Chăn nuôi thỏ là hướng đi khá ổn cho các hộ tham khảo. Bởi lẽ nó cho hiệu suất cao hơn các gia súc như cầy hương, bò,… Theo nhận xét của nhiều người thì thỏ dễ nuôi. Tuy nhiên làm sao đạt yêu cầu thì ta cũng nên lưu ý một số điểm trong quy trình nuôi thỏ. Cho cả thỏ mẹ, thỏ con, thỏ thương phẩm.
Mục lục nội dung
Một số điểm cần lưu ý trong quy trình nuôi thỏ
Chọn thỏ giống
Đầu tiên ta cần để ý là công tác lựa chọn thỏ giống. Kinh nghiệm nuôi thỏ hơn năm năm chia sẻ bà con nên chọn con nhanh nhẹn, khỏe.
Tuyển chọn trước có thể quan sát qua đặc điểm lông mịn, thỏ đừng quá béo. Đó là yếu tố để công tác nuôi thỏ cho lợi nhuận cao.
Với con thỏ cái hậu bị thì mình chọn con có ngoại hình phải dài mình. Tai thì dựng và mỏng, thân hình thì cân đối, lông mượt và ôm lông.
Về kiểm tra con thỏ nó đi giống hay chưa thì mình xách lên và kiểm tra bộ phân sinh dục. Nó hồng, đỏ thì là nó có dấu hiệu đi giống.
Phối giống cho thỏ
Phát hiện thỏ động dục thì đưa tới lồng đực một đến hai bận một hôm. Bà con đặc biệt lưu ý tuyệt đối không làm ngược, tức là di chuyển thỏ đực sang. Bởi thỏ đực chưa quen được lồng mới sẽ khiến chậm quá trình giao phối.
Nhiều trường hợp còn gặp sự kháng cự của thỏ cái. Khiến quá trình giao phối không thể diễn ra bình thường.
Sau mười hôm thì bà con khám thai, đây là một kỹ thuật rất quan trọng để biết thỏ mẹ có được hay không. Để tiếp tục cho phối hay là chăm sóc giai đoạn mang thai.
Khi tính từ phối được mười hôm thì mình bắt đầu khám thai, nhấc con thỏ lên. Một tay giữ thỏ, một tay luồn vào phía xương chậu nắn lên. Khi mà trong tay có thấy những cục tròn như đầu ngón tay, trơn, chạy đi chạy lại trong tay thì là thai của con thỏ.
Còn nếu không có những cục đấy tức là chưa được rồi. Cho ra kiểm tra và phối lại. Con nào thành công rồi thì mình tiêm bổ sung thuốc bổ tăng cường khiến thỏ nuôi thai tốt hơn. Đó là canxi, vitamin B12, A, D, E làm thỏ tăng sức khỏe hơn.
Chăm sóc thỏ sinh sản
Thời gian thỏ chửa là ba mươi hôm, ngay sau khi thỏ đẻ xong cần cung cấp khẩu phần ăn ổn định. Với những con kém sữa ta có một hướng xử lý đó là trộn thêm đạm sữa vào cho ăn thêm. Sữa sẽ đươc tạo ra nhiều hơn.
Và với những con đẻ trên tám con, cùng ngày hoặc chênh một hai ngày mà có con đẻ ít hơn. Thì mình có thể dồn bớt sang con đẻ ít để nuôi cho đều. Để cho tỉ lệ nuôi sau cai trên một đầu nái sẽ đạt cao hơn.
Mỗi hôm chăm sóc thì kiểm tra xem con mẹ để bú no chưa. Ví dụ như nhìn thấy no căng và trắng sữa chứng tỏ con mẹ sữa tốt.
Tấm mười đến mười lăm hôm thì mình bắt đầu nhỏ thuốc phòng Ecoli. Sau cai sữa thì mình phòng cầu trùng bằng cách trộn thuốc cùng vào thức ăn cho thỏ.
Các đồ như rau muống, xuyến chi bí ngô,… cần đợi ráo hẳn nước rồi mới cho thỏ. Cắt nhỏ ra thêm cũng được.
Làm trong năm hôm liền sau đó lên quy trình phòng nấm. Và con thỏ được sáu mươi hôm thì mình mới phòng ghẻ. Sau đó thì ta có thể cho sang những ô lồng cá thể để có hướng nuôi từng con, vỗ béo phù hợp.
Lưu ý nuôi thỏ xuất khẩu
Vốn chẳng cần nhiều, quy mô nhỏ lẻ, tận dụng phụ phẩm để giảm chi phí. Từ lâu đã ăn sâu trong nếp nghĩ, cách làm của đa số hộ chăn nuôi thỏ. Thế nhưng cách làm đó giờ đây khó mà đáp ứng yêu cầu cao. Cả số lượng, yêu cầu của các đơn hàng lớn ở cả trong nước và xuất sang các nước.
Cần có quy trình nuôi thỏ theo hướng chuyên môn hóa, mở ra nhiều có hội làm ăn kinh tế. Ví dụ như các hợp đồng tiền tỉ với các đối tác xuất khẩu ở Nhật Bản.
Đây cũng là điều tất yếu sẽ xảy ra bởi các quy trình nuôi heo, nuôi gà đẻ, bồ câu và một số vật nuôi khác cũng đang được hiện đại hóa rất nhiều.
Quy trình nuôi thỏ chuyên môn hóa
Thỏ có bộ lông dài nhưng lại không có tuyến mồ hôi. Nên trong nền nhiệt cao kéo dài của mùa hè chúng dễ dàng bị cảm nóng. Ngược lại vào đông khi nhiệt thấp, bệnh về đường thở cũng dễ xuất hiện đối với đàn thỏ.
Chính vì vậy khi nuôi thỏ xuất khẩu thì tiêu chí đầu tiên cần đáp ứng chính là mặt chuồng trại. Với trần chống nóng, quạt thông gió, rèm cửa cơ động,… Ta có thể dễ dàng điều khiển được nhiệt chuồng phù hợp nhất với đặc điểm sinh học của thỏ.
Ngay cả từ các ô lồng từ máng cho tới vòi tự động. Cũng được áp dụng các công nghệ hiện đại.
Sơ qua về nguồn vốn cần chuẩn bị, với quy mô năm trăm thỏ bố mẹ. Cần bỏ ra khoảng hai tỷ để đầu tư hệ thống chuồng và lồng. Với đàn thỏ sinh trưởng đều sẽ cần khoảng gần ba năm để thu hồi lại.
Để có nguồn thu thế cần đáp ứng hết các yêu cầu của đối tác. Toàn bộ quy trình nuôi thỏ từ khâu nhập giống, thức ăn, nước đến chăm hàng ngày. Phải tuân thủ theo các bước được các đối tác Nhật Bản đưa ra.
Thuốc thú y cũng có tuy nhiên cần theo danh mục cho phép. Nhưng điểm khó nhất lại nằm ở khâu quản lý.
Cần có cách để kiểm soát đàn thỏ lên tới năm trăm con bố mẹ và hơn bốn nghìn con thương phẩm. Trên tai mỗi con thỏ đều có mã số riêng để theo dõi. Các ô hay ổ đẻ đều đánh số có bảng theo dõi thời điểm sinh, phối, các vấn đề phát sinh.
Ứng dụng công nghệ trong nuôi thỏ
Đặc biệt nữa cũng có con mắt thứ ba thời số hóa. Nếu có thể đầu tư thêm khoảng hai mươi triệu vào hệ thống camera. Ngoài hai mắt ở trong chuồng thỏ thì khu vực xung quanh có lắp thêm sáu mắt.
Có thể quan sát được các hoạt động tại trại thỏ. Để đảm bảo người trực tiếp chăn nuôi đã làm đúng quy trình nuôi thỏ.
Nhờ ứng dụng những công nghệ hiên đại để chuyên môn hóa quy trình nuôi thỏ. Mỗi năm đều đáp ứng được số thỏ xuất đi Nhật Bản và phần tiêu thụ trong nước. Với mười tám tấn thỏ thịt và ba ngàn con giống.
Thỏ xuất sang Nhật thì cần đảm bảo năm yếu tố. Về cân nặng cần đủ hai cân ba, không bị các bệnh ngoài da. Không bị bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa như đi ngoài. Và nhìn ngoại hình của của con thỏ hoàn toàn bình thường.
Với những đơn hàng có giá trị lớn, yêu cầu cung ứng thường xuyên, chất lượng đồng đều. Thì một nông hộ đơn lẻ khó có thể làm hết được. Vì vậy quy trình nuôi thỏ cần hiện đại hóa để bền vững hơn.
Hướng dẫn đỡ đẻ cho thỏ chuẩn nhất
Tùy điều kiện nuôi dưỡng mà thỏ nái chuẩn sẽ đẻ từ sáu tới tám thỏ. Mỗi năm tối đa đẻ từ bốn tới năm chục thỏ.
Với trang trại năm trăm thỏ mẹ và tới vài ngàn lượt đẻ trên năm. Áp lực từ việc chăm sóc hỗ trợ thỏ đẻ là lớn. Để tránh nhiều rủi ro và thất thoát trong những ca khó sinh xin chia một số kinh nghiệm kích và đỡ đẻ. Mang lại an toàn cho cả thỏ mẹ và thỏ con.
Lưu ý khi kích và đỡ đẻ cho thỏ
Mỗi con thỏ nái sẽ nuôi riêng tại một ô. Dựa vào số liệu ghi trên bảng theo dõi có thể biết thời điểm mà thỏ sẽ đẻ. Bước sang ngày thứ ba mốt đúng thời điểm sinh của thỏ.
Nếu mình để tự nhiên thì có khả năng thỏ sẽ sinh vào buổi đêm. Lúc đấy có thể ta chưa ở ngoài trại, thỏ con có thể bò lung tung. Hoặc trường hợp thỏ khó sinh ta không hỗ trợ kịp thời được.
Dụng cụ cần chuẩn bị cho một ca kích đẻ bao gồm rổ đẻ. Đó là hai chiếc rổ nhựa có cùng kích cỡ chụp vào nhau (35 x 25 x 10 cm). Bên trong có lót vải sạch và khăn sạch để lau thân cho thỏ con.
Các thuốc kích gồm Oxytocin, thuốc trợ lực canxi B12, B complex. Thuốc Glycogen LA để thỏ mẹ tránh hiện tượng nhiễm trùng sau sinh.
Tiêm mũi kích đẻ đầu tiên vào lúc từ ba tới bốn giờ chiều. Như vậy thì sáng hôm sau thỏ con sẽ đỡ bị đói, được bú vào sáng hôm sau luôn. Tiêm phần da mỏng ở sau gáy, tiêm dưới da và chúng ta không tiêm sâu vào thịt vì dễ gây áp xe cho thỏ.
Kích rồi thì nó sẽ đẻ sau hai đến năm phút, tuy nhiên cá biệt có những con lâu hơn. Và với những con này chúng ta đợi nửa tiếng sau tiêm nhắc lại mũi thứ hai. Con nào sau mũi hai chưa đẻ thì phải đợi hai mươi bốn tiếng sau mới tiêm mũi thứ ba.
Sơ cứu thỏ con mới sinh
Sau mũi tiêm thỏ mẹ sẽ rơi vào trạng thái bồn chồn và liên tục di chuyển quanh chuồng. Dùng giẻ mềm lau khô mình thỏ con mới sinh, công đoạn này có hai tác dụng. Đầu tiên là cho thỏ sạch sẽ đỡ bị lạnh. Thứ hai nếu thỏ con dính máu sẽ là có mùi và dễ bị chuột tới cắn ăn thịt.
Nếu thấy thỏ chưa được khỏe mạnh như những con trước, da sậm màu trọng lượng nhỏ và gần như chưa có nhịp thở. Đây là biểu hiện thỏ con bị ngạt.
Ta cần tiến hành sơ cứu dốc ngược hai chân thỏ con lên, búng búng nhẹ vào phần đùi. Khi nào thỏ con kêu lên là được. Hoặc là đặc thỏ con nằm chắc vào bàn tay trái, ấn vào lồng ngực liên tục.
Có nhịp thở nhẹ rồi thì để lại cùng cả đàn. Tuy vẫn yếu nhưng ở cùng đàn sẽ giúp tăng khả năng sống của thỏ con.
Xong rồi người nuôi cần nhấc lên kiểm tra phần bụng thỏ mẹ. Nếu thấy vẫn còn sót thai, nửa tiếng sau tiêm một mũi kích nữa.
Đẻ xong thỏ mẹ đã thấm mệt, bà con tiêm trợ sức sau mười lăm phút. Sau một hôm thì tiêm Glycogen LA để tránh nhiễm trùng. Xử lý đúng kỹ thuật sẽ giúp bà con tránh thất thoát, mang lại an toàn cho thỏ.
Nắm bắt tốt quy trình nuôi thỏ, các kỹ thuật đầu tư tiên tiến, có quy mô bài bản. Sẽ là định hướng đầy tiềm năng cho nhà nông làm giàu từ con thỏ. Hy vọng nghề nuôi thỏ sẽ càng phát triển tạo đa dạng nguồn cung đáp ứng cho thị trường.
Theo: Thủy Tiên