Kỹ thuật nuôi cá lóc 5 bước

Nuôi cá lóc không còn là một hướng phát triển mới. Tuy vậy làm sao để có hướng đi bền vững, nâng cao chất lượng và tối ưu quy trình. Để đạt được năng suất chất lượng tốt, mời bà con tham khảo kỹ thuật nuôi cá lóc.

Quy trình 5 bước kỹ thuật nuôi cá lóc

Trước đây bà con nuôi cá lóc trên sông, trên kênh rạch tự phát, kỹ thuật nuôi đơn giản. Khi cá mắc bệnh bà con sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh để phòng trị. Làm cho cá thương phẩm không an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện nay quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc sử dụng các loại cây thảo mộc, thuốc thú y thủy sản được cho phép. Để có sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm đã được chuyển giao đến hộ nuôi.

Quy trình nuôi cá lóc bao gồm sáu giai đoạn chính như sau: vụ nuôi, chọn điểm nuôi, thiết kế mùng nuôi, chọn giống và mật độ nuôi, quản lý và cho ăn, phòng và trị bệnh. Sau đây sẽ giới thiệu với bà con cụ thể kỹ thuật nuôi cá lóc.

Vụ nuôi

Vụ một bắt đầu từ tháng tư đến tháng năm, thu hoạch vào tháng tám đến tháng chín. Vụ hai thừ tháng tám đến tháng chín, thu hoạch vào tháng mười hai đến tháng giêng. Lưu ý bà con không nên thả cá nuôi vụ ba vì thời gian này cá nuôi chậm lớn. Do nguồn nước ô nhiễm, thức ăn khan hiếm, giá thành phẩm thấp.

ky thuat nuoi ca loc

Chọn điểm nuôi

Khi mà chúng ta chọn điểm nuôi thì đầu tiên là bà con nên chọn những chỗ có chiều sâu. Để đảm bảo tối thiểu là hai mét nước để khi mà chúng ta bố trí mùng thì đảm bảo mực nước trong mùng nuôi. Đó là cái thứ nhất, thứ hai nữa là lượng nước của chúng ta phải thông thoáng.

Tránh trong tình trạng chúng ta nằm trong những khu dân cư hoặc là những khu gần chợ thì chất thải từ chợ hoặc là từ sinh hoạt cá nhân rất là nhiều. Khi thải ra thì ảnh hưởng đến nguồn nước và làm cho con cá của chúng ta dễ bị bệnh, làm giảm sức đề kháng. Đến khi chúng ta nuôi thì sẽ không có hiệu quả cao.

Thiết kế lưới nuôi

Lưới nuôi làm theo kiểu chữ nhật để dễ dàng chăm sóc quản lý. Làm hai ô quây sát nhau để dễ dàng lọc cá đồng cỡ, tránh để xảy ra cá lớn ăn cá nhỏ. Bà con phải chọn khung cây chắc chắn, lưới bao là sợi ni lông chỉ lớn, ít thấm nước.

ky thuat nuoi ca loc

Chọn giống và mật độ nuôi

Khi mà chúng ta chọn cá giống để thả thì bà con nên chọn giống cá lóc lồng mười tức là khoảng từ sáu đến tám cm. Thì khi mà chúng ta chọn kích cỡ cá giống là mười thì con giống đã đạt tiêu chuẩn tốt. Tức là nó đã phòng được một số bệnh ngoại ký sinh ở trên cá lóc giống.

Nên xem:   Kỹ thuật nuôi Lươn không bùn tại nhà

Và đặc biệt khi bà con chọn thì cũng khuyến cáo là bà con nên chọn cơ sở giống có uy tín, có chất lượng. Có đầy đủ điều kiện các trang thiết bị sử lý giống thì nó sẽ tốt hơn so với những cơ sở mà không có trang thiết bị hiện đại và không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật. Thì cá giống chúng ta thả sẽ không đảm bảo yêu cầu chất lượng.

Bên cạnh đó thì có cảm quan, về cảm quan bên ngoài thì chúng ta phải chọn được những đàn cá lóc giống mà nó phản ứng linh hoạt. Thêm nữa là đồng màu, đồng cỡ, không bj mất nhớt, không bị có những cái đàn mà nó so le với nhau.

Tức là có những đàn cá giống mà có nhiều con lớn, nhiều con nhỏ phân cỡ với nhau. Thì chúng ta bắt về thả thì nó sẽ không đạt. Sau khi mà đem cá lóc giống về thả thì để cho bà con thả cá lóc giống không mất đầu con. Và phòng được một số bệnh như là ký sinh trùng hoặc là bệnh đen lưỡi.

Xử lý giống

Thì cách xử lý cá ở đây thì bà con chúng ta pha nước muối 3 %. Chúng ta lấy một thau nước, bỏ vào đó mười lít nước cộng thêm với 300 gam muối hột. Bỏ vào pha đều ra kết hợp với chúng ta sử dụng 100 gam lá xoan đập cho nó nhuyễn ra. Rồi bỏ vào trong thau nước muối 3 %.

Khi đem cá về thì chúng ta có thể bỏ cá vào đó tắm từ ba đến năm phút. Tiếp đó ta đem cá vào bồn lưới thả, thì mật độ ở đây chúng tôi cũng khuyến cáo bà con. Nên thả với mật độ khoảng là 150 con trên mét vuông thì nó sẽ hợp lý.

Quản lý và cho ăn

Quản lý môi trường nuôi cá lóc

Cái khó của nhiều người nuôi là không chủ động được lịch thời vụ, không quản lý được môi trường nước. Nhất là trong điều kiện nguồn nước tù đọng, lưu thông yếu. Có nhiều chất thải độc hại vượt mức cho phép.

Như vậy bà con phải đều đặn vệ sinh nguồn nuôi, tạo cho nước lưu thông dễ dàng, dễ phân hủy thức ăn tồn đọng. Ngoài ra bà con cũng cần lưu ý, có thể tận dụng một số bèo trôi trên sông. Đưa những đăng tre hoặc rào tre ở bên ngoài.

Bỏ bèo và lục bình có khả năng làm giảm áp lực nước và còn có đặc điểm hút và lọc nước. Sẽ làm cho môi trường nguồn nuôi của chúng ta sạch hơn. Tránh trường hợp ô nhiễm hơn.

ky thuat nuoi ca loc

Cho cá lóc ăn

Thức ăn của cá hoàn toàn là cá tạp thì phải xay nát hay cắt nhỏ. Bà con chế hỗn hợp các loại cá, tép, ốc cùng phụ phẩm nông nghiệp. Hoặc toàn bộ cho cá lóc ăn thức ăn công nghiệp.

Nên xem:   Quy trình nuôi cá trắm đen – đầu tư ít, lợi nhuận cao

Thức ăn chế biến phối hợp 70 % cá tạp, 20 % bột đậu, khô lạc cộng với 5 % men vi sinh. Còn lại là các vita, muối khoáng.

Khả năng sử dụng thức ăn của cá thay đổi theo từng thời điểm phát triển cơ thể cá lóc. Lúc cá còn nhỏ cần cho ăn nhiều hơn lúc lớn. Nếu cho ăn đồ ăn chế biến, phải tập luyện cho cá ngay từ khi còn nhỏ.

Khi mà cá lóc giống chúng ta mới bắt về thả trong mùng nuôi, thì đầu tiên để tăng cường được sức đề kháng của con cá. Và để cho con cá của chúng ta ăn tốt, lấy lại sức sau quá trình chúng ta vận chuyển. Thì bà con cũng cho ăn bằng cách kiếm cá phi tạp. Hấp cá đó ra, gỡ xương và bỏ vào trong một cái sàng ăn.

Sàng ăn ở đây chúng ta làm khoảng một mét vuông, khi đặt sàng ăn thì để cách mực nước khoảng một tấc. Để sấp sấp mặt nước thì cá sẽ tự động vào trong sàng ăn và nó ăn. Lượng ăn mà chúng ta bố trí cho cá lóc giống thả nuôi thì bà con nên cho ăn khoảng 5 – 7 % trọng lượng của đàn cá giống thả trong mùng.

ca loc

Tỉ lệ thức ăn cho cá lóc

Từ khi mới thả thì chúng ta hấp cá cho ăn trong khoảng một tuần, cho cá lóc con ăn ngày hai lần. Và sau một tuần đó thì chúng ta kiếm tép hoặc là cá tạp, ốc bươu vàng. Chúng ta bằm ra làm sao cho nó nhuyễn vừa kích cỡ miệng cá và cho ăn.

Khi mà chúng ta nuôi khoảng một tuần đó đến một tháng thì ta cho cá lóc ăn một ngày hai cữ sáng chiều. Với tỉ lệ là khoảng 5 % trọng lượng thân của cá trong mùng. Tuy nhiên là sau một tháng hai mươi ngày thì bà con cho ăn một ngày một cữ. Với tỷ lệ là 3 % trọng lượng của đàn cá nuôi.

Phòng và trị bệnh cho cá lóc

Bệnh lở loét (bệnh ghẻ)

Nguyên nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh gồm virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng

Triệu chứng

Cá nổi lên trên mặt nước, da chuyển màu đậm, có các vết loét màu đỏ. Khi bị nặng vết loét sẽ sâu dần vào bên trong làm cá chết. Khi bị bệnh thì cá hầu như sẽ bỏ ăn.

Phòng và trị bệnh

Chúng tôi khuyến cáo bà con theo cách sau đây, khi bắt giống về thì nên làm theo quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc mà chúng tôi khuyến cáo. Tức là chúng ta phải xử lý cá giống bằng nước muối 3 %. Sau khi xử lý cá lóc giống thì bà con thả vào trong mùng.

Thì để quản lý được dịch bệnh cũng như là bệnh ghẻ trên cá lóc thì bà con có thể là chúng ta định kỳ cứ mười lăm ngày. Ta bỏ vào mùng với diện tích là 10 mét vuông. Bỏ vào trong đó hai trăm gam dây giác thẳng vào trong mùng nuôi.

Nên xem:   100+ kinh nghiệm nuôi Tôm Sú để trở thành "triệu phú"

Định kỳ mười lăm ngày thì chúng ta nên thay cái dây giác trong mùng đó một lần. Và trong quá trình xuyên suốt chúng ta nuôi, bà con đã phòng bệnh bằng cách chúng ta bỏ dây giác. Rồi chúng ta trộn các sản phẩm như là men tiêu hóa, vi lượng, vào trong thức ăn cho cá. Để tăng cường sức đề kháng cũng như là tăng cường khả năng tăng trưởng cho cá.

Biện pháp tăng cường

Tuy nhiên có những đàn cá chúng ta làm tốt các khâu trên mà cá vẫn bị bệnh. Thì đối với trường hợp cá bệnh đầu tiên chúng ta phải giảm ngay 30 – 50 % lượng thức ăn trong ba đến năm ngày sau. Và thêm nữa chúng ta tăng cường vitamin C, men tiêu hóa và khoáng. Trộn vào trong thức ăn tăng lên gấp đôi để tăng cường sức đề kháng cho cá.

Thêm nữa là bà con kết hợp xử lý môi truòng trong mùng nuôi. Thì cách xử lý ở đây do đặc thù là bà con nuôi cá lóc trong mùng lưới. Do vậy xử lý bằng thuốc tím với liều lượng là 25 gam trên một khối nước, tắm cho cá từ 45 phút đến một tiếng.

Bà con chúng ta nên làm liên tiếp hai đến ba ngày vào lúc khoảng sáu giờ chiều. Trời mát thì sẽ tránh mất đi hoạt tính của thuốc tím và tăng hiệu quả sử dụng. Nếu cá bị nặng hơn nữa thì có thể áp dụng các bài thuốc nam. Hay các loại kháng sinh như streptomicin 50 – 70 mg trên một cân cá.

nuoi ca loc

Bệnh ngoại ký sinh trùng

Các loại ký sinh trên cá lóc có nhiều loại, ký sinh phần lớn ở da và mang cá.

Triệu chứng

Mang cá viêm, sưng to, tiết ra nhiều nhớt làm cá khó hô hấp, nổi lên mặt nước.

Phòng và trị bệnh

Bỏ vào sàng ăn một túi vải có ba đến năm ký vôi, định kỳ thì mười ngày nên thay vôi trong túi vải một lần. Nếu bệnh phát triển nhiều mặc dù đã phòng bệnh thì điều trị theo cách sau. Giảm ngay lượng thức ăn, kết hợp xử lý môi trường bằng thuốc tím 35 – 40 gam trên mét khối nước tắm cho cá lóc.

Làm liên tiếp ba ngày, cùng với tăng cường vào bữa ăn cho cá như khi bị lở loét.

Bệnh nội ký sinh trùng

Do nhiều loại ký sinh chui vào thành ruột phá hoại niêm mạc, hút chất dinh dưỡng. Tạo cho các loại vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Triệu chứng

Thường cá lóc sẽ bị sưng, phồng bụng và nổi trên mặt nước.

Áp dụng theo các bước trong quy trình trên, kết hợp với việc xử lý linh hoạt các tình huống. Chắc chắn rằng đàn cá lóc sẽ được khỏe mạnh. Chúc bà con thành công với kỹ thuật nuôi cá lóc.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận