Bật mí cách làm chuồng nuôi heo nái hiệu quả

Chuồng trại trong chăn nuôi heo nái là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả cho cả lợn mẹ và lợn con. Nhiều người hẳn vẫn còn thắc mắc về cách làm chuồng nuôi heo nái. Chuồng có khác gì so với chuồng nuôi heo thịt hay không?

Hãy cùng Niên Giám Nông Nghiệp tìm hiểu nhé.

Tổng quan về heo nái

Heo nái là loài heo nuôi để sinh sản. Tùy từng loài heo mà chúng có một số đặc điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung mỗi lần mang thai kéo dài khoảng ba tháng, ba tuần và ba ngày. Lợn nái sẽ đẻ trung bình hai hoặc ba lứa mỗi năm. Thông thường kích thước heo nái thường khá lớn.

Heo nái và con

Chuồng cho heo nái cần cung cấp các điều kiện thích hợp giúp giảm thiểu tỷ lệ chết của lợn con cũng như lợn mẹ. Đồng thời tối đa hóa tốc độ tăng trưởng của lợn con và duy trì lợn nái ở trạng thái tốt cho chu kỳ sinh đẻ tiếp theo.

Các loại chuồng cho heo nái

Hiện tại chuồng cho heo nái có hai dạng chuồng: chuồng bằng xi măng và chuồng kín. Thông thường chuồng xây bằng xi măng thường áp dụng cho quy mô nhỏ. Ở những quy mô công nghiệp lớn sẽ sử dụng chuồng kín nhằm tối ưu hóa diện tích và cách chăm sóc.

Chuồng gạch xi măng

Chuồng xi măng là loại chuồng gặp nhiều ở hầu hết các hộ nông dân. Đây là loại chuồng được xây dựng từ gạch và xi măng tương đối đơn giản. Chi phí đầu tư ban đầu không quá lớn. Đồng thời xây dựng loại chuồng này không yêu cầu quá nhiều kĩ năng.

Chuồng nuôi heo

Loại chuồng này thích hợp cho chăn nuôi vừa và nhỏ. Ở quy mô công nghiệp lớn loại này thường không được ưu tiên do tốn nhiều diện tích và tốn công xây dựng ban đầu.

Chuồng kín sắt thép

Chuồng kín được làm chủ yếu bằng sắt thép. Gọi là chuồng kín vì chúng được đặt trong hệ thống nhà có mái rộng và tương đối kín. Tuy quy mô và hệ thống nhà mái này có thể lớn nhỏ khác nhau. Mỗi nhà mái sẽ chứa nhiều chuồng cho heo nái.

Chuồng nuôi heo nái

Mỗi chuồng heo nái sẽ chỉ nuôi một mẹ và đàn con. Chuồng gồm ba khoang chính ô nái đẻ và hai ô heo con. Mỗi chuồng này có kích thước tương đối nhỏ để tối ưu hóa diện tích nuôi heo nái.

Chiều cao của chuồng chỉ khoảng 1.2 tới 1.4 mét và rộng khoảng 60 phân cho khoang lợn nái mẹ. Khoang cho heo con chỉ cao tầm khoảng 50 tới 60 phân và được thiết kế thành hai khoang bên cạnh khoang của mẹ với chiều rộng là 60 phân và 80 phân.

Nên xem:   Chữa trị khi bê bị nhiễm trùng rốn và Hecni rốn

Chuẩn bị làm chuồng nuôi heo nái

Nguyên vật liệu làm chuồng

Nguyên liệu để làm loại chuồng này khá đơn giản. Bạn sẽ cần gạch, xi măng cốt thép để đổ nền, xây chuồng, làm máng. Các thanh trụ, bờ lô, ngói, tôn… để làm mái.

Vị trí chuồng nuôi heo nái

Vị trí chuồng cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nuôi heo nái. Nên chọn những vị trí thoáng mát, khô ráo, ấm áp vào mùa đông và mát mẻ và mùa hè. Ngoài ra nên chọn vị trí cách xa khu dân cư, đường xá.

Chuồng cho heo nái cũng nên được bố trí tại nơi có nguồn nước sạch và thức ăn thuận lợi. Hoặc là gần nơi có khu chứa đồ ăn hoặc nước uống thích hợp cho heo nái sinh trưởng và nuôi con.

Heo con rất cần ánh sáng để phát triển tổng hợp vitamin D, canxi, đồng hóa photpho. Do đó chọn các vị trí có ánh sáng để làm sân chơi cho heo con giúp chúng nhanh chóng phát triển khỏe mạnh. Đồng thời ánh sáng cũng sẽ hỗ trợ điều chỉnh nhiệt độ chuồng.

Hướng chuồng

Hướng chuồng tốt nhất là là hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Đây là hai hướng sẽ không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hay gió nóng phía Tây. Tránh làm hướng Đông vì ông bà ta có câu “Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn”.

Không chỉ áp dụng riêng với mà hầu hết các loại vật nuôi đều nên tránh hướng đông. Do nước ta là nước gió mùa đặc biệt là khu vực miền Bắc thường có gió đông bắc khá là lạnh.

Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép làm hướng Đông Nam hoặc Nam thì bạn nên có những biện pháp che chắn. Tạo rèm chắn gió lạnh cho heo vào mùa đông. Tạo độ thoáng mát cho chuồng vào mùa hè.

Cách làm chuồng cho heo nái

Nền chuồng

Nền chuồng tối tối ưu nhất khi mặt sàn được làm bằng vật liệu không xốp, dễ rửa, khô nhanh. Sàn chuồng phải được xây dựng và thoát nước tốt để không có vũng chất lỏng và không có vết nứt.

Có nhiều loại nền chuồng như nền xi măng, nền bê tông, nền nhựa. Mỗi nền đều có những ưu nhược điểm riêng. Nhưng nhìn chung nền phải được đầm nén kĩ, cao hơn khoảng 30 cm so với mặt đất để tránh bị ngập úng vào trời mưa.

Nền xi măng

Đối với nền xi măng thì khá đơn giản mà không mất nhiều chi phí. Chỉ cần dầm chặt nền đất sét, cát trộn xi măng và sau đó là phủ lớp xi măng mỏng và tạo độ nhẵn cho nền. Tuy nhiên loại này thường không bền dễ bị bong tróc theo thời gian và khó sửa chữa.

Nên xem:   Chó bị viêm da và cách điều trị

Nền bê tông

Nền bê tông là loại phổ biến hơn cả vì độ chắc chắn và độ bền mà nó mang lại. Tuy nhiên loại này cần đầu tư chi phí ban đầu mua xi măng, cát, sỏi,… Nên bê tông gồm nhiều lớp như lớp đất nện, lớp đá xanh, lớp bê tông,..

Các lớp được liên kết chắc chắn với nhau bằng xi măng ướt. Độ dày của nền phụ thuộc thuộc vào loại heo nuôi. Tuy nhiên với heo nái để thì thông thường nên làm độ dày khoảng 4 cm để tiết kiệm chi phí.

Nền nhựa

Còn một loại nền nữa đó là nền nhựa. Loại nền này được làm bằng ghép các tấm nhựa có lỗ lại với nhau. Các tấm nhựa này được bán phổ biến tại các cửa hàng vật tư vật nuôi với giá cả tương đối cao.

Nền nhựa

Nền nhựa thường áp dụng cho chuồng kín bằng sắt thép ở khu vực cho heo con chơi khi heo con còn theo heo mẹ. Loại nền tương đối nhẹ, dễ dàng di chuyển đồng thời cũng dễ dàng vệ sinh và nhanh chóng khô ráo.

Nền chuồng nên có độ dốc khoảng 1 -2 % tức là khoảng 1 mét thì sẽ cao lên 1-2 phân để nước thoát nhanh. Đặc tính của heo là ưa thích nước nếu chuồng không có độ dốc thích hợp thì khi rửa chuồng heo, chúng có thể uống nước bẩn dễ nhiễm bệnh.

Tại cuối góc chuồng nên bố trí các ống thoát phân và nước thải của heo cũng như nước rửa chuồng. Các ống này có thể được thiết kế bằng nhựa PVC và có nắp đậy để khi heo con sinh ra không bị rơi xuống.

Diện tích chuồng

Diện tích chuồng cũng khá đa dạng tuy nhiên mỗi chuồng nên chiều rộng tối thiểu là 1,8 mét và chiều dài tối thiểu 2,4 mét. Thông thường người nông dân chuyên nuôi heo nái cho biết diện tích chuồng hợp lý sẽ là khoảng 4 mét vuông vừa đủ cho heo sinh hoạt.

Chuồng heo

Ở quy mô công nghiệp, khi mỗi chuồng cho heo nái được tối ưu thì diện tích có thể sẽ nhỏ hơn. Thông thường chuồng loại này chỉ đủ chỗ cho heo đi lên đi xuống chứ không thể quay đầu được.

Tường chuồng

Tùy vào điều kiện mà bạn có thể xây tường bằng gạch hoặc bằng gỗ. Thông thường sẽ xây tường bằng gạch vì chúng sẽ chắc chắn và có khả năng chắn gió tốt hơn. Trong khi tường bằng gỗ thì sẽ dễ bị hoai mục theo thời gian và kém bền vững hơn.

Heo nái trong thời kì động dục thường có xu hướng phá phách. Do đó hãy đảm bảo tường chuồng luôn chắc chắn. Tốt nhất nên làm móng cho tường chuồng để tránh sụt lún và đổ tường.

Tường cho chuồng heo nái sẽ nên khoảng 1.4 mét. Bởi vì nếu chuồng thấp, khi heo nái khi đòi ăn có thể sẽ chồm hai chân lên thành tường sẽ dễ gây động thai heo nái. Đồng thời heo nái chồm lên cũng gây ảnh hưởng tới việc cho heo nái ăn.

Nên xem:   Nuôi bao nhiêu heo nái, heo thịt đủ để ủ hầm biogas?

Cửa chuồng

Cửa chuồng nên có độ rộng khoảng 1 mét. Vì khi heo nái to lên sẽ vừa đủ để có thể di chuyển chúng. Vật liệu làm cửa thì tùy theo bạn có thể làm bằng sắt, gỗ,.. đều được. Sắt sẽ bền vững hơn nhưng cửa gỗ sẽ tiết kiệm hơn.

Cửa chuồng nên có độ thông thoáng và cao hơn nền khoảng 2-3 phân để nước từ hành lang có thể trôi đi dễ dàng. Ngoài ra bản lề cửa cửa nên ăn sâu và tường chuồng để đảm bảo độ chắc chắn. Cửa chuồng nên có chốt ngoài để tháo ra di chuyển heo nái dễ dàng.

Mái chuồng

Mái chuồng nên cao ở giữa và thấp dần ở hai bên để nước có thể nhanh chóng thoát đi. Đồng thời khi làm mái cũng nên chừa ra một đoạn mái hiên khoảng 1 mét để tránh mưa cho heo nái nhất là khi trời mưa to tạt nước.

Độ cao của mái là khoảng 3 mét để đủ tạo độ thông thoáng cho chuồng cũng như tránh nóng trong mùa hè. Mái thì có thể lợp tôn, lớp bờ lô hoặc lợp ngói đều được.

Máng chuồng

Máng nên thiết kế ngay gần cửa chuồng để thuận tiện cho việc cho ăn. Chiều dài của máng là khoảng 1.4 mét và rộng khoảng 20 phân. Máng không nên quá cao, cao tầm khoảng 10 tới 12 phân là hợp lý.

Máng ăn

Bởi vì máng quá cao và vị trí máng ngay cửa chuồng thì sẽ khiến heo nái di chuyển ra khỏi chuồng khó khăn. Chúng có thể bị xây xát chân

Lối đi

Các lối đi nên được thiết kế giữa các chuồng. Lối đi tốt nhất nên rộng khoảng 1 mét để vừa đủ cho bạn đi lại chăm sóc và cho ăn.

Các trang thiết bị cần có

Ngoài chuồng trại nuôi heo thì bạn cần bố trí thêm hố phân để đựng phế thải của heo. Hố phân nên được bố trí gần chuồng và tránh xa khu sinh hoạt gây ô nhiễm. Hiện tại, nhiều hộ gia đình đã bố trí mô hình biogas. Mô hình này vừa tránh ô nhiễm môi trường vừa cung cấp nguồn nhiên liệu hiệu quả.

Nếu chăn nuôi tương đối nhiều heo nái bạn nên có thêm kho chứa thức ăn cho heo nái. Điều này giúp chủ động trong nguồn thức ăn cho heo. Ngoài ra nên có bể chứa nước để có thể tắm rửa và cho heo ăn uống. Lượng nước sẽ thay đổi tăng giảm thích hợp vào những ngày nắng hay mưa dầm.

Cách xây dựng chuồng nuôi heo nái không hề khó. Bạn chỉ cần lưu ý một số điểm nhỏ là có thể xây dựng chuồng nuôi heo nái một cách tối ưu rồi. Hy vọng những chia sẻ của Niên Giám Nông Nghiệp sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận