Để phòng chống dịch có thể diễn ra trên vật nuôi. Thì công tác vệ sinh chuồng trại là một yếu tố rất quan trọng. Khi mà tiến hành vệ sinh chuồng trại thì thường là chúng ta sẽ tiêu độc chuồng trại. Thì có hay chăng là chỉ cần xử lý vôi là đủ. Hay là cần phải dùng thêm các loại hóa chất nào khác? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một số loại thuốc sát trùng chuồng trại. Bên cạnh đó là các nguyên nhân sử dụng không hiệu quả và cách làm sao để sát trùng hiệu quả nhất.
Mục lục nội dung
Một số loại thuốc sát trùng chuồng trại
Sau đây là một số loại thuốc sát trùng chuồng trại được chuyên gia đề xuất. Bà con chú ý tham khảo để sử dụng sao cho hợp lý nhất.
– Thuốc Farm Fluid S
– Thuốc sát trùng novadine 10%
– Thuốc Virkon S
– Thuốc sát trùng Disina
– Thuốc sát trùng Cloramin B
– Formol
Các loại thuốc trên đều có thể dễ dàng mua được tại các cửa hàng thuốc thú y. Bà con chú ý đọc kỹ và làm theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Khi phun chú ý đủ nồng độ và đậm độ. Ngoài ra thì còn vôi một là chất cơ bản và dễ mua, dễ sử dụng. Để từ đó bà con kết hợp với các loại thuốc trên sao cho hợp lý.
Sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại. Bà con cần tham khảo sau đây:
Chỉ cần xử lý ở khu vực nền chuồng thôi. Hay là cần phải xử lý tất cả cái khuôn viên trang trại. Xin tư vấn với bà con như sau:
Ba bước xử lý vệ sinh chuồng trại
Để sử dụng vôi bột để sát trùng chuồng trại và bãi thả không thôi thì không đủ. Mà chúng ta phải áp dụng biện pháp tổng hợp. Sau đây xin giới thiệu với bà con sáu bước để sát trùng chuồng trại một cách có hiệu quả và an toàn.
Bước thứ nhất là bà con thu gom toàn bộ chất thải, phân, trấu… của lứa trước ra để cho vào hố ủ. Rồi chúng ta rắc vôi bột và các chế phẩm xử lý lên rồi lấp lại. Bước thứ hai là chúng ta đưa toàn bộ cái dụng cụ trong chuồng như máng. Và ngâm trong cái hố để xử lý.
Bước thứ ba là bà con dùng vòi nước mạnh để rửa sạch mái chuồng. Các bụi bẩn bám quanh tường và sàn chuồng. Bước thứ tư là bà con dùng chính cái vôi bột đó rắc vào nền chuồng. Sau đó là bơm nước vào để ngâm và dùng chính nước vôi. Chúng ta lên toàn bộ hành lang bên trong và bên ngoài của nền chuồng nuôi.
Xử lý bãi chăn thả
Và riêng đối với bãi chăn thả thì chúng ta phải cày xới đất lên. Và dùng vôi một rắc toàn bộ khu vực bãi chăn thả. Bước thứ năm là sau khi làm như vậy rồi để chuồng khô tự nhiên. Bà con sử dụng một trong các sản phẩm khử trùng tiêu độc sau:
Một là có thể sử dụng Five – BKG hoặc Five – BKGF hoặc cái thứ ba là Five – Iodine. Để phun toàn bộ khu vực quanh chuồng nuôi. Và bước cuối cùng khi gà chuẩn bị nhập về trước hai đến ba ngày thì buông toàn bộ bạt chuồng xuống. Và đưa toàn bộ dụng cụ chăn nuôi vào và chúng ta tiến hành xông formol. Để đảm bảo vệ sinh tiêu độc một cách triệt để nhất. Và giúp cho cái lứa nuôi gà, nuôi nhím, lợn rừng, chim bồ câu, chim cút tiếp theo đạt hiệu quả và an toàn dịch bệnh cao nhất.
Nguyên nhân dùng thuốc sát trùng chuồng trại không hiệu quả
Là vấn đề nan giải mặc dù bà con cũng đã thực hiện thường xuyên trong các đợt nuôi. Mà hiệu quả thường không cao. Đó là sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại trong tẩy uế chuồng. Cũng như tẩy uế môi trường quanh. Mặc dù đã dùng thuốc tẩy uế trước khi có dịch. Cũng như là sau khi có dịch hoặc là trong khi. Nhưng hiệu quả khống chế dịch bệnh thường là không cao.
Những nguyên nhân tại sao khi mà sử dụng thuốc sát trùng. Đã tác động thuốc sát trùng tới môi trường chăn nuôi. Mà lại không có hiệu quả cao. Là do mấy lý do sau đây.
Quá trình chăn nuôi khống chế dịch bệnh rất cần được quan tâm. Nó giúp nâng cao năng suất chăn nuôi cũng như hạn chế tỉ lệ rủi ro. Và trong quá trình khống chế dịch bệnh thì chúng ta phải làm ba khâu.
Khâu thứ nhất là vệ sinh phòng bệnh. Thì ở đây nó bao gồm vệ sinh cơ học. Tức là chuồng nuôi phải đều đặn được dọn hết các chất độn chuồng. Và trong quá trình thì chuồng cũng như môi trường. Phải đều đặn sạch khô ráo, thì đó là khâu thứ nhất của vệ sinh thú y.
Khâu thứ hai là phải tẩy chuồng nuôi bằng các thuốc sát trùng. Cũng như là định kì tẩy môi trường bằng các chất sát trùng. Trên thực tế có rất nhiều các chất sát trùng nhưng mà khi sử dụng thì bà con thường phàn nàn. Hoặc là thuòng đưa ra những ý kiến là thực hiện sát trùng chuồng nuôi thường không đạt hiệu quả cao.
Năm lý do dùng thuốc sát trùng chưa hợp lý
Vậy tại sao lại như vậy? Thì có mấy vấn đề sau đây.
Thứ nhất là trong quá trình sử dụng các thuốc sát trùng chuồng trại. Bà con chúng ta chưa đọc kĩ những chỉ dẫn trong quá trình thực hiện dung dịch thuốc sát trùng. Thì những chỉ dẫn trên bao bì của nhà sản xuất bà con chưa đọc kĩ.
Mỗi loại thuốc sát trùng có những tỉ lệ pha khác. Giữa thuốc sát trùng với nước sạch thường để đảm bảo nồng độ để diệt được mầm bệnh. Nhưng trong vấn đề này thì bà con không chú ý tới.
Mà khi có thuốc thì chỉ biết là thuốc rồi pha theo cách chủ quan của bà con. Thế vậy thì nếu chất sát trùng không đúng nồng độ thì hiệu quả diệt không cao. Đó là lí do thứ nhất mà ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.
Thứ hai, pha đúng nồng độ rồi. Nhưng trong quá trình phun bà con không chú ý tới đậm độ của các dụng cụ chăn nuôi cũng như là chuồng nuôi. Hoặc là các bảo hộ lao động. Vì vậy mà đúng nồng độ nhưng không chuẩn đậm độ. Cũng ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc sát trùng chuồng trại.
Không đúng đậm độ thì việc sát trùng có hiệu quả không cao. Trên thực tế cũng có nhiều bà con pha thuốc sát trùng xong rồi phun rất nhanh. Trong thời gian rất ngắn phun được diện tích chuồng trại rất nhiều. Nếu mà phun như vậy thì không đúng đậm độ, sẽ không có tác dụng tốt với việc diệt mầm bệnh. Hay là nó sẽ giảm đi tác dụng của chất sát trùng.
Thay mới chất độn chuồng
Vấn đề thứ ba là bà con vẫn còn có suy nghĩ. Đó là đã là thuốc sát trùng thì dùng trong bất kể điều kiện chuồng nuôi như thế nào. Có nghĩa là thuốc sát trùng phun lên khu vực chăn thả. Như chuồng vẫn còn rất nhiều các chất thải.
Tức là các chất thải ở đây có thể là chất độn chuồng, phân, nước tiểu. Các chất hữu cơ khác và thức ăn,… Ví dụ như trong một số trường hợp chăn nuôi gà, cái chất độn chuồng đã bẩn, bị ô nhiễm. Đáng lẽ là phải thay chất độn chuồng. Nhưng mà một số bà con chúng ta không thay.
Cứ suy nghĩ là đã có chất sát trùng rồi thì không cần thay. Do đó mà tiết kiệm được việc mua chất độn chuồng. Bên cạnh đó là tiết kiệm được công lao động. Chính vì vậy mà dùng thuốc phun trực tiếp lên khu vực chuồng. Khu vực chăn nuôi vẫn còn các chất thải.
Nếu mà tiến hành như vậy thì pH của các chất thải làm ảnh hưởng tới pH của chất sát trùng. Chính vì lý do đó mà hiệu quả của thuốc sát trùng chuồng trại không cao. Thì đó là lý do thứ ba.
Lý do thứ tư là bà con vẫn chưa nhận thức được vi khuẩn. Hoặc là mầm bệnh có khả năng kháng lại thuốc sát trùng. Nhưng bà con không nhận được vấn đề đó mà cứ cho rằng. Thuốc sát trùng tốt thì cứ giữ bao nhiêu lâu và sử dụng bao nhiêu lâu thì cũng được.
Thay đổi thuốc thường xuyên
Trên thực tế các nhà chuyên môn đã nghiên cứu là một loại thuốc sát trùng có tốt đến đâu đi chăng nữa. Chỉ sử dụng trong một khoảng là ba tháng. Ngoài khoảng thời gian đó thì phải thay thuốc sát trùng chuồng trại khác.
Nhưng nhiều khi bà con không chú ý tới, thấy thuốc sát trùng tốt và giá hiện tại hợp lý. Do vậy mua tích trữ có thể dùng năm sáu tháng hoặc có thể dùng một năm. Thì đó cũng là một lý do có thể ảnh hưởng đến chất lượng thuốc sát trùng chuồng trại.
Để khoảng thời gian trống chuồng
Và một vấn đề nữa mà bà con cũng không chú ý tới. Đó là khi tẩy uế thì bà con cũng phải để khoảng thời gian trống chuồng. Phải đủ trong một khoảng thời gian nhất định. Ít nhất trong trường hợp chưa có dịch thì phải mười lăm đến hai mươi ngày.
Nếu đã có dịch xảy ra xung quanh thì phải bốn mươi lăm đến năm mươi ngày. Còn trong trường hợp mà dịch lây lan nhanh và yếu tố dịch bệnh nguy hiểm thì phải để thời gian một vài tháng. Lấy ví dụ như trong trường hợp cúm gia cầm hoặc là bệnh dịch tả lợn.
Khi đó phải dùng thuốc sát trùng xử lý nghiêm ngặt và đồng thời để khoảng thời gian trống chuồng. Hai đến ba tháng rồi mới tái đàn. Đó là những lý do mà tại sao vẫn phun thuốc sát trùng nhưng hiệu quả không được cao. Và khu vực phun thuốc sát trùng rồi vẫn xảy ra dịch bệnh.
Những lý do chúng tôi đã nêu ở trên. Bà con cần phải hiểu và cần phải nhận thức được vấn đề đó. Để sau này sử dụng thuốc sát trùng một cách hợp lý. Vừa tiết kiệm được chi phí trong quá trình chăn nuôi. Đồng thời vừa nâng cao được hiệu quả phòng bệnh cho vật nuôi.
Vệ sinh chuồng trại mấy lần một tuần
Tôi vệ sinh chuồng trại sát trùng một lần mỗi tuần thì có phù hợp không?
Khi mà thời tiết nó thay đổi bất thường hoặc là bạn nuôi gà mà liền kề có những vùng bị dịch. Thì mình mới thực hiện phun sát trùng một tuần một lần. Còn nếu mà không mình có thể áp dụng một quy trình coi như là một tháng một lần. Hoặc là hai mươi ngày một lần cũng được.
Không nhất thiết là phải xịt một tuần một lần. Vấn đề thứ hai nưa là khi xịt chuồng thì nó phải căn cứ vào cái đệm lót của bạn. Có áp dụng quy trình chăn nuôi độn lót sinh học hay không. Nếu mà bạn sử dụng độn lót sinh học thì chỗ nào bạn xịt thuốc sát trùng không được phun lên trên đó.
Nếu bạn phun trên đó thì sẽ diệt luôn cái vi khuẩn. Nên là chỉ được phép xịt lên tường hoặc là xịt ra ngoài hành lang, ra ngoài sân chơi thôi. Ngoài vấn đề xịt chuồng thì người ta vẫn có thể sử bằng các biện pháp để sử dụng các thuốc rẻ tiền như là rắc vôi không vẫn được mà. Cứ không nhất thiết là phải dùng thuốc sát trùng xịt liên tục.
Nó vừa tốn kém mà nó cũng làm thay đổi cái hệ vi sinh vật có lợi ở trong môi trường của chăn nuôi. Thế nên là nhắc lại việc xịt chuồng nó còn phải căn cứ vào tình hình dịch tễ. Nhiễm bệnh của khu vực xung quanh, nếu khu vực xung quanh an toàn. Thì bạn không nhất thiết phải dùng thuốc xịt mà cứ một tháng làm một lần cũng được.
Chú ý vệ sinh cơ học
Nhưng mà hàng ngày thì các máng là phải lau mỗi tuần. Chứ không là bụi bẩn rồi vi khuẩn sẽ bám trong đấy. Thế nên là vệ sinh cơ học là rất quan trọng. Rồi còn về vệ sinh hóa học là bạn phải căn cứ vào tình hình dịch tễ để làm.
Hy vọng rằng bà con đã nắm rõ được các nguyên nhân tại sao sát trùng chuồng trại mà không có hiệu quả. Để từ đó có cách sử dụng hợp lý, kết hợp với các loại thuốc sát trùng chuồng trại chúng tôi đã giới thiệu.
Theo: Thủy Tiên