Kỹ thuật trồng chuối sứ cực đơn giản cho năng suất cao

Chuối sứ là một loại quả quen thuộc của người dân Việt Nam. Không chỉ là một loại quả ngon mà chuối sứ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên kỹ thuật trồng chuối sứ thì không phải ai cũng thành thạo. Hãy cùng Niên Giám Nông Nghiệp tìm hiểu nhé.

Tổng quan về chuối sứ

Chuối sứ hay có nhiều tên gọi khác như chuối ta, chuối mốc. Loài chuối này có nguồn gốc tại các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, trước đây chuối sứ được trồng nhiều ở các tỉnh Trung Nam Bộ. Hiện nay chuối sứ đã được trồng khắp cả nước từ Bắc vào Nam.

Kỹ thuật trồng chuối sứ

Chuối sứ cũng như nhiều loài chuối khác, chúng có thân thật ở dưới đất gọi là thân rễ. Còn thân trên mặt đất mà bạn vẫn hay thấy chỉ là thân giả được tạo thành bởi các bẹ lá cuộn vào nhau.

Lá chuối là một lá đơn giản với một cuống lá dài và khỏe. Phiến lá to và rộng với phần gốc lá có bẹ. Lá có hình phiến to và hơi tù. Khi non lá sẽ có màu nhạt hơn khi lá đã trưởng thành. Các đường gân song song đều tăm tắp kéo dài đến tận mép lá. 

Hoa có hình chóp có màu hồng đậm gần đỏ, tạo thành một cụm. Mỗi cây chuối chỉ ra hoa 1 lần trong quá trình sinh trưởng. Mỗi cây sẽ cho từ 8 tới 10 nải chuối. Quả chuối có dạng quả ngắn, thân tròn mập. Khi chín quả có màu vàng nhạt. Thịt quả có màu trắng ngà.

Thời điểm trồng chuối sứ?

Chuối sứ có thể trồng ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên tốt nhất để trồng chuối sứ là vào mùa xuân. Vì đây là mùa sinh trưởng tốt nhất của cây. Tránh trồng cây vào mùa đông vì nhiệt độ thấp sẽ làm cây chậm phát triển.

Khi nhiệt độ dưới 10 °C chuối sứ sẽ gần như ngừng phát triển. Nếu không trồng được vào mùa xuân hãy trồng chúng trước ngày sương giá khoảng 10 tuần để chúng đủ phát triển chống lại giá lạnh.

Điều kiện sinh trưởng của chuối sứ

Nhiệt độ

Chuối sứ phát triển tốt nhất ở nhiệt độ ấm áp. Chúng phát triển tối ưu trong nhiệt độ từ 27°C đến 35 °C. Sự tăng trưởng sẽ chậm lại đáng kể khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 14 °C. Do đó, khi có sương giá đặc biệt là khu vực miền Bắc nước ta bạn nên có những biện pháp che chắn cho chuối sứ.

Nên xem:   Khắc phục cây mít bị ngập nước

Độ ẩm và ánh sáng

Chuối sứ là loài ưa thích độ ẩm cao. Độ ẩm không khí thích hợp cho chúng phát triển là từ 60 – 90%. Chúng có thể chịu được độ ẩm thấp hơn tuy nhiên khi đó cây sẽ kém phát triển.

Chuối sứ cũng như hầu hết các loài cây ăn quả khác như cam, táo, xoài,… chúng cần ánh sáng để phát triển. Chúng nên được chiếu sáng từ 10 tới 12 giờ mỗi ngày. Khi trồng chuối sứ hãy chọn những vị trí có ánh sáng đầy đủ. Tránh trồng dưới tán cây lớn.

Đất trồng

vườn chuối sứ

Chuối sứ có thể phát triển trên nhiều loại đất như đất cát, đất sét,… thậm chí đất bạc màu. Tuy nhiên cây chuối sẽ phát triển tốt nhất trong đất giàu dinh dưỡng có độ phì nhiêu cao, giữ nước đồng thời thoát nước tốt.

Chuối sứ ưa đất hơi chua, có độ pH từ 5.5 tới 6.5. Đất nên được xử lý trước khi trồng. Tiến hành làm sạch cỏ, cuốc tới đất và phơi ải dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 3 tới 4 ngày.

Ánh sáng mặt trời sẽ giúp tiêu diệt các mầm bệnh có trong đất đặc biệt là nấm, tránh lây lan cho cây chuối vào mùa kế tiếp. Nếu đất có nguy cơ nhiễm cao có thể tiến hành rải vôi sống lớp mỏng lên bề mặt đất.

Tiến hành kiểm tra độ phì nhiêu cho đất. Nếu đất quá cằn cỗi tiến hành cải tạo đất, bổ sung thêm dinh dưỡng và chất hữu cơ vào trong đất. Nếu đất ở khu vực có khả năng thoát nước kém, nguy cơ ngập úng cao thì tiến hành lên luống.

Kỹ thuật trồng chuối sứ hiệu quả

Kỹ thuật trồng chuối sứ không quá phức tạp. Chỉ với vài lưu ý đơn giản và bạn có thể trồng vườn chuối sứ sai trĩu quả rồi.

Chọn giống và nhân giống

Theo như người nông dân chia sẻ rằng cách trồng chuối sứ hiệu quả nhất là bạn phải chọn được giống tốt. Nên chọn những cây chuối sứ mẹ khỏe mạnh không có dấu hiệu sâu bệnh, phát triển tốt để tiến hành nhân giống.

Có hai cách nhân giống chuối sứ chính là nuôi cấy mô và tách cây con từ cây mẹ. Bạn có thể chọn giữa chuối sứ xanh và chuối sứ vàng. Cả hai loại đều tương đồng nhau về chất lượng, giá cả cũng như lợi ích kinh tế.

Chuối sứ con tách từ cây mẹ nên có độ cao ít nhất trên 50 cm. Thông thường người trồng chuối lâu năm thường chọn những cây chuối từ 60cm tới 100 cm và có từ 3 tới 4 lá. Với chuối nuôi cấy mô chỉ cần cao khoảng 50 cm là có thể tiến hành trồng.

Với chuối con tách từ cây mẹ hay nuôi cấy mô đều có những ưu nhược điểm riêng. Chuối nuôi cấy mô sẽ cung cấp được giống với số lượng lớn, dễ trồng trong quy mô lớn. Tuy nhiên giá thành thường hơi nhỉnh hơn chuối tách từ cây mẹ hơn một chút.

Nên xem:   Chọn thời điểm tưới nước cho cây thanh long: Không phải ai cũng biết

Đào hố trồng

Trên khu vực đất trồng chuối tiến hành đào các hố trồng cây. Mỗi hố nên có đường kính và sâu khoảng từ 35 tới 40 cm. Có thể tiến hành bón lót bằng phân lân hoặc phân hữu cơ đã ủ hoai mục.

Đào hố trồng chuối sứ

Bạn có thể trồng một cây một hố hoặc hai cây. Nếu trồng hai cây một hố thì bạn nên đào hố rộng hơn, đường kính cỡ khoảng 80 cm. Khi trồng hai cây cùng một hố nên để hai cây cách nhau cỡ khoảng từ 30 tới 40 cm.

Lá của chuối sứ phát triển khá rộng do đó khi trồng cây giống bạn nên để khoảng cách giữa các cây là từ 2 – 2.2 mét. Khi bạn trồng hai cây một gốc thì khoảng cách này nên rộng hơn từ 2.2-2.5 mét.

Sau khi đào hố tiến hành đặt cây con vào và vùi đất cho cây. Khoảng cách từ gốc cây tới mặt đất khi đặt cây vào hố là từ 10 tới 15 cm. Sau khi vùi đất bạn có thể dùng cuốc nén sơ qua đất để giúp cây vững chắc hơn. Ngoài ra, bạn nên tiến hành trồng chuối vào buổi chiều tối.

Cách chăm sóc chuối sứ

Tưới nước

Ở giai đoạn mới trồng, bạn nên tưới nước cho chuối sứ mỗi ngày từ 1 tới 2 lần. Nên tiến hành tưới vào sáng sớm hoặc tối muộn. Tránh tưới vào giữa trưa sẽ khiến nước nhanh bốc hơi đồng thời dễ gây táp lá ảnh hưởng tới quá trình phát triển của chuối sứ.

Khi cây đã trưởng thành có thể giảm lượng nước tưới xuống khoảng 2 lần mỗi tuần. Bạn có thể tăng giảm tần suất tưới phù hợp với thời tiết tăng lên khi trời khô hanh và giảm đi khi trời mưa.

Chuối sứ rất ưa ẩm do đó tình trạng khô hạn kéo dài có thể khiến chúng ngừng hoặc chậm phát triển. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất khi chuối sứ bị thiếu nước là lá của chúng bị khô và héo. Do đó bạn hãy chú ý bổ sung nước cho chuối khi cần thiết.

Hơn nữa chúng cũng rất nhạy cảm với tình trạng úng nước.Rễ chúng rất dễ hỏng và thối khi bị ngập úng. Do đó khi thời tiết mưa dài ngày hãy tạo các rãnh cho nước chảy đi tránh ứ đọng nước.

Bón phân

Bón phân là một trong những yếu tố quyết định năng suất của chuối sứ. Tùy từng giai đoạn khác nhau mà lượng phân cũng như hàm lượng các thành phần sẽ có sự khác nhau để đảm bảo cây có thể phát triển tốt nhất.

Phân đạm sẽ cần nhiều trong giai đoạn đầu của chuối sứ. Đạm sẽ kích thích cây phát triển thân và lá. Thiếu đạm sẽ khiến cây mỏng lá, chậm ra lá, chậm ra hoa. Nếu cung cấp đủ đạm có thể khiến cây ra hoa và quả sớm hơn đồng thời tăng năng suất.

Bón phân

Phân kali sẽ giúp cây chắc khỏe hơn và chất lượng quả tốt hơn. Đủ phân kali sẽ giúp quả chuối to tròn và ngọt hơn. Phân lân thì giúp tăng cường sức chống chịu cũng như khả năng đề kháng của cây.

Nên xem:   Khắc phục cây dừa bị nứt và rụng quả sinh lý

Phân hữu cơ nên được ưu tiên vì vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng lâu dài cho chuối sứ và vừa giúp cải tạo đất. Khi bón phân cho chuối sứ nên tiến hành bón thành đợt theo giai đoạn phát triển của cây.

Cắt tỉa và tạo lớp phủ

Việc cắt tỉa là cần thiết trong quá trình trồng chuối sứ. Định kì tiến hành tỉa bớt các lá vàng và các lá hỏng khỏi cây chuối. Trong quá trình ra hoa và nuôi trái, tiến hành chống đỡ cho cây cuối. Sau khi thu hoạch nên chặt bỏ cây già để vị trí cho cây con mới phát triển lên.

Việc tạo lớp phủ cho chuối sứ không quá cần thiết. Lớp phủ có thể bằng rơm rạ phủ quanh gốc gây trong giai đoạn mới trồng. Lớp phủ sẽ giúp tiết kiệm nước nhờ việc ngăn cản thoát hơi nước. Đồng thời giúp bảo vệ cây chuối trong giai đoạn đầu khi rễ cây chưa phát triển trên đất mới.

Các bệnh thường gặp ở chuối sứ

Chuối sứ có sức đề kháng tương đối cao. Do đó chúng không bị quá nhiều các vấn đề về sâu bênh. Tuy nhiên các bệnh và các loại sâu có thể gặp như ốc sên ăn lá, rệp, bướm, ruồi, bọ nhện.

Các loại sâu này có thể dễ dàng loại bỏ bằng cách phun thuốc trừ sâu. Bạn có thể mua các thuốc tại các cửa hàng và tiến hành pha đúng liều lượng và phun cho chuối. Ngoài ra, chuối có thể bị nhiễm nấm, nhiễm virus.

Các bệnh như thán thư, héo, bệnh khảm cũng có thể gặp ở chuối sứ. Bạn cũng nên chú ý các loại động vật như chuột. Chúng có thể đào bới và khiến chuối bị đổ.

Lợi ích của chuối sứ

Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng

Chuối có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cũng như các chất chống oxy hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy chuối chứa rất nhiều kali vitamin B, vitamin C, protein,… và các nguyên tố vi lượng như đồng, magie, đạm,…

Ngoài ra, chuối có chứa chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa rất tốt. Mỗi quả chuối chứa đến khoảng 105 calo và rất ít chất béo. Do đó rất được rất nhiều chị em sử dụng như một thức ăn giúp giảm cân.

Giá chuối sứ

Nải chuối sứ

Chuối sứ hiện nay được bán khá phổ biến trên thị trường. Bạn có thể mua chuối sứ tại các chợ dân sinh hoặc các siêu thị. Giá chuối sứ dao động từ 30 tới 40 nghìn đồng cho mỗi kg. Ngoài ra chuối sứ cũng bán được bán theo nải dao động từ 50 nghìn cho mỗi nải có 10 tới 12 quả.

Kỹ thuật trồng chuối sứ không hề khó. Hy vọng những chia sẻ về kỹ thuật trồng chuối sứ sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

3.8/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận