Kinh nghiệm chăn nuôi cừu cho hiệu quả cao

Kỹ thuật nuôi cừu cho hiệu quả cao. Tìm hiểu mô hình nuôi cừu trong điều kiện khí hậu thay đổi. Cách chọn giống cừu. Lưu ý về dinh dưỡng và chăn thả. Điều trị bệnh thương hàn trên cừu.

Các bạn thân mến, cừu là đối tượng gia súc được biết đến với nhiều ưu điểm như là sinh trưởng phát triển tốt, khả năng thích nghi cao, ít mắc phải dịch bệnh. Tuy nhiên, đến thời kỳ sinh sản nếu như các bạn không chăm sóc quản lý tốt. Thì chất lượng của đàn cừu sau này sẽ bị ảnh hưởng. Sau đây là hướng dẫn một số lưu ý khi nuôi cừu.

Một số lưu ý khi chăn nuôi cừu sinh sản

Con không lấy để làm giống, nhìn chung ngoại hình không có được đẹp. Cổ quá dài, mặt không được đẹp. Nếu để những con cừu này làm giống thì sau đó nó sinh sản. Thì những thành tích tốt của nó không có. Có thể là nó đẻ được ít con và trọng lượng sơ sinh của nó cũng thấp.

Và khả năng tăng trọng của cừu con không cao. Cái thứ hai nữa là sinh con ra thì tỷ lệ nuôi sống khả năng sẽ thấp.

Để chọn cừu sinh sản nên chọn những con từ sáu tới mười tháng tuổi. Bởi khi đó các bộ phận trên cơ thể đã phát triển hoàn chỉnh. Người nuôi có thể dựa vào các tiêu chí về nguồn gốc và ngoại hình để đánh giá phẩm chất con giống.

nuoi cuu

Cừu giống phải là con của những con cừu bố mẹ có thành tích tốt. Trọng lượng trung bình từ mười lăm đến hai mươi kg đối với con cái. Và từ hai mươi đến hai mươi lăm kg đối với con đực.

Con cái có đặc điểm kết hợp tốt như cổ không bị quá dài, ngực nở. Các chi thẳng, hông rộng, bụng to nhưng không sệ. Thêm đó là bầu vú của nó gắn chặt vào thành bụng. Trên bề mặt có các tĩnh mạch ngoằn nghoèo thể hiện sau này cừu sẽ cho sữa nhiều.

Với con cừu đực phải chọn con có cổ phải to, bụng thon, lưng thẳng. Tứ chi là phải khỏe mạnh, đặc biệt là hai hòn “cà” phải săn chắc và có tính hăng. Và tỷ lệ thụ thai phải 85 % trở lên.

Kiểm tra khu vực chuồng nuôi cho cừu đẻ

Chuồng nuôi theo tập tính của cừu sẽ thường đóng chuồng sàn. Từ các nan gỗ có để khe vừa phải, to quá thì sẽ bị lọt chân cừu con xuống. Đặc biệt đóng các ô chuồng ghép, để khi sinh thì sẽ ở trong các chuồng riêng.

Nên xem:   Gà Ri Ninh Hòa – đặc sản ngon, nguồn gen quý hiếm của tỉnh Khánh Hòa

Đối với chuồng ghép thì trong thời gian ngắn chỉ cần dùng xô hoặc chậu để cho nó ăn thêm trong lúc mà mới đẻ.

Sau khi phối từ mười sáu tới hai mươi mốt ngày mà cừu chưa có biểu hiện động dục lại. Khi đó chứng tỏ cừu đã mang thai. Trong thời kỳ này các bạn cần điều chỉnh chế độ cho cừu ăn một cách hợp lý.

nuoi cuu

Về dinh dưỡng thì cho ăn tức là khoảng ba đến năm kg cỏ mỗi ngày. Và thức ăn tinh từ một lạng đến ba lạng mỗi ngày. Thêm vào đó là tầm bốn lạng củ quả.

Chú ý dinh dưỡng cho cừu đẻ

Trong thời kỳ nó chuẩn bị đẻ, cách khoảng năm đến mười ngày thì giảm lượng thức ăn tinh bột. Để nhằm mục đích đỡ tình trạng viêm vú, sốt sữa.

Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cừu. Thì công tác vệ sinh ngăn bệnh cũng vô cùng quan trọng. Quyết định đến sự thành bại của lứa cừu mới.

Ta phải phòng bệnh bằng cách vệ sinh máng ăn uống, vệ sinh chuồng nuôi. Đều đặn quét dọn chuồng, dọn phân và mang phân đó đi cách xa chuồng tối thiểu 50 m.

Phòng trừ cho cừu bằng các loại vaccin, với riêng cừu sinh sản thì khi đẻ một tháng thì không được sổ. Và sau khi phối một tháng là không nên sổ và tiêm phòng.

Khoảng một tháng trước khi cừu đẻ, các bạn không chăn thả xa. Cho vào khu nuôi riêng, có lót ổ. Bổ sung đồ ăn tinh và rau mềm, tránh thức ăn hôi mốc.

Mô hình chăn nuôi cừu thích ứng với biến đổi khí hậu

Trung tâm đã hướng dẫn người dân phát triển các đối tượng vật nuôi thít nghi được với khô hạn. Trong đó thì cừu Phan Rang được xem là một đối tượng vật nuôi tiềm năng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Theo các chuyên gia tính toán, để sinh trưởng tốt cừu cần cung cấp lượng rau ăn xanh bằng 25 – 30 % khối lượng cơ thể. Tức là một con cừu khối lượng 20 kg sẽ tiêu tốn năm đến sáu kg cỏ một ngày.

Những cơn mua đầu mùa khiến những cánh đồng cỏ, những bãi chăn thả cừu ở Ninh Thuận hồi sinh. Vậy thì một  đồng cỏ sẽ duy trì được cho đàn cừu trong bao lâu.

Tỉnh Ninh Thuận được biết đến là một mảnh đất ít mưa mà nhiều nắng. Tuy nhiên con cừu có những đặc tính quý dẻo dai của nó như vậy. Nhưng mà với lượng mưa ít thì lượng cỏ trên các cánh đồng cũng sẽ không đủ để duy trì được lâu.

Do vậy thì ngành nông cũng có những biện pháp nhất định hỗ trợ cho người dân thay đổi cây trồng. Trong đấy đặc biệt quan tâm đến đối tượng là trồng cỏ để chăn nuôi, chế biến, dự trữ thức ăn cho gia súc quanh năm.

Ở Ninh Thuận, cừu được chăn thả trong tự nhiên từ bảy đến tám tiếng mỗi ngày. Trong khoảng thời gian này cừu sẽ tận dụng nguồn thức ăn xanh trong tự nhiên như cỏ, lá, thân cây. Thậm chí cả xương rồng cũng có thể trở thành món ăn khoái khẩu của chúng vào mùa khô hạn.

Nên xem:   Những suy nghĩ về “Được mùa mất giá, mất mùa được giá”

Cách thức chăn thả cừu

Nhà bà Như tại huyện Ninh Phước là một trong những hộ chăn nuôi cừu lớn với quy mô đàn lên tới hơn 900 con. Chăn nuôi trên quy mô lớn trong điều kiện nắng hạn quanh năm. Xong công tác quản lý đàn cừu của bà Như cũng không mấy khó khăn.

nuoi cuu

Buổi sáng bảy giờ rưỡi cho cừu ra ngoài bãi chăn thả. Còn bốn giờ rưỡi cho cừu về cho cừu ăn thêm bữa chiều. Cho ăn thêm tùy lượng ví dụ mùa nắng thì cho ăn nhiều. Còn mùa mưa thì nó ăn cỏ ngoài đồng no nên cho ăn ít lại.

Lượng mưa nhỏ khiến những cánh đồng cỏ khô cháy chưa kịp phục hồi. Do đó để chủ động thức ăn cho đàn cừu, bên cạnh việc chăn thả trong tự nhiên. Bà Như phải đầu tư hệ thống tưới để trồng thêm bảy sào cỏ.

Chi phí đầu tư bảy sào cỏ khoảng 20 triệu. Khi rải phân và tưới đủ thì cỏ sẽ lên dần dần liên tục. Theo bà tính toán thì một cặp cừu giống khoảng mười tháng tuổi có giá dao động từ năm đến sáu triệu đồng.

Cừu là đối tượng chăn nuôi hợp lý

Nếu chăn nuôi tốt, sau hai năm cừu sẽ đẻ ba lứa. Vừa bán giống, vừa bán thịt. Bình quân một năm sau cả gia đình bà thu lãi cao trên vài trăm triệu đồng.

Ai có nhu cầu mua gì thì bán loại đó. Ví dụ như mua giống cái để về sinh sản hoặc mua những con già về làm thịt. Theo trung tâm khuyến nông tỉnh, mô hình chăn nuôi cừu đã được phát triển độ hơn một trăm năm nay.

Là đối tượng vật nuôi truyền thống với khả năng thít nghi cao với đặc điểm khí hậu không thuận lợi. Mô hình chăn nuôi cừu tại các vùng vẫn được tiếp tục nhân rộng phổ biến. Hiện nay tổng đàn cừu của tỉnh đã đạt hơn 100 ngàn con.

Kỹ thuật chăm sóc cừu cũng được hướng dẫn để giúp chúng vượt qua mùa khô hạn. Nhờ hướng dẫn kỹ thuật qua các lớp đào tạo tập huấn, hướng dẫn trực tiếp. Đã giúp hạn chế được tỷ lệ cừu bị chết trong mùa khô hạn.

Áp dụng các kỹ thuật phải bổ sung đồ ăn vào mùa khô và hoặc là các loại đồ ăn tinh để cho cừu tăng trọng ổn định.

Giống cừu Phan Rang ở Ninh Thuận

Theo mọi người cừu ở Ninh Thuận coi là một loại cừu có lâu đời nhất trên nước ta. Tìm hiểu về loài cừu ở đây và xem chúng gắn bó với người dân như thế nào.

Là nơi có tổng đàn cừu to nhất cả nước với hơn 160 ngàn con, giống cừu ở đây tập trung chủ yếu tại năm huyện. Cừu ở đây là giống cừu thịt không phải nuôi để lấy lông như ở các địa phương khác.

Nên xem:   Cách chiết cây ăn quả ra rễ sau 2-3 tuần

Cừu Phan Rang có từ bao giờ? Tại sao vùng đất này lại thích hợp để nuôi cừu

Điểm phù hợp là nắng nhiều, mưa ít nên không bị lạnh do là giống cừu lấy thịt. Nuôi cừu thì có khác gì với các loại vật nuôi khác không?

Nói chung là cũng dễ nuôi so với các con khác như , ,… Cừu nuôi cho lợi nhuận cao. Ví dụ một người nuôi cừu có thể được tầm 400 con còn nuôi bò hay dê chỉ được một hai trăm con là hết.

Ở đây người dân thường chăn cừu cả ngày ngoài đồng, phổ biến là các gia đình người Chăm sẽ chăn cừu mướn cho các chủ. Việc hàng ngày của họ là chăm sóc và theo chân cừu cả ngày.

Bệnh thương hàn trên cừu

Gia đình tôi chăn nuôi cừu. Hai hôm gần đây một số con có hiên tượng đi ngoài phân lỏng, có máu và nhầy trắng, cừu bỏ bữa. Hỏi bệnh gì và cách chữa trị.

Đối với cừu khi mà tiêu chảy phân lỏng, có lẫn máu, nhớt. Và cái mùi nếu thậm chí chúng ta quan sát của phân là có mùi hôi. Thì đấy chính là bệnh thương hàn do vi khuẩn salmonella gây ra. Thế thì khi mà vi khuẩn thương hàn ký sinh trong đường tiêu hóa thì nó làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.

Cùng đó gây hiện tượng bị chảy máu. Và nếu như máu chảy ra nhiều thì chúng ta sẽ thấy ra ngoài theo phân. Nếu máu ra ít thì ta thấy phân màu vàng rất rõ.

Điều trị cừu bị thương hàn

Để khắc phục hiện tượng này thì sử dụng thuốc như sau:

TRIMETHOPRIM + SULFAMETHOAOL hoặc có thể dùng FLORFENICOL hoặc có thể dùng NORFLOXACIN

Tiêm bắp một lần trên ngày và liên tục trong vòng năm ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn. Thứ hai là cần phải tăng cao sức chống chịu cho cừu bằng cách sử dụng CAFEIN + VITAMIN B1, C. Tiêm bắp một lần trên ngày liên tục trong ba đến năm ngày liền.

Trong lúc nhiễm bệnh này bao giờ cũng có biểu hiện sốt. Có thể sốt từ nhẹ cho đến cao,. Chính vì thế nên các bạn phải áp dụng thuốc ANAIGIN C tiêm bắp trong ba ngày liền. Để đưa nhiệt độ trở về trạng thái bình thường.

Thế mà để tránh hiện tượng xuất huyết, giảm xuất huyết đường tiêu hóa thì chúng ta sử dụng VITAMIN K tiêm bắp hai lần trên ngày trong ba đến năm ngày. Để giảm hiên tượng xuất huyết ở đường tiêu hóa.

Và cuối cùng thì chúng ta nên dùng một thuốc gọi là CATOSAL 10 % là thuốc bổ. Tiêm bắp một lần trên ngày trong ba ngày liền. Thì với phác đồ điều trị như vậy là có thể khống chế được bệnh do vi khuẩn thương hàn gây ra cho cừu.

Chuyên gia: Quang Hưng

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận