Ao đất là môi trường sinh trưởng tuyệt vời để nuôi cá trê. Kỹ thuật nuôi cá trê trong ao đất khá đơn giản, bà con nông dân nếu may mắn có thể thu được cá trê nặng tới 10kg.
Cá trê có nhiều chủng loại, nhìn chung đây là loài có khả năng sinh tồn trong môi trường không thuận lợi. Loài này có thể sống và sinh trưởng tốt trong môi trường có nồng độ Oxy hòa tan thấp, cơ thể loài cá này có một cơ quan hô hấp bổ trợ gọi là “hoa khế”. Bộ phận này có thể giúp cá thở được từ không khí. Trong môi trường sống bình thường, cá trê ăn các loại cá nhỏ, tôm nhỏ, trùn quế và ấu trùng của các loại côn trùng. Trong môi trường nuôi cá có thể ăn các phụ phẩm từ thịt động vật, các loại thức ăn công nghiệp. Cá trê chủ yếu tập trung sinh sản vào mùa hè, thường là đầu mùa, lúc lượng mưa khá lớn. Mỗi năm cá sinh sản khoảng 4-6 lần. Để đảm bảo cá sinh sản tốt nhiệt độ phải đảm ấm áp > 24oC. Trong kỹ thuật nuôi cá sinh sản, sau mỗi kỳ sinh tiến hành nuôi vỗ đề cá phát dục và tiến hành sinh sản lần nữa sau đó khoảng 1 tháng.
Mục lục nội dung
1. Kỹ thuật nuôi cá trê trong ao đất
Trong kỹ thuật nuôi cá trê, một điều luận lợi là loài cá này không kén môi trường, vì vậy kích thước ao nuôi không cần quá lớn. Tùy thuộc vào quỹ đất và điều kiện từng hộ nuôi mà chọn kích thước ao nuôi phù hợp. Nước trong ao có độ sâu vừa phải < 2m. Ao nuôi nên được thiết kế ở gần nơi cấp nước và thoát nước, Thuận lợi trong việc điều chỉnh lượng nước và thu hoạch. Nền ao nên được vét bớt bùn, kè bờ chắc chắn, tốt nhất là nên rào chắn quanh ao. Xử lý nền ao tốt, tát cạn, diệt cá dữ bằng dây thuốc cá, bịt kín các lỗ ở đáy. Bón vôi khử trùng.
2. Mật độ con giống
Trong kỹ thuật nuôi cá trê việc chọn cá giống rất quan trọng, nên chọn cá có kích thước đồng nhất, kích cỡ khoảng 2-3 đốt ngón tay. Mật độ giống trung bình cỡ 40 con / 1 m2. Thả cá vào lúc mát trời, thả cá từ từ hạn chế chênh lệch nhiệt độ giữa nước dụng cụ và nước trong ao.
Có thể bạn quan tâm: Quy trình nuôi cá trong bể xi măng
3. Cá trê ăn gì?
Nuôi cá trê rất dễ, cá tạp ăn, có thể ăn bèo, tấm, cám… Phụ phế cẩm từ nhà máy thức ăn thủy hải sản, các phần loại thải từ lò mổ gia cầm gia súc, ốc, tôm, tép con. Ứng với mỗi giai đoạn phát triển của cá mà điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Không cho cá ăn quá nhiều, quá sức tiêu thụ của cá, dễ gây ô nhiễm nguồn nước. Với cá nuôi trong tháng đầu tiên duy trì hàm lượng đạm trong tức ăn cỡ 30%. Tháng tiếp theo giảm dần xuống 25%. Từ tháng thứ 3 trở đi lượng đạm chỉ cần ở mức 19%. Mỗi ngày cho cá trê ăn 3 lần. Phân tán thức ăn đều trong ao, không rải thức ăn tập trung một góc.
4. Kỹ thuật quản lý ao nuôi cá trê
Để cá phá triển tốt, cần duy trì mực nước ổn định trong suốt quá trình nuôi. Khi phát hiện nguồn nước ô nhiễm, cần tiến hành thay nước cho ao nuôi. Lưu ý không thay toàn bộ nước trong ao, mỗi lần thay khoảng 30% lượng nước. Khuyến nghị trong điều kiện bình thường mỗi 7 ngày thay nước ao nuôi 1 lần.
- Thương xuyên quan sát, phát hiện dấu hiệu bất thường ở cá. Không cho quá nhiều hoặc quá ít thức ăn. Khối lượng thức ăn bằng khoảng 8% khối lượng cá.
- Thường xuyên trộng khoáng chất, Vitamin C vào thức ăn để cá tăng trưởng tốt, tăng cường khả năng chống chọi bệnh tật.
- Theo dõi hình thái cá thường xuyên, xử lý ngay khi cá bị bệnh.
- Vào mùa mưa lũ, kiểm tra rào chắn quanh ao, hạn chế cá thất thoát ra ngoài khi lượng nước đổ về quá lớn.
5. Thu hoạch cá trê
Sau thời gian khoảng 3 tháng giống cá trê lai có thể đạt kích thước đủ để tiêu thụ. Cá lớn có thể thu hoạch dần, tiếp tục nuôi cá nhỏ để chờ đến kích twhowsc phù hợp. Với cá trê nuôi có thể thu được 10kg/m2 sau khoảng 3 tháng. Loài cá này khá lành, hoàn toàn có thể nuôi ghép cùng với giống cá khác. Để cá đạt được khối lượng ngoại cỡ 10kg/ con cần phải nuôi và chăm sóc kỹ lên đến vài năm.