Mô hình nuôi Bồ câu Pháp – Kỹ thuật nuôi bồ câu sinh sản

Giống bồ câu Pháp đẹp, chất lượng thịt cao, khi nuôi không đòi hỏi bỏ vốn nhiều. Đặc biệt, thu lại lợi nhuận cực nhanh. Vì thế hiện nay bà con nông dân đầu tư chăn nuôi bồ câu Pháp phổ biến ở nhiều nơi. Để bồ câu sinh trưởng khỏe mạnh, đạt năng suất cao. Người dân cần phải trang bị cho mình kiến thức về vật nuôi, đồng thời nắm bắt các kỹ thuật cơ bản dưới đây.

Giống bồ câu Pháp có gì đặc biệt?

Bồ câu Pháp có xuất xứ từ Pháp. Tuy nhiên khi sang Việt Nam chúng đã được lai tạo để ra một giống bồ câu mới chủ yếu để lấy thịt. Hiện nay, loài bồ câu này có 2 dòng chính là mimas (lông trắng) và titan (lông nhiều màu). 2 dòng này chủ yếu khác nhau về màu lông.

Bồ câu Pháp con đực có kích thước, trọng lượng to gấp đôi con mái. Con trống sở hữu đặc điểm, đầu to, xương chậu nhỏ. Ngược lại con cái đầu nhỏ, dẹp hai bên, phần xương chậu to, bè.

Tại sao nên nuôi bồ câu Pháp?

Nuôi bồ câu Pháp mang đến cho người dân thu nhập cao. Hơn nữa, chúng còn dễ nuôi, nhu cầu trên thị trường lớn. Vì thế không phải lo đầu ra. Bên cạnh đó, thời gian sinh trưởng của chúng cũng rất nhanh. Có thể xuất chuồng bồ câu liên tục trong năm.

Nên xem:   Nhân biết bệnh đầu đen ở gà và cách chữa

Giai đoạn sinh sản

  • Đối với bồ câu Pháp Mimas: Mỗi năm đẻ được khoảng 20 con, vào 1 tháng tuổi chúng có trọng lượng 700gram.
  • Với bồ câu Pháp Titan: Chúng sinh sản ít hơn, mỗi năm đẻ được 15 con. Chim non 1 tháng có trọng lượng 800gram.

Từng giai đoạn sinh sản của bồ câu Pháp:

  • Bồ câu Pháp trưởng thành (4 – 6 tháng) bắt đầu đẻ trứng. Lứa đầu đẻ khoảng 2 – 3 trứng.
  • Sau 3 tuần trứng sẽ nở, lúc này bồ câu con sẽ do chim trống chăm sóc.
  • Chim mái nghỉ dưỡng 1 tuần rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 và cứ luân phiên đến hết năm. Chúng có 6 năm để sinh sản như vậy.

Thức ăn

Nguồn thức ăn của bồ câu Pháp rất đa dạng và dễ tìm kiếm. Chủ yếu là bột, cám, gạo, bắp. Loài chim này không kén ăn, do vậy bà con chăm sóc dễ dàng, thuận lợi.

Muốn bồ câu phát triển nhanh, nặng kí, bà con nên bổ sung thêm gạo lứt, sỏi dài khoảng 0,4 – 0,7mm, đường kính 0,5mm. Nó sẽ giúp hệ tiêu hóa của chúng làm việc tốt hơn, tránh tình trạng táo bón, tiêu chảy.

So với giống chim bồ câu Việt Nam, bồ câu Pháp ít dịch bệnh hơn do sức đề kháng của chúng cực kỳ cao. Tuy vậy, bà con không nên chủ quan, trong quá trình nuôi cần chú ý vệ sinh chuồng trại, khu vực ăn uống sạch sẽ. Chuồng trại xây ở nơi cao ráo, khô thoáng, tránh những nơi ẩm thấp, ô nhiễm.

Nên xem:   Chế độ ăn cho gà mái đẻ, giúp gà đẻ nhiều trứng

Thu nhập từ bồ câu Pháp

Xem thêm: Nuôi chim bồ câu ta như thế nào là đúng cách

Bà con đang có ý định nuôi bồ câu Pháp thì nên thực hiện ngay. Bởi, trong tất cả các loại gia cầm, chim, chăn nuôi bồ câu Pháp mang lại lợi nhuận cao nhất. Nếu nuôi khoảng 400 con bồ câu Pháp, bà con sẽ thu lợi nhuận hơn 10 triệu/tháng. Vì chúng có những ưu điểm dưới đây:

  • Vốn đầu tư thấp (con giống, chuồng trại…)
  • Dễ thích nghi ở mọi môi trường
  • Nguồn thức ăn đa dạng, giá rẻ, dễ tìm kiếm
  • Bồ câu ít bị dịch bệnh
  • Con giống dễ tìm
  • Không đòi hỏi kỹ thuật chăn nuôi phức tạp

Hướng dẫn nuôi bồ câu hiệu quả

bồ câu pháp

Mọi thành công đều xuất phát từ kinh nghiệm thực tế. Khi kinh doanh bất cứ vật nuôi nào cũng vậy, việc đúc rút học hỏi cho mình kinh nghiệm rất quan trọng. Nó sẽ giúp người dân nuôi chim bồ câu Pháp thuận lợi, thành công nhanh chóng. Khi nuôi bồ câu, bà con cần lưu ý:

Chọn con giống: Ưu tiên bồ câu có kích thước, trọng lượng to khỏe, không dị tật, di chuyển linh hoạt, lông dày, đẹp.

Địa điểm xây chuồng: Tránh xa nơi ẩm thấp, tránh gần các chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm khác. Chọn vị trí cao, thoáng, sạch.

  • Ngăn cách, phân loại chuồng: Chuồng cần chia thành nhiều ô vuông, chim mái mới đẻ, chim con, chim trống hay sinh sản cần tách riêng. Kích thước chính xác là: cao 45cm, chiều sâu 65cm, chiều rộng 55cm.
  • Với chuồng nuôi chim sau đẻ: Chiều cao khoảng 6m, rộng 4m, dài 7m. Mỗi ô chứa 9 – 13 con/mét vuông.
  • Chuồng nuôi chim thịt: Kích thước xây như chim hậu sản, nhưng mật độ lớn hơn, khoảng 55 con trên mỗi mét vuông.
Nên xem:   Điều trị chó bị tích nước xoang bụng

Cách phòng bệnh cho bồ câu

Xem thêm: Bệnh Marek ở gà có nguy hiểm không?

Vấn đề chuồng trại, thức ăn, nước uống là các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chim bồ câu. Vì thế, khi chăm sóc, chăm nuôi bà con cần dành thời gian quan tâm mật thiết, chú ý:

  • Đảm bảo chuồng trại, khay ăn, uống sạch, cần lau dọn mỗi ngày.
  • Khử trùng, xử lý phân, rác thải định kỳ
  • Theo dõi, giám sát chim thường xuyên để phát hiện bồ câu bị bệnh kịp thời và cách ly ngay.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch.
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chim qua nguồn thức ăn đa dạng.

Thông qua bài viết này bà con đã nắm được nhiều kiến thức về bồ câu Pháp. Với mô hình chăn nuôi chuyên nghiệp, đúng kỹ thuật như chúng tôi giới thiệu ở trên. Chắc chắn người dân sẽ chăn nuôi thành công, đạt năng suất, thành phẩm như mục tiêu đã đặt ra. Nhờ vậy mà nhiều người đã thoát nghèo, có đời sống kinh tế khấm khá hơn.

Rate this post

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận