Trị bệnh nấm miệng, nấm diều ở chim bồ câu

Bồ câu là loài khá dễ nuôi, không chỉ để làm cảnh mà còn mang đến nguồn lợi kinh tế rất tốt, hỗ trợ nâng cao đời sống của bà con. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc bồ câu, chắc chắn bà con phải đối mặt với không ít bệnh trên loài chim này. Bài viết này sẽ hướng dẫn bà con cách trị bệnh nấm miệng, nấm diều ở chim bồ câu.

Nguyên nhân và triệu chứng

bồ câu mắc bệnh tiêu chảy

Bồ câu rất hay bị các loại nấm tấn công, đặc biệt là nấm ở đường tiêu hóa mà tiêu biểu là nấm diều. Nguyên nhân gây ra bệnh là do bồ câu ăn thức ăn chứa bào tử nấm. Với những con bồ câu khỏe mạnh thì chúng có thể dễ dàng tiêu hóa những thức ăn này. Men tiêu hóa của chúng sẽ khiến nấm không phát triển được. Tuy nhiên với những con bồ câu yếu thì quá trình tiêu hóa diễn ra khá chậm. Khi thức ăn trong diều chưa được đẩy xuống bên dưới để tiêu hóa hoàn toàn thì bào tử nấm đã phát triển nhanh và tấn công vào niêm mạc diều.

Với những con bị nặng, nấm đã ăn sâu và lan rộng gây tổn thương toàn bộ niêm mạc bên trong diều thì điều trị vô cùng khó khăn, diều rất khó co bóp để tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra thức ăn còn tồn đọng tại diều bị lên men có thể khiến bồ câu bị yếu đi và chết.

Nên xem:   Khắc phục gà bỏ ăn, ủ rũ và chết

Các triệu chứng của bệnh nấm miệng, nấm diều ở chim bồ câu là con chim có hiện tượng ủ rũ, ít vận động, không linh hoạt, phân có màu trắng xanh và loãng. Có thể kèm với các dấu hiệu khác như hay chảy nước mũi, có nấm trắng ở niệm và diều, chảy nước mắt, nước mũi…

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh nấm diều

Nhìn chung, các loại bệnh liên quan đến nấm thường xuất phát từ môi trường sống, môi trường chăn nuôi không đảm bảo sạch sẽ, khiến cho nấm dễ dàng bùng phát cả đàn. Do đó, để trị bệnh nấm miệng, nấm diều ở chim bồ câu, bà con cần tuân thủ các bước sau đây:

– Dùng thuốc có chứa Nistatin hoặc Micostin điều trị cho bồ câu. Chú ý tuân thủ đúng theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

– Nếu không tìm được Nistatin thuốc thú y thì có thể thay thế bằng loại cho người (màu nâu, vỉ 8 viên). Liều dùng khoảng từ 4-5 con/viên. Có thể cắt nhỏ viên thuốc và nhét vào cổ họng cho chim.

– Cho bồ câu uống thuốc bổ, tăng cường men tiêu hóa và các chế phẩm sinh học để nâng cao đề kháng, thúc đẩy làm lành vết thương ở niêm mạc nhanh chóng.

– Vệ sinh máng ăn sạch sẽ. Bởi khi máng ăn uống mất vệ sinh, có nấm mốc thì sẽ tạo điều kiện trực tiếp cho nấm tấn công bồ câu.

Nên xem:   Điều trị dê bị viêm vú

– Đảm bảo nguồn nước cho bồ câu phải sạch sẽ, an toàn, không tiềm ẩn mầm bệnh.

Trong quá trình chăm sóc bất cứ cây trồng và vật nuôi nào cũng đều có nguy cơ phát sinh bệnh tật. Cách phòng ngừa hữu hiệu nhất là bà con phải luôn chú ý giữ vệ sinh môi trường, kết hợp với phác đồ điều trị do bác sĩ thú y đưa ra thì sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh và kiểm soát mức độ lây lan trong đàn gia súc, gia cầm hiệu quả.

Câu hỏi

nấm diều ở chim bồ câu

Tôi nuôi chim bồ câu nhiều lứa tuổi, 2 tuần nay chim có hiện tượng ủ rũ, đi ngoài phân trắng xanh loãng, hen khẹc, mồm có nhớt vàng, chảy nước mắt nước mũi, nấm trắng ở miệng và diều. Đã dùng thuốc flofenicol, doxycylin, thuốc tím nhưng chưa đỡ, đã chết 15 con. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Theo TS Nguyễn Thị Liên Hương thì chim bồ câu đã mắc bệnh nấm miệng, nấm diều ghép đường hô hấp, tiêu hóa. Bệnh này rất khó điều trị. Khi thấy đàn chim bị nhiễm bệnh ta cần làm những công việc sau:
–         Loại thải những con bệnh nặng,
–         Những con còn lại phải điều trị nấm, có thể dùng NISTATIN (1 viên 500.000 UI/2-3 kg khối lượng bồ câu, thuốc của nhân y); 
–         Bổ sung VITAMIN ; THUỐC TRỢ SỨC, TRỢ LỰC, MEN TIÊU HOÁ.
–         Nếu bồ câu bình phục, không cần dùng kháng sinh, nếu vẫn khẹc thì tiếp tục dùng FLOFENICOL, DOXYCYLIN, liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
–         Khi điều trị bệnh, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi.
–         Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, đặc biệt phải cải thiện môi trường, chú ý thức ăn, nước uống vệ sinh

Nên xem:   Phòng trị bệnh hen khẹc cho đàn vịt

Hợp tác với 3N/VTC16

Video hướng dẫn

Rate this post

Bài viết liên quan

One Response

  1. Đức Ngọc
    24 Tháng Một, 2021

Thêm bình luận