Khắc phục cây mít bị vàng lá trên ngọn, rụng lá

Mít là một trong những loại trái cây đặc sản của vùng nhiệt đới. Với vị ngọt thanh, màu sắc vàng tươi bắt mắt và đặc biệt là hương thơm ngào ngạt, mít đã trở thành món khoái khẩu của rất nhiều người. Tuy nhiên, người nông dân trồng mít cũng phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng bệnh ở cây này, phổ biến nhất là bệnh vàng lá trên ngọn và rụng lá.

Nguyên nhân và cách khắc phục cây mít bị vàng lá trên ngọn, rụng lá

mít bị vàng lá

Cây mít bị vàng lá, đặc biệt là lá non thì thường có nguyên nhân từ bộ rễ. Khi rễ có vấn đề hoặc bị tổn thương thì sẽ làm giảm khả năng hút chất dinh dưỡng và nước để nuôi cây, khiến lá bị vàng, nhất là lá non.

Khi gặp hiện tượng cây vàng lá, rụng lá, bà con nhất định phải kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh, từ đó có cách xử lý. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bộ rễ gặp “trục trặc”, phổ biến nhất là do nấm.

Biểu hiện của rễ nhiễm nấm là rễ có màu nâu, xám hoặc đen, có hiện tượng thối rễ. Lúc này, bà con nên sử dụng 1 trong 2 hoạt chất Cuprous oxide kết hợp với Dimethorph hoặc Iprodione để phun hoặc tưới vào vùng rễ cây. Ưu tiên tưới vào rễ để tăng hiệu quả của thuốc. Nếu thấy rễ vẫn chưa bình phục thì có thể tưới 2-3 lần, mỗi lần luân phiên thay đổi hoạt chất.

Nên xem:   Hướng dẫn trồng Sơ Ri trong chậu

Một số bệnh hại khác trên cây mít và cách khắc phục

mít bị vàng lá

Xem thêm: Các biện pháp sau kích thích cây mít ra quả sai từ gốc đến ngọn

Cây mít bị vàng lá chỉ là một triệu chứng nhỏ trong các loại bệnh hại ở giống cây này, ngoài ra, bà con cũng cần thận trọng với các bệnh khác như:

Bệnh thối gốc chảy nhựa

Thời điểm bệnh thối gốc chảy nhựa hoành hành trên cây mít thường rơi vào mùa mưa. Chính những vết trên thân cây do côn trùng, sâu bọ chích hút sẽ tạo điều kiện cho nấm Phytopthora thâm nhập vào cây và gây ra bệnh. Do đó, bệnh thường bùng phát ở những vườn không được dọn sạch, nhiều lá cây ẩm ướt, cỏ um tùm.

Cây bi bệnh sẽ có nhiều vết lở loét vùng gốc, nhựa dịch từ cây chảy ra và vỏ cây vùng gốc bị thối thành mảng lớn, lộ ra phần gỗ bên trong ẩm và đen. Lá cây bị vàng úa và rụng nhiều. Thông thường, bệnh này chỉ được phát hiện vào giai đoạn muộn, khó điều trị.

Đối với cây bệnh, bà con cần làm sạch vết thương ở thân cây. Tiếp đó dùng Elicitor 250 bôi bên ngoài vết thương cho đến khi vỏ cây khô lại.

Bệnh thối nhũn

Cũng giống như bệnh thối gốc, bệnh thối nhũn cũng rất hay xảy ra ở các vườn nhiều cỏ cây rậm rạp, độ ẩm tăng cao. Bệnh có tỉ lệ lây lan rất nhanh do đó có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Nên xem:   Xử lý nước giếng khoan để tưới cho cây trồng

Những cây bị bệnh vùng thân cây sẽ có nhiều hạch nấm tròn to nhỏ xuất hiện rất nhiều. Cây dần dần bị teo gốc, dù thân và lá có chỗ còn tươi nhưng những phần non trên đầu cành luôn bị khô, cháy, hư hại.

Với trường hợp này, bà con nên dùng chế phẩm đặc trị nấm Elicitor 250 kết hợp với Siêu Đồng để điều trị dứt điểm bệnh. Nên phun thành 2 đợt cách nhau từ 5-7 ngày để tiêu diệt sạch nấm.

Sâu đục thân, đục cành

Cây mít bị vàng lá cũng có thể do nguyên nhân từ các loại sâu đục thân. Loài sâu hại này xuất hiện ở rất nhiều loại cây ăn quả, chuyên đẻ trứng trên lá và trái non. Ấu trùng khoét sâu vào thân và cành gây chết cây. Bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học CNX-RS để diệt trừ ấu trùng, sâu trưởng thành vào giai đoạn cây đang trổ lá và trái non.

Câu hỏi

Đang trồng cây mít Thái 1 năm tuổi, có hiện tượng bị vàng lá từ ngọn xuống, lá rụng, ở thân cành bị đốm loang màu xanh và trắng như phấn. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Video hướng dẫn

Hợp tác với 3N/VTC16

4.2/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

2 Comments

  1. Nghĩa
    7 Tháng Mười Một, 2020
    • admin
      10 Tháng Mười Một, 2020

Thêm bình luận