Chăm sóc thế nào để cây vú sữa đậu nhiều quả?

Vú sữa là loại cây sinh trưởng nhanh, thích hợp với khí hậu của nhiều vùng miền. Do đó được nhiều nông dân lựa chọn trồng. Tuy nhiên, trong quá trình trồng và chăm sóc, nhiều hộ nông dân gặp phải tình trạng cây vú sữa gần 10 năm vẫn không đậu được quả, khiến năng suất cả vườn giảm đáng kể.

Đặc điểm của vú sữa

Cây vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum Cainito. Loại cây này có xuất xứ từ Ấn Độ, Thái Lan và sau đó được du nhập vào nước ta. 

Đặc điểm hình thái

Vú sữa có chiều cao trung bình khoảng 10 đến 15m. Nó sở hữu những tán lá to và rộng. Rễ của cây khá nông, không đâm sâu vào đất. Chính từ những yếu tố trên mà cây thường bị đổ vào những mùa bão. 

Hoa của vú sữa khá nhỏ và mọc thành từng chùm. Hoa của loại cây này thuộc loại hoa lưỡng tĩnh. Bởi vậy mà chúng có khả năng tự thụ phấn. Hoa có mùi rất thơm khi nở, làm thu hút nhiều loài côn trùng đến lấy mật.

Quả vú sữa to khoảng bằng nắm đấm. Phần vỏ ngoài có màu xanh khi non và dần chuyển thành màu hồng nhạt khi chín. Bên trong quả là phần thịt màu trắng ngọt và thanh mát. trong cùng là phần hạt màu đen.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

Khả năng sinh trưởng và phát triển của vú sữa khá nhanh. Nó phù hợp với thời tiết mát mẻ, không quá nóng, nhiệt độ từ khoảng 22 đến 34 độ C. Cây vú sữa nếu được chăm sóc tốt có thể ra quả đều đặn sau khoảng 3 năm. Từ 7 năm trở đi cây sẽ ra quả quanh năm.

Cây thích hợp với những loại đất bồi phù sa, đất thịt, những loại đất có độ chưa vừa phải và có khả năng thoát nước tốt. Vú sữa tuy sinh trưởng tốt nhưng sẽ chết nếu bị ngập úng.

Vú sữa có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Từ xa xưa con người đã sử dụng vú sữa như một quả để giải khát. Quả của cây vú sữa khá thơm ngon và mang lại giá trị kinh tế cao. Nó có vị ngọt nhẹ, thanh mát.

Nên xem:   Cách ươm hạt xoài

Lá của cây vú sữa được sử dụng để sắc làm nước uống như lá chè. Theo đông y lá của cây vú sữa còn được sử dụng để chữa một số bệnh như: thấp khớp, ho, bệnh đái tháo đường,….

Tán lá của cây vú sữa khá to nên nó cũng được trồng để làm bóng mát che nắng cho con người. Hầu như bạn có thể bắt gặp nó ở rất nhiều nơi như: sân nhà, công viên, đường phố,…

Đặc biệt, cây vú sữa còn có khả năng thanh lọc môi trường rất tốt. Nó giúp bầu không khí trở nên tươi mát và trong lành hơn rất nhiều.

Vú sữa ra hoa vào tháng mấy?

Không có một nguồn tài liệu nào nói rõ ràng về việc ra hoa của vú sữa. Nhiều thông tin cho rằng cây vú sữa ra hoa vào những mùa mưa nắng phân biệt rõ ràng. Để hoa có thể phát triển tốt nhất thì chúng ta nên kích thích cây ra hoa vào những mùa nắng. Vào mùa mưa hoa sẽ bị nước mưa làm rụng, khiến năng suất đậu quả không được cao.

Nguyên nhân cây vú sữa không ra hoa, đậu quả

cây vú sữa

Hiện nay có 2 phương pháp chính để trồng cây vú sữa là nhân giống bằng phương pháp chiết cành hoặc ghép cành.

Tuy nhiên, những cây vú sữa chậm ra hoa, đậu quả thường rơi vào trường hợp cây gieo từ hạt. Cây gieo từ hạt gọi còn là cây thực sinh, do đó tỉ lệ biến dị rất cao. Vì thế những cây này thường không mang đủ đặc tính của cây mẹ, rất chậm ra hoa kết trái.

Cây trồng từ hạt lại được trồng ở những vùng đất quá tốt, hoặc chế độ chăm sóc cây quá đầy đủ cũng ảnh hưởng đến tốc độ ra trái. Vì được cung cấp dinh dưỡng nhiều nên cây phát triển mạnh ở phần tán, ức chế việc ra hoa, đậu quả.

Cách làm cho vú sữa đậu trái

cây vú sữa

 

Xem thêm: Các biện pháp sau kích thích cây mít ra quả sai từ gốc đến ngọn

Đối với những cây vú sữa chậm quả cần phải chú ý tỉa cành, tạo tán cho cây. Không nên để bộ tán cây quá rộng, đặc biệt là cây trồng nơi đất tốt hoặc có chế độ chăm sóc quá tốt.

Trước khi cây ra hoa kết trái 1 tháng đến 1 tháng rưỡi, bà con nên tiến hành khoanh vỏ thân cây hoặc các cành cấp 1 để kích thích cây ra trái.

Ngoài ra, sau khi khoanh vỏ, canh thời gian trước khi cây ra hoa khoảng 20 ngày nên tạo hạn, tức không tưới nước. Khi cây có dấu hiệu hạn nặng thì quay trở lại tưới đẫm cho cây. Kết hợp 2 hình thức này cây sẽ nhanh ra hoa đậu trái.

Nên xem:   Kỹ thuật trồng Dứa thơm ngon đạt "năng suất cao"

Kỹ thuật cắt tỉa cho cây vú sữa

 

– Tỉa đều tán cây để cành tỏa tròn đều các hướng.

– Loại bỏ những cành vượt, cành trong tán, cành mọc đâm thẳng lên, cành bị bệnh.

– Loại bỏ những cành phụ yếu hơn mọc dọc trên cành chính, cành mọc quá gần gốc, cành khô già…

– Tỉa cành chính thấp xuống để chiều cao tối đa của cây không vượt quá 5m, vừa dễ chăm sóc, vừa tiện khi thu hoạch.

Chế độ chăm sóc chuẩn cho cây vú sữa mau đậu quả

cây vú sữa

 

– Nhiệt độ trung bình để cây vú sữa phát triển nhanh là 25 độ C. Ở những khu vực có khí hậu chia theo mùa thì cây sinh trưởng tốt hơn. Vú sữa là cây có tán dày, rậm và bộ rễ nông gần mặt đất, do đó sức chống chịu với gió lớn khá kém.

– Cây vú sữa thích hợp với đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông. Tốt nhất là các loại đất có khả năng thoát nước tốt. Bởi đất quá ẩm có thể khiến bộ rễ bị úng.

– Nhìn chung vú sữa là cây trồng lâu năm, thời gian cho trái trung bình là từ năm thứ 5.

– Để cây phát triển tốt và nhanh cho trái, cần bổ sung phân bón và các nguyên tố như Bo, Canxi, Kali, Mg… Ngoài ra nên phun kết hợp với các chế phẩm kích thích đậu quả như Beta-Naphthoxy acetic acid, cùng với Ethanol và nước hoặc Alpha-N.A.A kết hợp với phân NPK và vi lượng để đạt hiệu quả tối ưu.

Cách trồng cây vú sữa từ hạt

Ngoài những phương pháp trồng cây vú sữa từ việc ghép cành, giâm cành thì người ta còn trồng cây vú sữa từ hạt. Để việc trồng từ hạt mau cho thu hoạch quả, các bạn cần biết những thông tin sau:

Chọn hạt giống

Hạt giống các bạn chỉ nên chọn hạt từ cây vú sữa Lò Rèn. Khi quả trên cây chín, các bạn tiến hành lấy hạt. Không nên sử dụng những hạt ở cuối mùa. Bởi những hạt này thường không có tỷ lệ nảy mầm cao, thường bị sâu bệnh. Nếu sống sót được thì cây cũng kém phát triển.

Làm đất trồng vú sữa

Loại đất thích hợp để trồng cây vú sữa đó chính là đất bồi bên sông, đất phù sa, đất thịt màu mỡ. Đất phải có độ chua vừa phải, có khả năng thoát nước tốt. Bởi vú sữa là loại cây không có khả năng chịu ngập tốt. 

Nên xem:   Khắc phục cây dâu tây bị bệnh héo đen lá

Đào hố trồng cây vú sữa

Để ngăn ngừa hiện tượng ngập úng vào mùa mưa thì các bạn cần thiết kế hệ thống mương, luống và các rãnh. Việc làm này sẽ giúp thoát nước một cách nhanh hơn.

Mỗi hố trồng cây vú sữa phải có những dây chằng, cột chống để đảm bảo cây không bị quật đổ vào mùa bão. Rễ của cây vú sữa rất yếu và được trồng ở vùng đất mềm nên dễ đổ.

Gieo hạt

Sau khi lấy được hạt, chúng ta tiến hành rửa sạch và bắt đầu ươm hạt trong khay đã chuẩn bị. Hạt được gieo sâu vừa phải, khoảng 1,5cm. Tiến hành gieo phần đầu trắng của hạt xuống phía dưới. Để khay hạt ở những nơi mát mẻ, không nên để ở những nơi có ánh nắng mặt trời gay gắt.

Khi cây con có 4 đến 5 lá thì các bạn có thể chuyển sang bầu ươm. Lúc này các bạn cần thật cẩn thận bởi cây non rất dễ bị đứt rễ và thân. Mỗi ngày cần dùng bịt xịt tưới đủ ẩm để cây có thể phát triển.

Trồng cây con

Sau khi các cây con đã phát triển và cứng cáp, chúng ta tiến hành trồng cây ra những hố đã đào sẵn ở vườn. Chú ý trồng với độ sâu vừa phải và tưới nước đều đặn phù hợp.

Video hướng dẫn

Câu hỏi

Cây vú sữa được 2 năm, năm ngoái ra hoa nhưng không đậu, năm nay đang thời kì ra hoa, hoa rất sai. Hỏi làm cách nào để hoa đậu quả được nhiều?

TS Nguyễn Thị Nhung cho biết: Muốn cây đậu quả nhiều, trước mắt cần chăm sóc bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật và cây phải đảm bảo đủ các yếu tố sau:

+ Cây vú sữa trồng thích hợp trong điều kiện nhiệt đới nhiệt độ 22-34 độ C.

Cây chỉ ra hoa tốt trong điều kiện có hai mùa mưa nắng phân biệt và không chịu được gió to do cây có tán lá dày và rễ nông.

+ Yêu cầu đất đai: Đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua, pH 5,5-6,5,

+ Thông thường, từ năm thứ 5 trở đi cây sẽ cho trái.

Khi muốn cây đậu quả, cần: 

– Bón NPK cân đối theo quy trình  kỹ thuật, bón thêm PHÂN VI LƯỢNG hoặc phun chế phẩm giàu Bo, CANXI,  KALI, Mg… chống rụng trái non

– Phun các chế phẩm tăng đậu quả: BETA – NAPHTHOXY ACETIC  ACID+ETHANOL + NƯỚC   hoặc (ALPHA – N.A.A)+NPK + VI LƯỢNG để tăng đậu quả. 

Trồng vú sữa tưởng đơn giản nhưng cũng cần sự chăm sóc tỉ mỉ từ người trồng. Nếu bạn đang trồng vú sữa và cây không ra trái thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một vụ mùa bội thu. Chúc các bạn thành công và gặp nhiều may mắn nhé!

Theo: Nguyễn Hiền

3.8/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận