Lựa chọn mô hình nuôi cà cuống hiệu quả

Cà cuống là một loại đặc sản được rất nhiều người thích dùng. Vậy bà con có thắc mắc nuôi cà cuống có khó không? Hay phải chuẩn bị những gì. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới bà con những mô hình nuôi cà cuống hay áp dụng. Cùng với đó một số cách xử lý cơ bản.

Chọn mô hình nuôi cà cuống

Chia sẻ cho một số bà con có ý định bắt tay vào nuôi cà cuống. Vấn đề là chúng ta nên bắt đầu nó như thế nào? Chúng ta tốn bao nhiêu chi phí ban đầu để chúng ta làm một mô hình nuôi?

Tuy nhiên chi phí đó là chỉ dừng lại ở mức độ nuôi thử thôi. Tại sao lại nói là nuôi thử? Bởi vì quá trình nuôi thử này khi mà các bạn nuôi có kinh nghiệm rồi thì sẽ làm nên rất là nhanh. Do vậy chúng ta nên thử trước, nếu mà thấy được thì chúng ta sẽ xây nhiều ra để làm.

Thì đầu tiên khi mà nuôi thử hay thậm chí là nuôi thật luôn. Thì các bạn phải lựa chọn được một mô hình, mô hình ở đây sẽ có hai loại. Thứ nhất là mô hình thả lục bình, thứ hai là nuôi bằng mô hình cải tiến. Bằng cách lấy cành cây khô thay cho lục bình.

ca cuong

Thì tùy bà con có thể chọn những mô hình phù hợp. Còn nếu như bà con chọn không được, không biết chọn mô hình nào. Thì chúng tôi có lời khuyên cho bà con loại mô hình khác như sau.

Chọn giống cà cuống

Khi mà bà con đã chọn được cho mình một mô hình nuôi cà cuống phù hợp rồi. Thì điều tiếp theo bà con làm là nghĩ đến việc đi lấy giống. Và chúng ta lấy bao nhiêu giống? Lấy ở đâu? Loại giống con lớn hay là con nhỏ? Hay thậm chí là lựa làm bằng trứng cà cuống. Thì chúng ta phải suy nghĩ đến vấn đề đó.

Theo kinh nghiệm chủ quan của chúng tôi, đó là với những bà con ở gần. Thì nên lấy con cà cuống nhỏ về làm thì giá nó sẽ rẻ hơn. Khi mà các bạn lấy con nhỏ về làm thì thời gian mà chúng ta làm sẽ lâu hơn con lớn là đương nhiên rồi. Vì nó phải trưởng thành thì mới sinh sản được.

Với những bạn ở xa, để đảm bảo là cà cuống đi an toàn và khỏe mạnh. Thì bà con nên lấy con lớn hơn, những con đã lột xác được ba lần, bốn lần, con trưởng thành. Hoặc là có thể lấy trứng để làm.

Nhưng mà lấy trứng cà cuống thì thời gian sinh sản khá là lâu. Cái đó chỉ thích hợp với những bà con làm không gấp. Vậy số lượng trứng chúng ta lấy là bao nhiêu phù hợp với mô hình ban đầu chúng ta làm nuôi thử?

Nên xem:   Khắc phục dê bị bệnh nấm da

Khởi điểm nuôi thử

Mô hình nuôi thử ở đây ý muốn nhắc tới là mô hình nuôi để giữ giống. Tức là chúng ta nuôi thử nhưng cũng đảm bảo có một lượng giống sinh sản để sau này xoay ra. Nó đẻ tới đâu chúng ta xoay ra tới đó, thêm ra nhiều các ô chuồng khác nữa.

ca cuong

Xuất phát từ mô hình nuôi thử đó, chúng ta nhân rộng ra làm. Ban đầu nếu bà con lấy con nhỏ lột xác lần thứ nhất, thứ hai thì nên lấy ít nhất số lượng là năm mươi con. Đối với con lột xác lần thứ ba, thứ tư các bạn nên lấy số lượng ít nhất là ba mươi con.

Đối với những con cà cuống trưởng thành thì các bạn lấy số lượng tối thiểu là mười lăm con trở lên. Với trứng cà cuống thì các bạn nên lấy số lượng ít nhất là một trăm trứng. Tại sao chúng tôi lại đưa ra những số liệu cụ thể như thế này?

Kinh nghiệm nuôi thực tế

Giải thích một cách dễ hiểu để bà con dễ hình dung, đó là khi bà con lấy giống về thì ở đâu cũng vậy. Một phần là do điều kiện, do cà cuống phải thít nghi với môi trường mới. Con nào mà yếu thì sẽ khó thít nghi, sẽ làm hao của chúng ta một ít.

Thứ hai là kinh nghiệm và kĩ thuật của các bạn chưa có nhiều. Cho nên là khi nuôi cà cuống sẽ bị hao đi dần, và môi lần hao như vậy thì chúng ta rút được ra một số kinh nghiệm. Nếu lấy ít giống thì bà con hình dung khi rút được kinh nghiệm rồi thì giống cũng không còn để làm nữa.

Lại phải đi lấy giống lại, bằng không thì coi như là thất bại rồi. Đó là kinh nghiệm thực tế, ai nuôi cà cuống rồi cũng sẽ gặp phải thôi. Đương nhiên là với bà con có điều kiện lấy nhiều giống hơn thì càng tốt. Càng nhiều cà cuống giống thì khả năng thành công càng cao, đó là chuyện đương nhiên rồi.

Càng nhiều cà cuống giống thì sau này làm nên đàn sẽ càng nhanh hơn. Lấy ít giống hơn số lượng chúng tôi khuyến cáo bên trên thì khả năng thành công sẽ giảm xuống. Sau khi lấy được giống rồi thì đem về nuôi, trong quá trình nuôi bà con đã bắt đầu vào kỹ thuật nuôi cà cuống rồi.

Theo dõi vào ban đêm

Trước hơn hết tổng hợp lại là bà con chọn một mô hình nuôi, chọn số lượng giống theo như trên đã đề cập. Sau đó bà con bỏ thời gian theo dõi cà cuống. Và trong quá trình theo dõi thì cả ban ngày lẫn ban đêm. Bà con đừng bao giờ bỏ quên theo dõi lúc ban đêm.

Ban đêm cũng không cần theo dõi liên tục đâu. Bởi ban đêm là khoảng thời gian cà cuống săn mồi. Tầm chín giờ tối các bạn xuống quan sát một cái là có thể hiểu được quá trình chúng săn mồi, bắt mồi, sống như thế nào.

Sau khi mà mọi việc đâu vào đấy rồi, mô hình nuôi thử sinh sản được. Thì chúng ta xây ra từ từ chúng ta làm.

Nên xem:   Chó bị lòi dom/ sa trực tràng và cách xử trí

Mô hình nuôi cà cuống trong thùng xốp

Mô hình nuôi cà cuống trong thùng xốp thích hợp với các bạn có nhu cầu muốn nuôi thử nghiệm. Mà lại không tốn nhiều công sức để xây một ô nuôi. Để thực hiện được mô hình nuôi cà cuống này đầu tiên các bạn nên mua một thùng xốp. Có diện tích lọt lòng tối thiểu bên trong là nửa mét vuông.

Có thể tận dụng nắp của thùng, khoét rồi đan lưới lên để làm nắp đậy. Tránh cà cuống vào ban đêm thoát ra bên ngoài. Bên trong ô nuôi thì các bạn đóng một giàn cây. Cây này thì các bạn nên lấy cây khô và nên chọn những cây mà có độ nhám để cho chúng có thể leo lên đẻ trứng được. Có thể lấy cành bưởi nhỏ hay cành mít gì đó cũng được

Một đầu thùng thì các bạn nên làm ống để xả nước vào và đầu còn lại là thiết kế đường xả nước ra. Làm như vậy thì sẽ dễ dàng hơn cho các bạn trong quá trình thay nước. Bên trong ô nuôi thì các bạn nên thả nhiều một tí để cho dễ dàng bắt mồi.

ca cuong

Với một thùng diện tích tầm 0,8 mét vuông thì nên thả tầm hai mươi lăm đến ba mươi con cà cuống là phù hợp. Đối với mô hình này thì các bạn cũng yên tâm là hiệu quả kinh tế ngang ngửa với xây dựng ô nuôi.

Mô hình nuôi cà cuống trong thùng xốp chỉ đơn giản như vậy thôi. Các bạn từ sáng tới chiều là có thể làm xong, xử lý xong luôn phần xốp để nuôi luôn.

Mô hình nuôi cà cuống trong bể xây xi măng

Đa số những nơi nuôi cà cuống hiện tại đều áp dụng mô hình này. Bởi vì mô hình này vừa hợp để nuôi giống cũng vừa hợp để các bạn nuôi thương phẩm được. Nếu mà nuôi giống thì các bạn nên xây những ô có kích thước nhỏ tầm một đến hai mét vuông là được rồi.

Còn nếu mà các bạn làm thương phẩm thì nên xây lớn hơn khoảng từ ba đến sáu mét vuông. Không nên xây quá lớn, bởi vì quá lớn thì lúc các bạn vệ sinh sẽ cảm thấy khó khăn. Trong ô xây xi măng này thì các bạn làm một dàn cây để cho chúng có chỗ bám và săn mồi.

Mực nước trong ô xi măng thì các bạn không nên để quá cao, chỉ từ một đến hai tấc là được rồi. Và các bạn nên thiết kế một đường ống xả nước ra để đảm bảo khi cần thiết có thể xả toàn bộ lượng nước trong ô xây được.

Phía nắp thì các bạn nên làm một nắp bằng lưới. Kích thước lỗ lưới tầm bốn ly, cần làm nắp kín. Bởi vì khi cà cuống trưởng thành thì vào ban đêm có thể thoát ra ngoài làm hao hụt số lượng.

Nuôi cà cuống làm kinh tế

Có một số vấn đề chia sẻ để bà con nuôi hiểu rõ hơn trong quá trình làm cho tốt hơn. Thứ nhất bà con lưu ý là kích thước con cà cuống như thế nào thì kích thước con mồi phải nhỏ hơn một chút. Ví dụ con cà cuống kích thước bằng ngón tay cái. Thì mồi bà con cho ăn là nòng nọc, ếch con hoặc con thì kích thước con mồi khoảng tầm bằng ngón tay trỏ.

Nên xem:   Khắc phục dê bị ổ áp xe có mủ
ca cuong

Thì khi đó con cà cuống dễ bắt mồi và khi nó ăn một con mồi là no được một bữa rồi. Đó là vấn đề về mồi còn bà con nuôi nhiều cà cuống thì dùng nhiều mồi.

Ấp trứng cà cuống

Thì thứ nhất là cà cuống đẻ vào ban đêm, ban ngày cà cuống sẽ ít đẻ. Và những cái trứng đẻ vào ban ngày nở sẽ không đạt. Bởi đó là những cái trứng không tốt, chỉ có những trứng đẻ vào ban đêm mới là trứng tốt thôi.

Nếu anh chị ấp bằng cách giữ ẩm liên tục và ở một nhiệt độ ổn định thì nhanh thì sáu hôm. Chậm thì mười hôm là trứng cà cuống bắt đầu nở. Và con mới nở thì kích thước nó nhỏ và nó màu vàng. Và sau khoảng hai tiếng thì màu con cà cuống mới nở sẽ chuyển sang màu đen.

trung ca cuong

Và sau khoảng sáu tiếng sau khi nở thì chúng sẽ săn mồi. Lúc đấy là bà con bắt đầu cho nó ăn được rồi.

Thời điểm lột xác

Từ lúc mà trứng nở đến trưởng thành là tầm ba mươi hôm. Và trong khoảng đó thì nó lột xác năm lần. Khoảng lột xác lần lượt là ba ngày, sáu ngày, mười ngày, mười bảy ngày và ba mươi ngày. Tương ứng với năm lần lột xác.

Bà con có thể theo dõi được quá trình sinh trưởng của nó. Để xác định được nếu mà nó có lột xác trễ hơn là nuôi vẫn chưa đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cà cuống sinh sản

Đối với cà cuống sinh sản thì lưu ý bà con đậy nắp kĩ. Ban đêm là chúng sinh sản, chúng sẽ leo lên những cây mình đóng đứng. Đẻ trứng ở trên đó và vào mỗi buổi sáng ta sẽ đi thu trứng, tiến hành ấp riêng. Nếu để tự nhiên cà cuống cái đẻ trứng và con đực sẽ ấp trứng.

Thời gian nở giống mình ấp bên ngoài thôi. Nhưng mà kĩ thuật mới là không để cà cuống đực ấp trứng nữa. Mà mình sẽ ấp trứng tập trung. Về mồi thì bà con lưu ý là luôn luôn có mồi.

Một lượng tương đối để cho cà cuống bắt dễ dàng, nếu bắt được mồi tốt. Nó no thì sẽ không có cắn nhau.

Ô sau khi thu cà cuống xong sẽ vệ sinh, khử trùng bằng thuốc tím. Trong khoảng nửa tiếng đồng hồ thì có thể rửa sạch đi và bắt đầu bơm nước và thả con mới vào. Bà con lưu ý là khâu khử trùng này sẽ giúp cho cà cuống ở mẻ nuôi sau không có mầm bệnh từ lần nuôi trước đó. Cả chúng và mồi sẽ khỏe mạnh, hiệu quả sẽ tăng lên.

Trên đây là những kinh nghiệm cho bà con chuẩn bị bắt tay vào nuôi cà cuống tham khảo. Chúc bà con chọn được mô hình nuôi hợp lý, ấp dụng tốt các kỹ thuật để đàn phát triển tốt.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận