Nuôi lợn rừng giúp bà con làm giàu nhanh chóng

Nuôi lợn rừng đang được đầu tư và mở rộng quy mô ở nhiều tỉnh thành miền núi trên cả nước. Mấu chốt quan trọng nhất để chăn nuôi thành công đó chính là kỹ thuật. Nếu biết cách chăm sóc hợp lý chắc chắn mô hình kinh doanh sẽ phất lên như diều gặp gió. Mời bà con tham khảo một số kiến thức chuyên môn dưới đây.

Lợn rừng có đặc điểm gì đáng chú ý?

Có kiến thức, am hiểu về lợn rừng sẽ giúp bà con biết cách nuôi và xử lý khó khăn kịp thời.

Vẻ bề ngoài: Không giống như lợn nhà béo ú, mập mạp. Lợn rừng có kích thước tương đối nhỏ, chân ngắn, tai dài. Phần đầu heo rừng khá to so với trọng lượng cơ thể. Với vóc dáng nhỏ nhắn nên lợn rừng di chuyển nhanh nhẹn, thích đào bới để kiếm thức ăn.

Yêu cầu về chọn lựa thức ăn

nuôi lợn rừng

Lợn rừng là động vật ăn tạp, chúng có thể ăn được nhiều thực phẩm phong phú. Cụ thể các nhóm dưới đây:

Chất xơ, vitamin: các loại rau xanh, rau muống, khoai lang, cải, bạc hà…

Tinh bột: tổng hợp các loại củ, khoai lang, sắn, cà rốt, củ cải…

Chất đạm: Đậu nành, đậu xanh, đỏ, trùn, cá, bột, cám…

Nên xem:   Những điều cần biết khi nuôi chim bồ câu

Trong quá trình nuôi, bà con cần cung cấp đầy đủ lượng thức ăn phù hợp cho lợn rừng. Thức ăn phải giàu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa.

  • Cần bổ sung một số loại thảo dược như nhọ nồi, cây hoàng ngọc để lợn không bị đau bụng.
  • Thức ăn đảm bảo hợp vệ sinh, không thối, mốc để tránh bị nhiễm bệnh.
  • Toàn bộ nguyên liệu cần chặt, cắt, xay nhỏ để lợn dễ ăn, tiêu hóa tốt.

Kinh nghiệm chọn lợn rừng giống

Những con lợn giống tốt sẽ cho ra đàn con khỏe mạnh, chất lượng thành phẩm cao. Theo kinh nghiệm của nhiều chủ trang trại nuôi lợn rừng với quy mô rộng lớn cho biết: Lợn rừng giống sở hữu những đặc điểm nhận dạng dưới đây.

Đối với con đực: Phần lưng và bụng thon, săn chắc, cổ chân to, thẳng. Tinh hoàn không bị sệ, nhìn rõ và đều hai bên. Nhìn bề ngoài con đực hơi hung hăng, di chuyển linh hoạt.

Đối với lợn cái: Bộ phận sinh dục và vú (đủ 5 vú) phải mập mạp, to, không khuyết tật. Phần khung xương chậu và 4 chân khi chạm tới phải chắc, nên chọn những con có đặc điểm lanh lợi, nhanh nhẹn.

Trước khi cho lợn đực và cái giao phối, người nuôi cần kiểm tra, chọn lựa kĩ lưỡng. Độ tuổi lợn đực trưởng thành là 9 tháng tuổi. Còn lợn cái khoảng 7 tháng tuổi.

Thời điểm động dục

nuôi lợn rừng

Heo rừng có 3 ngày để động dục, vì thế bà con cần quan sátcần thận cho heo giao phối kịp thời. Cụ thể thông qua một số dấu hiệu sau:

Nên xem:   Quy trình nuôi cá trắm đen – đầu tư ít, lợi nhuận cao

Ngày 1: Vùng kín của lợn cái sưng lên và có màu hồng nhạt. Thỉnh thoảng có chút dịch nhờn màu trắng chảy ra. Khi thấy con đực, lợn cái sẽ kêu ré lên hoặc chạy lăng xăng quấn quýt.

Ngày 2: Vùng kín lúc này đỡ sưng to và chuyển sang màu nâu sẫm, dịch trở nên đặc quánh lại. Đây là thời gian lý tưởng nhất để cho con đực và cái gặp nhau.

Ngày 3: Thời điểm này lợn cái sẽ bớt ham muốn lại, chúng sẽ không còn hứng thú khi thấy con đực nữa. Do đó, khả năng phối giống thành công sẽ thấp.

Cách chăm sóc lợn rừng sau sinh

Lợn mẹ nuôi con

nuôi lợn rừng

Ở giai đoạn nuôi lợn con, lợn mẹ ăn rất nhiều. Tuy nhiên, bà con cần tăng lượng thức ăn từ từ để lợn mẹ tránh bị đầy bụng, khó tiêu. 1 tuần sau sinh, bà con có thể cho chúng ăn theo nhu cầu một cách thoải mái. Chia nhỏ một ngày ăn khoảng 5 bữa, trong đó có 3 bữa chính sáng – trưa – tối.

Cách chăm lợn con

Để lợn con khỏe mạnh, cần duy trì lượng sữa mẹ cho lợn con bú liên tiếp 3 ngày đầu.

Ngoài ra phải tiêm sắt cho lợn con vào 2 đợt. Đợt 1 tiêm 1ml/con sau đẻ 3 ngày. Đợt 2 tiêm 2ml/con sau 10 ngày. Khoảng 2 tuần tuổi, có thể tập cho heo con ăn thức ăn.

Cách cai sữa cho lợn con

Cai sữa là việc làm khá đơn giản. Vì lợn con rất dễ thích nghi với loại thức ăn mới. Tuy nhiên, bà con chú ý chọn thức ăn mềm, dễ tiêu và giàu dinh dưỡng. Lượng thức ăn cũng cần chia nhỏ thành từng bữa trong ngày và tăng dần sao cho phù hợp.

Nên xem:   Khắc phục khi bồ câu mắc bệnh tiêu chảy

Xây chuồng trại rộng rãi

Lợn rừng rất cần diện tích chuồng lớn để sinh hoạt, di chuyển. Do vậy, người nuôi nên khoanh vùng, rào lưới, lát gạch, tre ở khu đất trống. Nhờ vậy mà lợn rừng có môi trường rộng rãi, thoáng mát để sinh sống.

Chọn hướng xây chuồng hợp lý

Địa thế đẹp, kín gió sẽ giúp lợn rừng tránh được nhiều rủi ro bệnh tật. Bà con nên xây chuồng heo nằm ở hướng Nam.Ngoài ra, chú ý hệ thống thoát nước, xử lý rác thải phải đảm bảo.

Cách phòng và phát hiện bệnh

lợn rừng

Cũng như mọi vật nuôi khác, trong quá trình chăm sóc bà con cần dành thời gian quan sát, theo dõi chúng mỗi ngày.Như vậy, sẽ giúp bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường từ lợn rừng qua đó xử lý kịp thời.

Để phòng bệnh cho lợn rừng, người nuôi cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Luôn dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, tránh để ẩm thấp
  • Rửa, lau sạch máng ăn, máng uống nước mỗi ngày
  • Tẩy uế, xử lý nước thải định kỳ
  • Tiêm ngừa đầy đủ
  • Tẩy giun sán khi lợn rừng có trọng lượng khoảng 9kg.

Lợn rừng thường mắc phải các căn bệnh như ghẻ lở, khó tiêu, phù nề, thở dốc… Lúc bị bệnh lợn đều có những biểu hiện, triệu chứng thấy rõ. Vì thế, người nuôi nên quan tâm vật nuôi của mình một cách sát sao. Để khi phát hiện dịch bệnh là báo bác sĩ thú ý hoặc cho uống thuốc ngay.

Chăn nuôi lợn rừng là mô hình kinh doanh đặc biệt giúp nhiều bà con thoát nghèo. Hy vọng rằng, qua bài viết này người dân có thêm kiến thức hiểu biết về lợn rừng. Từ đó chăn nuôi hiệu quả, đạt năng suất cao.

Rate this post

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận