Mục lục nội dung
Trình bày khái niệm và mục đích của việc nhân giống thuần chủng.
Trả lời:
– Nhân giống thuần chủng là hình thức giao phối giữa con đực và con cái được chọn lọc. Đàn con khi sinh ra sẽ mang đặc điểm, gen giống hoàn toàn với bố và mẹ.
– Mục đích: Đối với những giống vật nuôi, thủy sản đang dần mất đi hay bị lai tạp quá nhiều. Người nuôi muốn giữ lại được giống gốc ban đầu thì nên nhân giống thuần chủng để bảo vệ chúng.
– Số lượng cá thể gốc ban đầu sẽ được tăng lên. Hơn nữa, các thế hệ sau sẽ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, năng suất hơn.
– Nhân giống bằng cách này sẽ giữ được toàn bộ những ưu điểm, thế mạnh vượt trội của cá thể gốc.
Qua ví dụ sau, người nuôi sẽ hiểu rõ hơn về hình thức nhân giống phổ biến này. Bước đầu chọn heo mẹ và heo bố (cả hai chung 1 giống) cho giao phối. Kết quả nhận lại là đàn heo con có hầu hết các đặc điểm, hình dáng của con bố và mẹ. Cụ thể con bố và mẹ lông màu đen rậm dày, dáng to mập thì lợn con cũng giống như vậy.
Nhân giống thuần chủng bao gồm 3 loại:
- Nhân giống thuần chủng vật nuôi ngay tại địa phương.
- Nhân giống thuần chủng vật nuôi có lai tạp (nhập ngoại).
- Nhân giống thuần chủng vật nuôi mới tạo nên
Trong chăn nuôi chim trĩ đỏ hay heo rừng bà con cũng thường thực hiện hình thức nhân giống này để bảo vệ, giữ được nòi giống gà và heo gốc ban đầu. Bên cạnh ưu điểm như đã phân tích trên thì hình thức này có thể để lại hậu quả không tốt. Nếu người nuôi chọn con giống cùng thế hệ (cận huyết, đồng huyết). Thế hệ chim trĩ đỏ và heo rừng con có nguy cơ bị dị tật cao, chậm sinh trưởng và phát dục… Từ đó dẫn đến khả năng sinh sản kém, năng suất thấp.
Xem thêm: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản
Trình bày khái niệm và mục đích của việc lai giống?
Trả lời:
Khác với nhân giống thuần chủng, lai giống vật nuôi là quá trình kết hợp nhiều cá thể khác biệt giao phối với nhau. Thông qua phương pháp này, thế hệ đàn con sẽ sở hữu nguồn gen đa dạng, cực kỳ phong phú.
Nhờ vào hình thức lai giống mà trên thị trường hiện nay, các vật nuôi, thủy sản, cây trồng… xuất hiện nhiều giống mới “độc lạ”.
Người dân biết tận dụng ưu thế của việc lai khác giống từ đó tạo nên loài mới mang nhiều gen trội, đặc điểm nổi bật.
Tuy nhiên, để con giống mới có thể sống khỏe mạnh, dễ dàng thích nghi với môi trường. Bà con cần biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý. Xây dựng chuồng trại cần phải đảm bảo kỹ thuật, đồng thời biết cách phòng chữa bệnh khoa học.
Thế nào là lai kinh tế, vẽ sơ đồ lai kinh tế hai giống và lai kinh tế ba giống? Cho ví dụ:
Trả lời:
Lai kinh tế (tận dụng ưu thế của con lai F1) là phương pháp lai cố định, người nuôi sử dụng con đực và con cái không chung giống giao phối với nhau để tạo con mới. Sở dĩ nó có tên gọi như vậy vì mục đích chính của nó là kinh tế. Làm sao để vật nuôi mang lại năng suất hiệu quả cao (thịt, trứng, sữa…), bà con thu lợi nhuận như ý muốn.
Phương pháp này hiện nay được sử dụng khá rộng rãi ở lĩnh vực nuôi bò thịt.
- Lai kinh tế hai giống: Cả hai đều thuần chủng
- Lai kinh tế ba giống: Con cái có bố và mẹ thuần chủng lai với con đực khác giống (thuộc giống thứ 3).
Ngoài ra còn có lai kinh tế bốn giống: Lấy con cái từ lai kinh tế 3 giống x với con đực thuần chủng. Đây hình thức lai khá phức tạp nên nó không được phổ biến.
Bà con chú ý, lai kinh tế toàn bộ vật nuôi mục đích chính chỉ để lấy thịt, trứng, sữa, lông… Không dùng để làm giống.
Xem thêm: Quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
Thế nào là lai gây thành? Mục đích của lai gây thành có gì giống và khác lai kinh tế?
Trả lời:
– Lai gây thành (tạo con giống mới) là phương pháp lai được ứng dụng ngày càng phổ biến ở nhiều trang trại hiện nay. Bởi, chúng mang lại nhiều ưu điểm về vật nuôi. Hơn nữa, có thể lai tạo thành giống mới hưởng các gen trội nổi bật. Để thực hiện cách nhân giống này, người ta dùng 2 giống vật nuôi trở lên để giao phối cùng nhau. Thế hệ đàn con khi sinh ra sẽ hội tụ tất cả ưu điểm mà những phẩm giống đó có. Thậm chí còn tốt hơn cả cá thể bố và mẹ. Ví dụ như con to khỏe mạnh, năng suất cao (trứng, thịt, sữa…).
Xem thêm: Cách nuôi heo thịt nhanh lớn dành cho nhà nông
Như vậy, nếu bà con muốn sở hữu một con giống mới “độc – lạ” hay muốn nâng cao năng suất vật nuôi thì nên áp dụng phương pháp này.