Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bạch Đàn

Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với quý cô bác, anh chị về kỹ thuật trồng cây bạch đàn. Mật độ như thế nào là hợp lý tùy theo vùng địa hình. Kiến thức về các loại bạch đàn, những loại nào hay được dùng hiện nay. Bên cạnh đó là công dụng bạch đàn.

Tìm hiểu cây cây bạch đàn

Các loại bạch đàn

Ở nước ta hiện nay có khoảng mười loại bạch đàn phổ biến:

  • Bạch đàn đỏ hay được trồng ở vùng đồng bằng
  • Bạch đàn trắng trồng ở vùng gần biển
  • Bạch đàn lá nhỏ hay gặp ở khu vực Huế
  • Bạch đàn lá liễu ở vùng cao miền Bắc
  • Bạch đàn chanh trồng ở vùng thấp, tinh dầu có hương sả
  • Bạch đàn lá bầu trồng ở vùng cao nguyên
  • Bạch đàn to phát triển tốt ở đất phù sa
  • Bạch đàn ướt hay gặp ở cao nguyên Ðà Lạt
  • Bạch đàn Mai đen trồng ở các khu cao như Lâm Đồng
  • Thêm đó thì có một số loại bạch đàn Trung Quốc

Trong đó có các loại bạch đàn cho năng suất gỗ cao như: Bạch đàn lai GLGU9, GLU4, DH 32-29,…

Công dụng cây bạch đàn

Cây bạch đàn được sử dụng để làm gì?

Cây bạch đàn thường được biết đến nhiều với mùi hương không thể nhầm lẫn. Nhưng chúng có nhiều công dụng khác nhau. Chúng nằm trong số các loài thực vật làm cây bóng mát. Bạch đàn có thể phục vụ nhiều mục đích trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

Phục hồi rừng và là nguồn thức ăn cho động vật rừng

Cây bạch đàn được trồng ở nhiều khu vực trên thế giới, nơi nạn phá rừng đang là mối lo ngại lớn. Do đó, nó góp phần phục hồi khí hậu sức khỏe của Trái đất. Và chống lại các vấn đề cấp bách như biến đổi khí hậu.

Việc trồng cây bạch đàn trong rừng cũng giúp hệ động vật xung quanh chúng phát triển mạnh. Những cây này được sử dụng làm nguồn ăn và nơi ở của các sinh vật như:

Gấu túi: Những loài động vật ăn cỏ có túi này sinh sôi trong một khu rừng bạch đàn. Chúng được tìm thấy hoàn toàn dọc theo các bờ biển nước Úc. Và trú ngụ trên các cây bạch đàn. Koalas ăn lá bạch đàn và một vài loại thức ăn khác.

Sóc bay Úc: Những sinh vật nhỏ bé này được đặt tên nhờ khả năng bay đi chuyển đáng kinh ngạc. Giống như gấu túi, những loài thú có túi này sống trên cây bạch đàn và ăn lá của chúng.

Nên xem:   Trại gà H’mông ở Bình Dương

Lấy gỗ

trong cay bach dan

Cũng như mục đích trồng rừng của nó, cây bạch đàn thường được sử dụng để lấy gỗ trong rừng trồng bạch đàn. Gỗ của cây bạch đàn được biết đến là loại gỗ có khả năng chống mối mọt và hư hỏng rất tốt.

Cây thậm chí có thể tồn tại đến một thập kỷ trong môi trường ẩm ướt mà không bị mục nát. Thường được sử dụng như một tấm chắn gió môi trường ở khu vực Bắc Mỹ. Nhưng các tấm chắn bạch đàn này cũng có thể là một nguy cơ hỏa hoạn trong mùa khô.

Cây bạch đàn rất thuận tiện để sử dụng trong nghề mộc vì chúng dễ dàng đánh bóng, chà nhám và cắt gọt. Các bộ phận khác nhau của cây cũng là một sự lựa chọn của thợ mộc và những người đam mê đồ nội thất:

Dát gỗ của nó có màu nhạt và hoa văn quyến rũ.

Tâm gỗ của nó có màu đỏ thẫm, càng về già càng đậm.

Cây thường được dùng làm gỗ trong công trình: cọc chống, ván sàn, đồ nội thất, bột giấy… làm chuồng gà, chuồng heo

Liệu pháp hương thơm

Dầu bạch đàn được sử dụng để làm dịu và tạo hương thơm sảng khoái. Do đó, tinh dầu và các hợp chất được chiết xuất từ ​​loài cây này cho các mục đích:

  • Thư giãn, làm giảm căng thẳng
  • Thiền
  • Liệu pháp giấc ngủ
  • Kích thích tạo năng lượng

Bạn chắc chắn sẽ tìm thấy chiết xuất ở hầu hết các tiệm mát-xa và những nơi thư giãn.

Sử dụng làm thuốc

Một công dụng nổi tiếng khác của tinh dầu nằm ở lợi ích phục hồi sức khỏe của nó. Dầu cây có nhiều cách sử dụng, bao gồm:

Giúp giảm các vấn đề về hô hấp

Một số liệu pháp thảo dược bao gồm giảm các triệu chứng như:

Trong những trường hợp như vậy, cây được sử dụng dưới dạng lá bạch đàn đun sôi, thuốc mỡ và / hoặc xông hơi.

Tác dụng giảm đau

Một số nhà nghiên cứu tin rằng thuốc mỡ từ các loài bạch đàn có tác dụng giảm đau. Điều này có nghĩa là nó giúp giảm đau. Nó có thể được sử dụng tại chỗ để làm mềm cơ và giảm đau nhanh chóng. Dầu khuynh diệp cũng thường được sử dụng bởi những bệnh nhân bị viêm khớp.

Thuốc trừ sâu và xua đuổi côn trùng

Bạch đàn cũng rất tốt trong việc xua đuổi côn trùng gây hại và tiêu diệt chúng.

Năm 1948, Mỹ đã chính thức đăng ký dầu bạch đàn như một loại thuốc trừ sâu và diệt sâu bọ, để diệt ve và bọ ve.

Dầu bạch đàn chanh được một số người xài giống chất đuổi côn trùng; nó có hiệu quả trong việc chống muỗi.

Sản phẩm bạch đàn trong bảo vệ răng

Bạn sẽ tìm thấy kem đánh răng, nước súc miệng và thậm chí cả kẹo cao su có chiết xuất trong các cửa hàng. Và vì lý do tốt, cây có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi trùng. Điều này có nghĩa là nó có thể bảo vệ hiệu quả chống lại vi khuẩn gây ra các vấn đề như sâu răng.

Nên xem:   Quy trình xử lý ao nuôi cá

Mật độ trồng bạch đàn ở nước ta

Thông thường ở các vùng khác nhau sẽ khác nhau nhưng không dao động nhiều. Chủ yếu từ ngàn rưỡi đến hai ngàn cây trên một ha. Hố trồng đào sâu hai mươi phân, đường kính hố cũng hai mươi phân.

trong cay bach dan

Đào hố các hàng cách nhau ba mét rưỡi. Còn các cây cách nhau ít nhất hai mét.

Kỹ thuật trồng cây bạch đàn

Chuẩn bị cây giống

Gieo hạt

Thu hạt từ các cây lâu năm, có thể là từ sáu đến bảy năm. Và là các cây thuộc giống tốt, thân thẳng và không nhiễm sâu hại,… Quả chín sau khi lấy tầm khoảng tháng ba thì đem phơi khô sau đó rũ lấy hạt.

Các hạt giống thu được có thể bảo quản nơi thoáng mát ở túi kín. Sử dụng được tốt tầm hai năm.

Nên chuẩn bị đất tốt để gieo hạt chứ không nên gieo trực tiếp ở nơi trồng như vậy sẽ lâu. Cất trong nơi thoáng mát. Tưới nước hai bận một ngày đến khi các cây con mọc có lá thứ hai thì vào bầu.

Sau đó tiếp tục chăm sóc cho cây bạch đàn con bén rễ trong bầu. Đến tầm khoảng một tháng rưỡi khi cây đủ khỏe thì ta có thể đem trồng. Lúc này cây sẽ cao được khoảng ba mươi đến bốn mươi phân.

Một cách khác nữa nhanh hơn và nguồn giống ổn định hơn. Đó là mua các cây giống nuôi cấy mô khoảng ba tháng. Các cây này cũng cao tầm bốn mươi phân và có đường kính thân ba mươi mm. Chọn các cây thẳng, một nhánh.

Điều kiện địa hình và đất trồng

Đồi trọc hoặc đất bằng dốc ≤15 độ

Độ cao 80 – 100m

Đất: loại Feralit, hơi ẩm, hơi chặt, loại đất khác cũng được.

Thời gian trồng: hay vào cuối mùa xuân, tầm tháng 4 hàng năm.

Hố trồng

Kích thước hố trồng và mật độ như đã nêu ở trên.

Bón lót cho một hố phân chuồng ủ hoai mục (có càng tốt) và hai lạng phân NPK 5:10:8.

Xử lý trong vòng ba năm đầu, rẫy và nhổ các cỏ ăn theo để cây không bị cạnh tranh. Trồng thay thế các cây gãy hoặc chết càng sớm càng tốt. Năm đầu tiên thì một lần, các năm sau đó có thể ba hoặc bốn tháng một lần. Nếu đất cằn quá thì có thể cân nhắc bón thúc thêm NPK loại và lượng như trên.

Cây phát triển tốt sau chăm sóc sau đến bảy năm là có thể khai thác gỗ.

Bạch đàn bị rụng lá?

Hiện nay gia đình tôi có vườn cây bạch đàn đến nay đã trồng được khoảng hai năm. Xin được hỏi chuyên gia đối với vườn cây bạch đàn thì vào mùa đông cây bị trụi lá, khô cây. Nhưng khi đến mùa mưa thì cây lại ra lá bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao?

Theo chuyên gia đối với vườn cây bạch đàn mà dẫn đến hiện tượng rụng trụi lá. Đã có rụng lá thì người ta gọi là hiện tượng rụng lá mùa đông. Mùa đông thì nó không ra lộc mới mà thường sẽ rụng bớt lá đi. Nhưng khi đến giai đoạn trụi hết toàn bộ xong nó lại khô từ trên đầu ngọn khô xuống.

Nên xem:   Đặc sản Đông Bắc Bộ
trong cay bach dan

Thì chứng tỏ những cây này, vườn bạch đàn này chế độ chăm sóc của chúng ta rất kém. Hoặc là chế độ dinh dưỡng rất kém, bởi vì thế cho nên khi trồng thì người ta thường nói rằng là. Ba năm đầu thì chúng ta nên chú ý chăm sóc cho nó một chút.

Thứ nhất là diệt những cái cỏ dại, tranh chấp dinh dưỡng của cây. Hoặc là không để cho những cây khác chen lấn tranh chấp ánh sáng của nó. Chúng ta nên bón thêm một chút phân để kích cho bạch đàn phát triển tốt.

Do cỏ dại

Tất nhiên là thời kỳ cây nhỏ như thế này và nhất là ở những vùng mà có nhiều mối. Thì rất dễ có thể là bị mối tấn công cây. Mà chúng ta lại biết rằng khi mà người ta trồng bạch đàn thì lại trồng trên những loại đất nào?

Chính là những loại đất nghèo, đất có chế độ dinh dưỡng kém nhất. Không trồng cây gì được nữa thì người ta trồng bạch đàn. Bởi vì nên biết thế này, bạch đàn là một cây mà phá hoại đất rất mạnh. Cho nên là cứ chỗ nào trồng bạch đàn, lá của nó phủ đến đâu là cỏ cũng không mọc được.

Chứ đừng nhắc tới loại cây khác, chính vì thế cho nên là đất đã nghèo xấu như vậy rồi. Mà chúng ta lại không chú ý tăng cường cho nó thêm một chút hưu cơ hoặc là một ít phân nữa thì cây sẽ rất là kém. Mà cây đã kém rồi thì khả năng chống chịu lại càng kém hơn.

Dẫn đến là tỷ lệ rộng lá nhiều hơn và dẫn đến là nó khô dần, rụng hết lá rồi không còn quang hợp nữa. Thì ngọn non ở phía trên bắt đầu khô dần xuống. Có thể từ 10 – 20 cm, có những cây thậm chí tới 50 cm.

trong cay bach dan

Xong đó rồi rất may là cây bị như vậy nhưng mà không chết. Đến vụ xuân gặp điều kiện thuân lợi thì bạch đàn lại bật lá ra, sinh trưởng được. Và tất nhiên đối với vườn này thì tốc độ sinh trưởng sẽ bị giảm.

Biện pháp khắc phục

Bởi vậy đối với vườn này biên pháp khắc phục tốt nhất là chúng ta nên chú ý từ  một đến ba năm đầu. Tăng cường khâu chăm sóc diệt cỏ dại, tránh những sự tranh chấp. Để tạo điều kiện cho cây bạch đàn sinh trưởng tốt nhất.

Còn trong mùa đông khi mà chúng ta diệt cỏ thì có thể dùng những xác đó và vỏ cây để tù gốc giữ nước cho cây. Chứ còn điều kiện để tưới thì chắc là không có được. Chúng ta tù như vậy thì đã giảm được độ khô của đất đi và giữ được độ ẩm nhất định giúp cho cây bạch đàn phát triển được.

Chúc các bạn thành công với kỹ thuật trồng cây bạch đàn.

Theo: Thủy Tiên

4/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận