Khắc phục đàn gà bị xù lông, miệng có nhớt

Giống như hầu hết các loại gia súc, gia cầm khác, gà cũng cần phải tiêm phòng đầy đủ vắc-xin phòng bệnh. Nhiều hộ nông dân chủ quan không tiêm phòng, không thực hiện đầy đủ vệ sinh chuồng trại đã gặp phải tình trạng gà bị xù lông, miệng có nhớt, thậm chí gà chết. Sau đây là cách điều trị và xử lý khi gặp tình trạng này.

Biểu hiện gà bị bệnh

gà bị xù lông

Biểu hiện bệnh của gà khá đa dạng, chủ yếu như sau:

– Đàn gà ủ rũ, bỏ ăn, chướng diều.

Gà bị xù lông, khô chân.

– Khi mổ gà yếu bệnh thì thấy bị viêm túi khí (túi ở sườn gà, gần phổi).

– Phổi gà bị thũng, màu đỏ sẫm. Khi thả vào trong nước thì lơ lửng.

– Gà bị chảy nước mắt, nước mũi.

Biện pháp điều trị bệnh khi gà lông bị xù, xơ xác

Mỗi triệu chứng bệnh sẽ là xác định một loại bệnh mà vật nuôi mắc phải. Bà con cần phân biệt rõ những biểu hiện trên để tránh chẩn đoán và dùng thuốc sai, dẫn đến hiệu quả điều trị thấp.

Gà bị viêm túi khí

gà bị xù lông

Nếu gà bị viêm túi khí thì có thể đã bị nhiễm vi khuẩn E.Coli. Lúc này, bà con cần sử dụng một trong những loại thuốc sau để điều trị cho gà:

Nên xem:   Điều trị bò bị tắc tia sữa và dẫn đến viêm vú

– Gentacostrim hoặc Oxytetracyclin

– Doxygen hoặc Gentadox

Liều lượng sử dụng và thời gian điều trị tùy thuộc vào hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra, người nuôi nên cho gà uống hoặc trộn thêm vitamin, khoáng chất vào thức ăn, chú ý chăm sóc kỹ hơn đàn gà và cần phải tổng vệ sinh chuồng trại, khu vực nuôi nhốt, thả gà để diệt trừ mầm bệnh.

Gà bị thủy thũng phần phổi

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là phổi có màu đỏ bất thường, gà bị xù lông, chảy dịch ở mắt mũi thì có thể đã mắc bệnh hen (CRD). Lúc này cần sử dụng những thuốc đặc trị mạnh như:

– Tylan hoặc dùng kèm với Genta-costrim

– Gentadox hoặc Doxygen.

Liều lượng tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Nếu gà bị bệnh nặng thì chuyển sang tiêm Genta-tylo hoặc Lincospecto với liều theo như khuyến cáo trên bao bì thuốc. Không nên dùng quá liều để tránh hiện tượng sốc thuốc khiến gà chết.  

Ngoài ra nên trộn thêm kháng sinh vào thức ăn hoặc hòa vào nước uống. Sử dụng cặp kháng sinh Doxyciclin và Gentamicin hoăc Oxytetracilin để tăng sức đề kháng cho gà, giúp gà mau bình phục.

Các biện pháp phòng bệnh cho đàn gà

gà bị xù lông

Gà bị xù lông, bỏ ăn, chướng diều hoặc chảy nhớt ở miệng, mũi, ủ rũ, đi ngoài phân trắng… thường có liên quan đến các bệnh do virus. Do đó bà con cần phải thực hiện tiêm vắc-xin đầy đủ cho đàn gà, kết hợp với những lưu ý sau trong quá trình chăm sóc:

Nên xem:   Điều trị cho lợn mắc bệnh phù đầu sưng mặt do Ecoli

– Nếu đã nhỏ vắc-xin Lasota cho gà thì nên tiêm thêm vắc-xin Newcastle. Nếu chưa nhỏ Lasota thì cần nhanh chóng nhỏ để phòng ngừa bệnh.

– Nếu phát hiện con nào quá yếu trong đàn thì nên tiêm thêm Lincospecto để tăng đề kháng.

– Tuân thủ vệ sinh chuồng trại, định kỳ tẩy uế chuồng và khu vực thả gà xung quanh.

– Đảm bảo nguồn giống gà con khỏe mạnh.

– Nên cách ly gà ốm và gà khỏe trong quá trình điều trị.

– Kiểm tra chất độn chuồng thường xuyên. Phải giữ chất độn chuồng được khô, xốp thì sẽ hạn chế được bệnh.

– Nếu nuôi thả gà thì nên thả vào những lúc thời tiết khô ấm, tránh thời tiết lạnh, mưa ẩm.

Câu hỏi

Nhà tôi có đàn gà 40 con được 45 ngày tuổi, bị xù lông, gầy trơ lườn, diều không có thức ăn, phân vàng….bị 4 con trong đàn, miệng có nhớt. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

-Kiểm tra lại lịch dùng VACXIN

– Nếu đã nhỏ VACXIN LASOTA thì cần tiêm phòng VACXIN NEWCASTLE cho đàn gà

– Nếu chưa nhỏ VACXIN LASOTA thì cần nhỏ VACXIN LASOTA cho gà

– Trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc pha nước cho uống: DOXYCICLIN + GENTAMICIN hoặc OXYTETRACILIN.

-Những con quá yếu thì tiêm LINCOSPECTO

– Bổ sung: VITAMIN + MEN TIÊU HÓA + thuốc sợ sức, trợ lực cho đàn gà

– Thực hiện tốt thú y phòng bệnh

Nên xem:   Những bệnh gây kén manh tràng ở gà

– Định kỳ phun khử trùng

Video hướng dẫn

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận