Cách nuôi Trùn Quế – kỹ thuật thu hoạch 5kg 1 ngày

Bạn có muốn nuôi trùn quế (giun quế) để kiếm lời không? Sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường chứng tỏ đây thực sự là một mô hình kinh doanh sinh lợi nhuận. Trùn quế rất dễ nuôi và chăm sóc, ngay bây giờ các bạn hãy khám phá những điểm lưu ý khi nuôi trùn quế nhé!

Tổng quan

Trùn quế là động vật không xương sống sống trong đất được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới cả ở vùng ôn đới và nhiệt đới.

Chúng cần có đủ lượng chất hữu cơ thích hợp và độ ẩm cao để sinh trưởng và sinh sản thích hợp.

Trùn quế được sử dụng trong chế biến phân trùn quế, trong nông nghiệp hữu cơ, và làm thức ăn cho các loài gà, lợn và cá. Nó chưa một lượng lớn nguồn protein động vật, các axit amin thiết yếu và các chất dinh dưỡng khác bao gồm chất béo, vitamin và khoáng. Cụ thể, 60% –70% protein, 7% –10% chất béo, 8% –20% carbohydrate và 2% –3% khoáng chất trong trùn quế ở dạng  khô.

Cung cấp trùn đất từ ​​môi trường sống tự nhiên không thể đáp ứng nhu cầu lớn về lượng thức ăn trong chăn nuôi. Hơn nữa, sự phong phú và dồi dào của trùn quế trong tự nhiên tùy thuộc vào mùa.

Mặc khác, trùn quế cũng có xu hướng tích lũy sinh học cao các tàn dư hữu cơ độc hại bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kháng sinh và kim loại nặng vào mô của chúng.

Do đó, có nguy cơ truyền các chất độc hại đó cho gia cầm, cá và cuối cùng là con người. Vì vậy, việc nuôi trùn quế gần đây trở nên phổ biến để cung cấp giun quanh năm và tránh sự đồng hóa sinh học của các chất ô nhiễm nguy hại này.

Việc sản xuất trùn quế có thể giúp ích trong quá trình phân hủy chất thải được sử dụng như một nguồn protein động vật thay thế cho gia súc, gia cầm và cá.

Các bước cần thiết để kinh doanh trùn quế

Trùn quế sinh sôi nảy nở rất nhanh vì vậy đây là một mô hình kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên trước khi bắt đầu bắt tay vào làm bạn cần xây dựng kế hoạch và tính toán chi tiết. Dưới đây là những điều mà caytrong gợi ý cho bạn:

1. Bạn cần đọc, tìm hiểu nhiều thông tin, kiến thức về chủ đề này.Cần phải khảo sát thị trường kỹ càng.

2. Quyết định quy mô kinh doanh mà bạn muốn. Bạn có thể bắt đầu với quy mô nhỏ và sau đó mở rộng ra.

3. Bạn định mở trang trại nuôi trùn quế ở đâu? Những nơi gần nguồn nước, gần nguồn điện hay ở trong nhà kho. Hãy dựa trên điều kiện thời tiết ở khu vực của bạn để lựa chọn một vị trí thích hợp.

4. Cần tìm một nhà cung cấp để đặt mua thùng, luống nuôi giun với kích thước và chiều cao phù hợp với số lượng trùn quế bạn định nuôi. Các luống này thường có hệ thống thoát nước và thoáng khí rất tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ.

Nên xem:   Cách chăn nuôi heo thịt theo 4 giai đoạn

5. Lưu ý rằng khi mua phân, bạn phải hỏi kỹ xem trong đó có chứa các thành phần tẩy giun không vì chúng có thể sẽ giết chết trùn quế

6. Mua sắm những dụng cụ, thiết bị: máy đo pH, đồng hồ đo nhiệt độ phân trộn, dụng cụ làm vườn bằng tay và một cái xẻng…Nếu bạn định lót chuồng/thùng bằng giấy thì nên mua một máy hủy giấy.

7. Mua chất độn chuồng và chuẩn bị thức ăn: phân tươi, rác hữu cơ đã hoại mục…

8. Mua trùn quế giống.

Hướng dẫn cách nuôi trùn quế cho người mới khởi nghiệp

Nuôi trùn quế để cung cấp thực phẩm cho gia cầm là một trong những nghề hỗ trợ ngành chăn nuôi. Tương tự như nuôi ruồi lính đen hay nuôi ấu trùng ong. Mang lại nhiều lợi ích và phù hợp với điều kiện của nhiều hộ gia đình nông thôn. Việc ứng dụng thành công mô hình nuôi trùn. Giúp bà con có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn dồi dào cho gia cầm.

Tiết kiệm được nguồn vốn nuôi trồng, tăng hiệu hiệu quả về kinh tế. Tuy nhiên, đối với người mới bắt đầu nuôi giun quế. Việc nuôi giống thành công và đem lại năng suất cao còn gặp nhiều khó khăn. Hiểu được điều đó, niên giám nông nghiệp xin đưa ra một số bí quyết. Đảm bảo giúp bà con nuôn giun quế thành công, thu hoạch 5kg một ngày.

Lợi ích từ nuôi trùn quế

Như bà con đã biết, trùn quế hay giun quế là nguồn thức ăn dồi dào và nhiều dinh dưỡng cho gia cầm. Giun sinh sản rất nhanh, nên chỉ cần đầu tư con giống 1 lần đầu tiên. Sau 60 ngày nuôi, giun cho thu hoạch từ 2,5 đến 3kg/m2/ lần. Mỗi năm có thể nuôi 6 đến 7 vụ.

Giá mỗi kg thành phẩm từ 60-70 nghìn đồng/kg. Trung bình nuôi 100m2, trùn quế cho lãi 10 – 15 triệu đồng/ lứa. Hiệu quả đem lại nhiều hơn so với các loại vật nuôi khác.

Nuôi trùn quế đem lại rất nhiều lượi ích khác:

Tiêu hóa chất thải hữu cơ

Nhiều doanh nghiệp nuôi trùn quế trên luống để tiêu hóa chất thải. Chúng sẽ không tiêu hóa thịt, các sản phẩm từ sữa, thức ăn béo hoặc dầu.

Bởi vì một con giun sẽ tiêu thụ một nửa trọng lượng cơ thể của nó trong chất hữu cơ mỗi ngày, bạn sẽ cần cung cấp 0.23kg chất thải hữu cơ cho 0.45kg giun trong luống. Nuôi trùn quế phụ thuộc vào việc giữ cho trùn sống và tiêu hóa chất thải.

Không nên bán giun được sử dụng trong cơ sở sản xuất giun vì như vậy sẽ làm suy giảm số lượng giun và làm chậm quá trình tiêu hóa chất thải.

Làm phân bón

Trùn quế là những “nhà máy nhỏ” sản xuất phân bón chất lượng cao từ một lượng chất thải hữu cơ. Phân hoặc chất thải của chúng là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho các khu vườn và các xí nghiệp làm vườn. Vì các chất dinh dưỡng luôn sẵn có hơn là từ phân ủ.

Phân giun có giá trị dinh dưỡng cao gấp hai lần phân bò và thường được pha loãng với nước hoặc trộn với đất bầu. Tuy nhiên, không giống như ủ phân vi sinh, phân trùn quế không làm giảm các mầm bệnh tích lũy gây hại.

Làm thức ăn

Trùn quế chứa một lượng lớn protein, đem đến nhiều chất dinh dưỡng cao cho cá, gà, nhím… Bạn có thể cung cấp trùn quế cho các ngư dân làm mồi nhử ở quy mô lớn hoặc nhỏ.

Nên xem:   Nữ thạc sĩ “chinh phục” cá chình suối Phú Quốc

Cải tạo đất

Ngành nông nghiệp phát triển mạnh nhờ việc sử dụng trùn quế để cải tạo lại đất trồng trọt bị sử dụng  quá mức hoặc vườn trong nhà. Trước đó, những loại đất này đã được xử lý bằng phân bón thương mại và thuốc trừ sâu.

Những hóa chất đó có thể cải thiện sự phát triển của thực vật. Nhưng không làm giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho đất. Ngược lại làm suy giảm chất lượng đất và khả năng sử dụng.

Phân trùn quế nâng cao chất lượng đất nhờ vào một lượng lớn chất dinh dưỡng. Không giống như phân bón thông thường, phân trùn quế sẽ không làm cháy cây. Nhưng chúng chứa lượng nitơ, phốt pho và kali cao gấp 5 đến 10 lần lượng nitơ, phốt pho và kali và các chất dinh dưỡng khác của đất làm vườn thông thường.

Phần lớn các nguyên tố trong phân trùn quế hòa tan trong nước và dễ dàng đưa vào cây trồng của bạn. Ví dụ như ở dạng trà trùn quế.

Quy trình nuôi trùn quế

Trùn quế có kích thước tương đối nhỏ. Khi trưởng thành có độ dài khoảng 10 – 15 cm, thân hơi dẹt. Bà con có thể tận dụng chuồng gà, chuồng lợn bỏ đi. Vệ sinh, khử trùng sạch sẽ nền chuồng là có thể sử dụng được.

Bà con cũng có thể thực hiện nuôi trong nhà. Bằng cách quây vài hàng gạch trên nền, ngăn không cho nước tiếp xúc với luống giun. Ngoài ra, bà con cũng có thể nuôi trùn ngay tại hàng rào để tận dụng không khí thoáng mát và bóng râm của cây cối.

Trùn quế là loài ưa thoáng mát và tối. Vì vậy, đòi hỏi chuồng nuôi cần được che chắn cẩn thận nhưng vẫn phải đảm bảo độ thoáng khí.

Những lưu ý khi nuôi trùn quế

Trùn quế có thể phát triển và sinh sản trong nhiều điều kiện. Bạn sẽ phải tìm ra phương pháp và sau đó điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh của mình.

Thu hoạch

Trong mùa sinh trưởng, trùn quế kiếm ăn vào ban đêm ở gần mặt luống đất. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào sáng sớm trước khi trùn quế chui sâu vào luống. Đào sâu 5-7cm đất, bạn có thể tách giun bằng tay hoặc bằng máy tách giun đất thương mại. Quá trình tách bằng tay cần phải nhẹ nhàng, nếu không bạn sẽ làm chết chúng.

Kiểm soát nhiệt độ

Các thùng giun đặt bên ngoài trời có thể cần thêm lớp cách nhiệt vào các tháng mùa đông hoặc mùa hè. Tùy thuộc vào sự khắc nghiệt của khí hậu nơi bạn sống. Nhiệt độ tốt cho sự phát triển và sinh trưởng của trùn quế là từ 10 – 30 độ C.

Dưới đây là một số cách mà nhiều người trồng trùn quế hay sử dụng để cách nhiệt thùng từ bên ngoài. Che thùng giun bằng xốp hoặc vật liệu cách nhiệt. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng những sản phẩm này cần có lỗ thông gió để giun nhận đủ không khí. Đắp các kiện cỏ khô  xung quanh thùng.

Đặt thùng ở khu vực có nhiều cây râm mát. Điều này giữ cho trùn quế mát hơn khi thời tiết quá nóng. Đặt khăn ướt lên thùng vào những ngày quá nóng. Thêm quạt nếu bạn cần nhiều luồng gió hơn.

Để tăng nhiệt độ, hãy đặt đèn ngủ có công suất thấp bên trong thùng. Hãy thiết kế sao cho những bóng đèn được lắp đặt ở dưới đất để không gây khó chịu cho trùn quế. Thêm một chút chất thải màu xanh vào thùng để làm ấm nó.

Nên xem:   'Hai lúa' trẻ chế tạo máy đánh đường nước

Không sử dụng quá nhiều: vi khuẩn sinh nhiệt trong quá trình ủ phân sớm có thể làm nóng mọi thứ. Đặt chất thải màu xanh ở một bên của thùng. Vì nếu quá nóng, giun có thể di chuyển sang phía đối diện để giải nhiệt.

Máy sưởi dành cho bò sát và cho chim cũng có thể được sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể dùng bộ điều nhiệt để điều chỉnh.

Vị trí

Cũng như việc tìm nơi có nhiệt độ thích hợp. Hãy đặt thùng giun ở vị trí thuận tiện cho việc đi lại và chăm sóc. Các thùng giun lớn đòi hỏi nước thường xuyên. Vì vậy hãy đặt chúng ở nơi bạn dễ dàng tiếp cận nguồn nước. Các thùng nhỏ hơn thì có thể dùng bình tưới.

Để đèn chiếu sáng cho các luống giun ngoài trời vào ban đêm để ngăn giun đi ra ngoài và tránh xa thùng giun nuôi bạn nên đặt thùng giun gần ổ cắm điện để đề phòng. Chúng không ưa ánh sáng, vì vậy nếu bị chiếu sáng chúng sẽ không di chuyển

LƯU Ý: Không bao giờ đặt thùng giun cạnh tủ lạnh hoặc bất cứ thứ gì rung. Trùn quế không thích bị rung lắc nhiều nên chúng sẽ không phát triển tốt trong những điều kiện như vậy.

Thời điểm nuôi

Trùn quế phát triển tốt nhất ở nhiệt độ vừa phải. Vì vậy, mùa xuân thường là mùa tốt nhất để bắt đầu mọi thứ. Chúng sẽ giao phối trong suốt mùa xuân và một lần nữa vào mùa thu. Tùy thuộc vào điều kiện bên ngoài.

cách nuôi trùn quế

Tuy nhiên, nếu bạn có thể kiểm soát nhiệt độ môi trường, sử dụng bóng râm, không gian hầm mát, quạt, chuồng trại… thì bất kỳ thời điểm nào trong năm đều là thời điểm để bạn bắt đầu kinh doanh dịch vụ nuôi trùn quế. Giun được nuôi ở nơi ấm áp có thể tiếp tục sinh sản quanh năm.

Nếu kết hợp nuôi các thùng trùn quế vào trong hệ thống trồng trọt thì cần lưu ý rằng: Nhiệt độ dưới 10 độ C hoặc trên 30 độ C sẽ gây hại cho trùn quế.

Đất, nước và tỷ lệ thả trùn quế

Trùn quế có thể được nuôi trong bất kỳ loại thùng miễn là có đủ chất hữu cơ và có thể thoát nước. Vật liệu lót thùng phải đủ sâu để giữ ẩm, mát cho giun và nên có khoảng 2/3 lớp đất mặt và 1/3 chất hữu cơ đã mục nát.

Trong thời kỳ khô hạn, theo định kỳ, bạn phải rắc một lượng nước nhỏ lên luống. Ở những khu vực có lượng mưa lớn, cần một số biện pháp bảo vệ. Vì quá nhiều nước sẽ khiến giun thoát ra ngoài hoặc bị chết.

Sử dụng sỏi, cát và đường thoát nước bể phốt đục lỗ ở chân luống sẽ giúp ngăn ngừa lũ lụt. Dựng luống dưới mái che để đảm bảo lũ lụt không xảy ra và sẽ cung cấp bóng râm giúp duy trì phạm vi nhiệt độ chính xác. Để dễ dàng tiếp cận khi thu hoạch, luống phải rộng khoảng 122cm.

Tỷ lệ thả trùn quế là 100-500 con trên 0.09m2 diện tích luống. Tỷ lệ thả giống ban đầu cùng với số lượng và tần suất cho ăn sẽ ảnh hưởng lớn đến kích thước của giun trưởng thành.

Việc thả quá nhiều và cho ăn ít sẽ tạo ra những con giun quế không đáp ứng kích cỡ mà thị trường tiêu thụ mong muốn.

Theo: Ngọc Lan

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận