Kinh nghiệm nuôi thỏ, chăm sóc thỏ

Bà con thân mến, chăn nuôi thỏ đem lại thu nhập cao hơn so với một số con vật khác. Với những nhà nông mới nuôi lần đầu chắc hẳn có nhiều bỡ ngỡ. Bài viết sau xin mời bà con cùng tìm hiểu một số kỹ thuật trong quá trình nuôi thỏ. Như các bệnh ở thỏ, cách điều trị, chăm sóc thỏ.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thỏ

Một số kỹ thuật về chăm sóc và phòng bệnh cho thỏ

Trước hết là về thức ăn nuôi thỏ, bà con mà sử dụng rau và cỏ để cho thỏ. Thì chúng ta nên rửa sạch và để hết nước, rồi đó mới cho thỏ ăn. Còn về cám để bà con muốn giảm được chi phí thì hiện nay đã nghiên cứu và chăm sóc thỏ bằng phương pháp trộn thức ăn từ bã bia, cám gạo và cám ngô,…

Đây là những nguyên liệu phụ phẩm rất là tốt trong sản xuất nông nghiệp. Và hiện nay là thỏ vẫn đảm bảo được tốc độ sinh trưởng. Và đảm bảo thịt thỏ là nguồn thực phẩm an toàn.

nuoi tho

Quy trình phòng bệnh

Đối với giai đoạn thỏ con mới sinh ra được khoảng năm ngày tuổi ta cho uống phòng thuốc cầu trùng. Và mỗi một con theo lượng thuốc cầu trùng. Ta chỉ sử dụng một giọt trong một lọ là mười ml.

Và sau đó thỏ được khoảng mười lăm ngày tuổi thì bà con lại tiếp tục phòng thêm một loại nữa là thuốc cầu trùng, đặc trị cầu trùng một lầ duy nhất. Thì bà con sẽ cho là 0,2 cc trên một con và cho vào hai ngày liên tiếp.

Tiếp theo đó là đến khoảng hai mưới lăm ngày tuổi, bà con sử dụng thuốc kalamycin. Đây là thuốc có thể phòng được bệnh tiêu chảy và bệnh hô hấp cho con thỏ. Và chúng ta sẽ tiêm thỏ mỗi một ngày 0,2 cc, tiêm liền trong ba ngày.

Trước khi tách mẹ ra thì thỏ sẽ đạt được khoảng tầm năm đến sáu lạng. Là khi thỏ được khoảng ba mươi ngày tuổi là ta sẽ cho tách mẹ. Và chỉ sau đó một thời gian ngắn là thỏ mẹ sẽ đòi giống trở lại.

Lưu ý phối giống thỏ

Và chúng ta không nên phối liền nhau, có nghĩa là chúng ta không được phối thỏ mẹ ở trong lúc vừa nuôi và vừa mang thai. Bởi nó sẽ có một cái lợi bất cập hại là mặc dù thời gian sinh sản của con thỏ mẹ là nhanh hơn. Tuy nhiên nó sẽ dẫn đến một tình trạng là thỏ sinh sản sẽ yếu.

Bởi bản thân thỏ mẹ vừa phải nuôi con trong bụng và vừa tiết sữa nuôi đàn con bên ngoài. Bên cạnh đó thì đàn con bên ngoài sẽ bị kém đi, tốc độ sinh trưởng chậm lại. Đàn con ở trong bụng sẽ bị bé con. Dẫn đến tình trạng sau khi thỏ con sinh ra tỷ lệ bị chết rất là cao.

tho sinh san

Còn trong quy trình nuôi thỏ thịt thì ta cũng có thể phòng bệnh thỏ thịt vào những ngày cuối tháng. Chúng ta sẽ xử dụng một loại kháng sinh phổ rộng như là amoxicilin. Đây là một cái dòng mà chúng ta có thể yên tâm con thỏ từ bệnh tụ huyết trùng, bệnh hô hấp, bệnh tiêu chảy. Nó sẽ xử lý được hầu như tất cả các loại bệnh cho bà con.

Nên xem:   Điều trị khi lợn mệt mỏi, bỏ ăn, đi phân táo

Sau khi đẻ được ba tháng thì thỏ thịt sẽ đạt được khoảng từ hai cân – hai cân ba. Thì lúc đó là có thể đưa vào lấy thịt. Thì trước khi lấy thịt chúng ta phải ngừng ngay. Không được cho thuốc kháng sinh ít nhất là mười lăm ngày.

Quy trình phối giống của thỏ

Chúng rất là ít khi có biểu hiện đòi giống thế nên bà con phải thường xuyên kiểm tra thỏ mẹ bằng cách là vén cái mẩy của thỏ lên. Nếu mà thỏ mẹ có biểu hiện đòi giống là mẩy sẽ sưng to, đỏ. Thì lúc ấy chúng ta sẽ bắt con thỏ mẹ đến chuồng của thỏ đực.

Khi con thỏ nái chịu thì thỏ đực sẽ phối giống trong khoảng mười giây đến mười lăm giây là đã phối xong. Và cũng có kỹ thuật để bắt thỏ về chuồng sau khi đã phối giống. Chúng ta túm gáy của con thỏ cái, một tay túm gáy và một tay đỡ ở dưới bộ phận mông.

Để tránh cái trường hợp là khi thỏ giãy dụa thì giống bị bắn hết ra ngoài. Và như vậy chỉ sau mười hay hôm, nếu bà con không biết khám thai của thỏ. Thì chúng ta sẽ kiểm tra sau mười hai hôm, nếu thỏ mẩy vẫn đỏ thì bà con có thể cho phối giống lại.

Có thể là thỏ đã được giống và cũng có thể chưa được. Nên sau mười hai hôm bà con sẽ lưu ý là phối giống lại và kiểm tra lại. Sau đó hai tám đến ba mươi ngày là thỏ sẽ đẻ.

Thỏ chậm đẻ dùng thuốc nào?

Còn trong trường hợp mà thỏ đến ngày thứ ba mươi mốt mà không đẻ thì chúng ta sẽ can thiệp bằng thuốc. Một là sử dụng thuốc hẹn giờ đẻ handrot cũng được, hai là dùng thuốc kích đẻ là oxytoxin. Chúng ta dùng thuốc kích đẻ cả lợn thì thỏ sẽ đẻ ra.

Một số bệnh thỏ hay gặp và cách điều trị

Bệnh ghẻ ở thỏ

Trị bệnh ghẻ ở thỏ

Để vừa đảm bảo đàn con ở bên trong và cũng vừa đảm bảo cho con mẹ. Còn về các bệnh mà sau khi chữa bệnh. Ví dụ như thỏ bị bệnh ghẻ thì ta sẽ sử dụng thuốc hanmectin hoặc là vinmectin. Đó là những dòng thuốc chữa ghẻ rất tốt.

Bệnh nấm ở thỏ

Điều trị bệnh nấm ở thỏ

Còn một bệnh nữa bà con hay gặp phải đó chính là bệnh nấm. Mà nấm này thì đối với khí hậu của Việt Nam chúng ta thì bất kỳ một trang trại chỗ nào cũng thường xuyên xảy ra xuất hiện nấm.

Cho nên bà con hiện nay là ái ngại và lo lắng nhất là bệnh nấm. Vậy thì chúng tôi cũng xin chia sẻ với bà con là hiện nay trên thị trường đối với thuốc đặc trị nấm cho thỏ mà trong ngành thú y là không có.

Nên xem:   Nếu ngan bị liệt cả 2 chân, điều trị có hy vọng sống?

Mà hiện nay chúng ta đang sử dụng là đối với dòng thuốc nấm của người. Ví dụ như griseofunvin 500 mg, thì cái thuốc này chúng ta có hai hình thức là sẽ giã ra để tắm theo một liều kượng nhất định. Ví dụ như một vỉ này thì chúng ta sẽ giã ra hòa với mười lít nước. Nhúng cả con thỏ vào để tắm thì sẽ áp dụng được cho khoảng ba mưới đến năm mươi con thỏ.

Bệnh tụ huyết trùng ở thỏ

Điều trị tụ huyết trùng thỏ

Còn bệnh tụ huyết trùng là căn bệnh cũng gây ra tỷ lệ chết thỏ nhanh và cũng lan nhanh. Vì vậy khâu phòng bệnh của ta vào ba ngày cuối tháng là sử dụng thuốc amoxicilin. Cho ăn liên tiếp trong ba ngày cuối tháng thì tỷ lệ phòng chống bệnh tụ huyết trùng là rất cao. Ít khi bệnh có thể xảy ra.

Còn nếu mà khi trường hợp thỏ xảy ra bệnh tụ huyết trùng thì nó thường gây ra tỷ lệ sốt rất cao. Và tỷ lệ chết cũng rất nhanh, điều đầu tiên chúng ta phải làm là tiêm thuốc anadin C. Đây là một thuốc hạ sốt, và ta phải tiêm với một liều lượng.

Ví dụ thỏ bố mẹ thì tiêm với liều lượng 1 cc, ba mươi phút sau thì phối trộn thuốc giữa thuốc streptomycin và B1. Tiêm cho mỗi con một cc nữa thì đảm bảo với bà con là nếu như thỏ nhiễm bệnh. Thì tỷ lệ chữa đạt bảy mươi đến tám mươi phần trăm. Tránh trường hợp không biết chữa thì thỏ chết nhanh và bệnh lây lan nhanh.

Mẹo hay chăm sóc thỏ

Theo chuyên gia, thỏ là loài vật có bộ lông khá dày, khả năng tản nhiệt kém. Do vậy trong thời tiết nắng nóng thỏ dễ bị mất nước, thiếu vitamin D3 trong cơ thể. Nếu thỏ chịu nắng kéo dài sẽ dần đến khung xương gầy còm, thỏ yếu và chết.

Chuồng phải luôn luôn chắc chắn thông thoáng và nhiệt độ không được quá cao. Nếu nhiệt độ quá cao mình phải dùng quạt và hệ thống quạt hút để hút bớt mùi trong chuồng nuôi. Bởi chúng ta biết rằng trong nước tiểu thỏ hàm lượng amoniac rất cao, cho nên là mùi rất hôi.

chuong tho

Cho nên là đừng để ô nhiễm môi trường tác động đến quá trình hô hấp để rồi bệnh hô hấp dễ phát sinh.

Nước uống và thức ăn cho thỏ

Nhất là đối với con đẻ và tiết sữa do vậy những bình nước uống luôn đảm bảo đầy đủ và sạch sẽ. Vấn đề nước uống rất là quan trọng, bởi vì nếu mà thiếu nước thì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Đặc biệt đối với nuôi thỏ sinh sản. Tác động đến mức phát triển của thai rồi khả năng thụ thai.

Cho nên là có một số cơ sở báo cáo răng đàn thỏ có vấn đề, qua kiểm tra thì thấy là nước uống thiêu nghiêm trọng. Những ngày oi bức, bà con nên pha thêm vào nước uống vitamin. Chất điện giải cho thỏ, liêu lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nên xem:   Xử lý thế nào khi bò có hiện tượng khó đẻ?

Biện pháp hóa học tức là mình giảm tác động ức chế do quá trình mà nhiệt gây nên. Thì thứ nhất là mình phải cho uống chất điện giải trong thời kỳ bị nóng nhiều. Cho uống thay nước liên tục khoảng chục ngày.

Thì nó giúp cho quá trình điều tiết nhiệt, giảm tác động ức chế của nhiệt. Giúp cho quá trình ăn, hấp thu, tiêu hóa và trao đổi chất tốt hơn. Để chúng sinh trưởng và phát triển bình thường.

Ngoài ra cho ăn rau cũng là một trong những biện pháp làm giảm sự mất nước ở thỏ. Tuy nhiên lưu ý không cho ăn những rau vẫn còn ướt. Sẽ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa và cần tiêm phòng định vac xin các bệnh cho thỏ để tránh thiệt hại không đáng có.

nuoi tho

Bí quyết chăm sóc thỏ mùa nắng nóng

Thỏ là loài vật chịu đựng không tốt, nếu không gian sống của thỏ quá chật, nóng lực, kém vệ sinh. Thỏ sẽ dễ bị bệnh đường ruột, đường thở, viêm da hay là viêm tuyến vú.

Đặc biệt khi vào hè tỷ lệ thỏ mắc bệnh lại cao hơn bởi nhiệt độ oi bức tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển. Vậy chăm sóc thỏ thế nào để thỏ được khỏe mạnh trong mùa nắng nóng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, không khí của các khu vực chăn nuôi chứa khoảng hơn một trăm hợp chất khí độc hại. Tổng số vi khuẩn cao gấp ba mươi đến bốn mươi lần so với bên ngoài. Con số này có thể tăng lên nhiều lần khi vào hè, nhiệt dộ duy trì ở mức cao.

Nếu hít phải thường xuyên, cả người và vật nuôi có thể bị ngạt thở, ngất xỉu, thậm chí là tử vong.

Biểu hiện đầu tiên là con thỏ sổ mũi, sau đó dần dần là bỏ ăn, chết. Đến khi mà mổ ra thì có con ở phổi có u, có con teo hết phổi, có con thì u nhầy đầy phổi luôn.

Cách xử lý

Đều đặn hai ngày một lần sau khi dọn dẹp chuồng nuôi thỏ. Tiến hành rắc đều một cân chế phẩm sinh học chiết xuất từ nguồn gốc thực vật cho hai trăm mét vuông diện tích chuồng trại. Nắng nóng cũng là lý do gây ra các bệnh viêm nhiễm trên đàn thỏ, đặc biệt là bệnh viêm tuyến vú ở thỏ mẹ sau khi sinh.

Khi thỏ mẹ mắc bệnh sẽ dẫn đến tình trạng thỏ mẹ biếng ăn, không cho con bú. Lấy một thau nước muối hay bát nước muối. Sau đó lấy một cái khăn dấp nước muối đó vào, lau vú cho thỏ đi.

Lau như vậy để làm gì? Gải quyết được hai vấn đề, thứ nhất là vô trùng được khu vú của nó và thứ hai là có những con bị lấp tia sữa. Thây những con nào sờ nó cứng cứng, nó có đầu viêm vú thì cạy ra lau sạch.

Với một số kiến thức và biện pháp, kinh nghiệm trên đây. Mong rằng sẽ giúp ích cho bà con áp dụng cho đàn thỏ của gia đình. Để quá trình nuôi thỏ được thuận lợi và đem lại thu nhập cao.

Theo: Thủy Tiên

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận