự tin nhảy vào chăn nuôi dê và có được hiệu quả tốt.

Chọn giống dê

Chia sẻ với các bác chúng ta chọn giống dê nào để nuôi cũng như là thời điểm chúng ta bắt dê. Bắt dê bầu hay là dê hậu bị về? Tổng quan lại về vấn đề dinh dưỡng, cho con dê ăn thế nào để mau lớn, mau phát triển.

Thứ nhất là chúng ta sẽ chọn giống dê nào để nuôi, ở trên thị trường hiện tại có nhiều giống. Thì theo quan điểm chúng tôi giống dê nào tốt nhất. Thứ hai là mua dê giống thì bắt về ở thời điểm nào? Ví dụ như cái con, cái có bầu, cái hậu bị hay cái mẹ đã sinh sản.

Chọn giống dê nào để nuôi

Chúng tôi sẽ phân tích hai vấn đề là chăn nuôi dê hướng sữa với hướng thịt. Thì các bác muốn nuôi hướng sữa thì phải trả lời được một câu hỏi như thế này.

Đó là khi vắt sữa dê thì bán cho ai và ai là người thu sữa dê? Nếu như trả lời được rồi thì ok, các bác hay đầu tư vào chăn nuôi dê hướng sữa.

Rồi chúng ta sẽ quay trở lại với vấn đề nuôi dê hướng thịt. Thì ở trên thị trường Việt Nam đang có khoảng bốn giống dê chính. Sẽ không nhắc đến những giống dê ở nước ngoài như dê Thái, dê Lào gì đó… Thì hiện tại vẫn có những anh em đang nuôi những giống đó.

Nhưng chúng tôi không khuyên các bác nuôi vì khi vận chuyển quá xa. Và khác biệt thời tiết thì nó rủi ro cao. Ở nước ta thì có những giống phổ biến sau: dê cỏ, dê bách thảo, dê bo, dê bo lai.

Nên xem:   Nguyên nhân và cách khắc phục dê mất sữa

Các bác có hỏi dê bo lai loại nào thì theo chúng tôi ở đây là bo lai F1 rất ít. Đa số sẽ là lai qua rất nhiều thế hệ rồi, thế nên ta thống nhất chỉ là bo lai chứ không rõ lai loại nào.

Việc lựa chọn giống dê nào để nuôi thì xin chia sẻ với các bác như thế này. Các bác hay đi tìm hiểu đầu ra ở tỉnh thành của các bác. Tìm hiểu thử xem họ ưa chuộng tiêu thụ giống dê nào. Thì cần giống nào ta đáp ứng loại đó. Như vậy sẽ an toàn hơn khi bắt tay chăn nuôi dê.

Thời điểm bắt dê

Tiếp theo là chúng ta đến vấn đề lựa chọn thời điểm nào để bắt con dê.

Thứ nhất là các bác có số vốn ít, vừa phải và chịu khó nuôi lâu, chờ lâu. Thì các bác hãy cứ bắt con dê cái con, nó ít tiền và có thể bắt nhiều con hơn. Đó là với những ai có điều kiện kinh tế vừa phải thì ta bắt con dê cái con về nuôi.

chan nuoi de

Tiếp theo còn lại chúng tôi khuyên mua dê cái hậu bị. Còn dê cái bầu thì không bắt vì qua quá trình vận chuyển rồi đổi thức ăn giữa trại giống nó ảnh hưởng.

Người mới nuôi thì không chọn dê cái đã sinh sản. Bởi có ít kinh nghiệm sẽ dễ mua phải những con đã đẻ bảy tám lứa rồi.

Ta bắt những con hậu bị nặng tầm hai lăm đến ba mươi ký là thời điểm bắt đầu lên giống. Thì ta chấp nhận lần đầu tiên có thể đẻ ra được một hai con thôi.

Bắt dê hậu bị

Về chuyện bắt con đực thì bắt những con đầu xô đẹp một chút. Việc tìm một con tốt sẽ chếm nhiều thành công của một trại. Sẽ chia sẻ cách chọn dê đực giống sau.

Đó là những chia sẻ về bắt con dê ở thời điểm nào. Ít tiền thì các bác bắt con dê cái con để nuôi lâu dài cho nó lớn. Sau đó thì các bác tự phối giống. Nếu như mà muốn bắt con lớn luôn thì hãy bắt những con dê cái hậu bị.

Thực ra đây chỉ là những lời khuyên của chúng tôi làm sao khi bước vào chăn nuôi dê ít rủi ro nhất. Nếu xem xát cảm thấy hợp lý, bà con có thể làm theo như vậy.

Bà con thân mến, chăn nuôi dê không phải là một nghề khó. Tuy nhiên để vào sâu được và đi xa được cùng với con dê. Chắc chắn cần có những người chỉ hướng, đó là những người đã làm, có các mô hình chăn nuôi dê hiệu quả. Nếu chưa tìm được mô hình hợp lý, chúng tôi tự tin đồng hành cùng các bác chăn nuôi dê từ đầu.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận