Thưa quý vị nghề nuôi rắn vất vả và nguy hiểm là như vậy. Tuy nhiên thì giá trị mà nghề mang lại cho người dân là không hề nhỏ. Cùng chúng tôi tìm hiểu về mô hình nuôi rắn hổ mang, đã đem lại diện mạo tươi sáng cho làng nghề.
Mục lục nội dung
Nghề nuôi rắn hổ mang ở Vĩnh Sơn
Vĩnh Sơn có 1300 hộ trong đó già nửa số hộ tham gia nuôi rắn hổ mang. Rắn hổ mang là loai rất độc nhưng đã mang lại cuộc sống khấm khá ở Vĩnh Sơn.
Nghề rắn ở Vĩnh Sơn đây thì nó từ xa xưa lâu lắm rồi. Hồi đó thì các cụ chỉ nuôi là bắt từ bên ngoài về nuôi nhốt thôi. Sau này đến năm 1979, khi mà được mở thành trại ra cái thì bắt đầu có nhiều nhà khoa học về nghiên cứu. Để xem rắn nở rắn ấp như thế nào rồi mới chuyển đổi tất về các hộ nuôi.
Khởi điểm từ đấy sau này mới phát triển dần dần. Trải qua một chiều dài lịch sử hàng chục năm nuôi rắn ở làng. Thì cho đến hiện tại nghề nuôi rắn ở đây phát triển hơn hay mai một hơn?
Chắc chắn là liên tục phát triển, sản lượng rắn bây giờ thì lại còn nhiều hơn trước. Trước kia chỉ nuôi một vài trăm con thôi nhưng bây giờ một hộ nuôi vài ba nghìn con. Nhưng như một vài năm qua thì rất nhiều làng nghề nuôi rắn ở trên cả nước. Gặp khá là nhiều khó khăn về vấn đề đầu ra. Vậy vì sao mà ở đây thì bà con nuôi rắn vẫn vượt qua được những khó khăn này?
Nuôi rắn hổ mang sinh sản
Do Vĩnh Sơn thì chủ yếu nuôi rắn hổ mang sinh sản. Các nơi khác chủ yếu lấy rắn từ đây, các đầu mối mà hầu hết là đã nuôi. Khi có bán thì hầu như cũng chuyển hết về khu vực Vĩnh Sơn. Nuôi cái gì cũng được nhưng vẫn phải duy trì vào nó.
Kể cả thua thì vẫn phải nuôi, chỉ giảm đàn đi thôi. Không có lãi mà chuyển sang nghề khác thì lại thành mất nghề. Nhưng ở đây nếu giá có thụt xuống thì người ta giảm đàn đi. Khi cao lên thì lại tăng đàn theo, chủ động được mà.
Nuôi rắn hổ mang được người Vĩnh Sơn ví như nghề nuôi tử thần. Các cụ cũng kể tôi nghe những câu chuyện dở khóc dở cười khi nuôi loài vật chết người này. Đó là sự nguy hiểm khi không may chúng xổng chuồng.
Trước nay người Vĩnh Sơn nuôi rắn vừa cung cấp giảm thương phẩm. Vừa cung cấp rắn giống cho các nơi khác. Tuy nhiên vài năm gần đây khi rắn thương phẩm không còn nhiều giá trị nên đã tập trung quay sang nuôi rắn sinh sản.
Xuất con giống và trứng cho thị trường nước ngoài. Nuôi rắn hổ mang sinh sản vẫn đang mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người làng. Chính vì vậy mà nghề nuôi rắn hổ mang vẫn đang được duy trì và phát triển ở đây. Thu nhập cũng không kém nuôi rắn ri voi hay nuôi rắn mối.
Mô hình nuôi rắn hổ mang
Chia sẻ về những trải nghiệm cách người ta nuôi một con rắn độc như thế nào? Làm thế nào để không bị chúng cắn? Và nếu không may mà bị chúng cắn thì cần phải xử lý như thế nào?
Anh Hà Xuân Vì là một người trẻ tuổi đầu tư toàn bộ tiền của và tâm huyết của mình vào nghề nuôi rắn. Anh đang nuôi một nghìn con rắn sinh sản, mùa bán trứng rắn năm nay. Anh xuất bán mười ba nghìn trứng với giá chín mươi nghìn một quả.
Doanh thu Đạt khoảng 1,1 tỉ đồng. Ngoài ra anh vẫn giữ lại được hơn một nghìn rắn con để cung cấp rắn giống và nuôi thương phẩm.
Rắn hổ mang ăn gì
Chuẩn bị vịt con cho rắn. Đầu tư ăn như vậy thì mỗi con vịt có giá là bao nhiêu tiền một con? Vịt cho rắn hổ mang ăn này tính theo cân, giá năm mươi ngàn một cân. Giá rẻ như vậy sở dĩ vì đây là loại vịt đực thải.
Thêm nữa còn có nhái, cắt trộn lẫn vào vịt con để cho rắn con ăn thêm hăng mồi. Chỉ trộn vài bữa như vậy thôi để rắn con mới nở ra chưa quen mồi tập làm quen. Ăn như vậy sẽ tợn hơn.
Anh Vì bảo thức ăn mà con rắn hổ mang ưa thích nhất là cóc và ếch. Trước đây anh và người dân chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn này cho rắn ăn. Tuy nhiên cóc và ếch ngày càng ít đi giá càng cao lên. Vì vậy người Vĩnh Sơn phải chuyển đổi sang cho ăn một số loại như vịt con, gà con và chuột.
Các nguồn thức ăn này luôn có sẵn giá lại rẻ chỉ bằng nửa cóc. Điều này đã giúp người nuôi rắn ở Vĩnh Sơn vượt qua những giai đoạn giá rắn trượt dốc không phanh như năm 2014 – 2015. Nếu mà tính ra mỗi một bữa ăn của một con rắn lớn, thì một bữa ăn của nó là mất bao nhiêu tiền?
Chi phí cho rắn ăn
Một bữa của nó mới đầu thì khoảng năm nghìn, nó được tính là một lạng. Khi ăn được khoảng hai tháng rồi thì mình phải tăng dần lên. Khi rắn hổ mang lớn thì phải tăng mồi, tăng gấp đôi lên là thành mười nghìn.
Như vậy thì một ngày cho rắn hổ mang ăn một bữa hay mấy bữa? Tùy theo thời tiết, nếu nhiệt độ ấm đều thì ta khoảng độ bốn ngày cho ăn một lần. Còn về mùa đông thì khoảng tuần lễ, chục ngày cho một lần.
Thay đổi tập tính rắn hổ mang
Khu chuồng nuôi rắn cần được đầu tư bài bản. Khu chuồng được xây kín, hệ thống quạt hút được sử dụng để chuồng mát vào mùa hè. Tuy nhiên khi đóng lại và hệ thống bóng hồng ngoại được bật lên thì lại rất ấm áp.
Rắn là loài có tập tính ngủ đông, chúng ngủ từ tháng chín âm lịch đến ra xuân. Thời gian ngủ đông chúng không phát triển, gầy đi, làm ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Người nuôi rắn Vĩnh Sơn đã mạnh dạn thay đỏi tập tính ngủ đông của chúng. Bằng việt bảo đảm nhiệt độ trong chuồng vào mùa đông vẫn ấm áp như mùa hè.
Lẽ ra vào thời điểm rắn ngủ đông, người nuôi ở nhiều làng nghề nuôi rắn khác đã ngừng cho rắn ăn. Tuy nhiên đàn rắn của anh Vì vẫn rất háu ăn. Ngay sau khi đĩa thức ăn được đặt vào ô chuồng, chúng đã ra tranh nhau ăn.
Sang với ô nuôi rắn sinh sản, bắt buộc nhốt riêng. Kể cả một ngàn con rắn, tương đương với một ngàn ô chuồng riêng biệt. Anh Vì bảo bắt buộc phải nhốt riêng, nếu nuôi cùng sẽ cắn nhau gây thất thoát. Đồng thời cũng không thể chăm sóc tốt cho từng cá thể.
Khoảng độ mười ngày chúng lại lột xác một lần. Không giống như một số loại vật khác không thể giãn da theo cơ thể được. Ngay cả trong mùa đông, đàn rắn hổ mang của anh vì cũng lột xác rất nhiều. Chứng tỏ thành công trong việc nuôi rắn vào mùa đông của anh Vì.
Nuôi rắn thu nhập cao
Chúng sẽ được nuôi và khai thác trứng trong khoảng ba năm. Sau đó được bán thịt với giá khoảng năm trăm đến bảy trăm ngàn đồng một cân. Còn trứng, với doanh thu 1,1 tỷ đồng mỗi năm. Anh cũng đã có một khoản lãi đáng mơ ước đối với nhiều người nông dân khác.
Giá trứng rắn hổ mang phải đạt được mốc bao nhiêu? Giá đó phải đạt bình quân độ sáu mươi ngàn một quả thì mới có lợi nhuận. Mỗi con tính như vậy chi phí được khoảng năm trăm ngàn. Một ngàn con như vậy có lãi khoảng năm trăm triệu, lợi nhuận như vậy khá cao.
Chính bởi vậy nên mặc dù nghề rất nguy hiểm nhưng bà con vẫn đầu tư rất mạnh. Cũng có lúc thời điểm lên tới chín mươi nghìn một quả trứng.
Mỗi con rắn ở đây có trọng lượng từ hai đến bốn cân và có tuổi khoảng một đến ba năm. Đây là độ tuổi rắn vừa phát triển về thể xác đồng thời vừa đẻ trứng tốt nhất. Ở độ tuổi này chúng thường rất hung hăng, dữ dằn. Nhiều khi chúng tấn công chính chủ nhân của chúng.
Kinh nghiệm xử lý khi bị rắn hổ mang cắn
Bản thân anh Vì đã có tới mười năm năm kinh nghiệm nuôi rắn những anh cũng đã bị cắn tới năm lần. Khi cho ăn phải dùng kẹp, bắt phải dùng găng tay để hạn chế bị cắn. Việc cho rắn ăn không hề đơn giản, khi mở cửa ra mà con rắn háu ăn là nó sẽ phi ra. Nếu phi mạnh mà trượt ra ngoài thì lúc đó khâu xử lý đề bắt con rắn lên rất khó khăn. Tiềm ẩn nhiều sự nguy hiểm trong công việc này.
Những lần rắn xổng ra như vậy, anh Vì bắt buộc phải bắt chúng vào chuồng. Để đảm bảo an toàn anh phải đeo găng tay. Trường hợp chúng có cắn thì cũng không thể cắn và nhả nọc vào cánh tay. Theo anh việc rắn xổng ra khỏi chuồng là chuyện thường xảy ra.
Khu chuồng nuôi rắn an toàn
Để đảm bảo an toàn cho mọi người, khu chuồng rắn hổ mang cần được xây kín. Để khi chúng ra khỏi các ô chuồng cũng không ra được bên ngoài. Thấy rõ được nguy hiểm từ những con rắn đang nuôi. Nên anh Vì luôn giữ bên mình những loại thuốc trị rắn cắn. Và nắm rõ kĩ năng xử lý khi bị rắn độc cắn, vì lẽ đó mà sau năm lần bị rắn hổ mang cắn anh vẫn giữ được tính mạng. Và cũng không phải bỏ đi một phần của cơ thể như nhiều người dân khác.
Một phần là do thuốc, một phần cũng phải do người nuôi nữa. Ta cũng phải sơ cứu cho hút hết nọc ra, có dụng cụ hút như giác hơi, nắn bóp, lá cây. Ngoài ra trong vườn luôn có sẵn những cây thuốc để trị rắn độc cắn. Chẳng hạn như rau răm, khi bị cắn là mình nhai nuốt luôn.
Ngoài cây rau răm thông dụng thì còn loài cây nào phổ biến mà cũng chữa được rắn cắn không?
Còn nhiều ví dụ như cây đu đủ chẳng hạn. Chọc cho nó chảy mủ ra, đắp vào vết thương và mình cũng giã nhỏ, uống. Như vậy sẽ làm cho chất độc phát tán chậm hơn, kịp thời đi cấp cứu.
Phát triển sản phẩm từ rắn hổ mang
Vì vậy mà nhiều làng nghề đã được hình thành từ Bắc vào Nam có thể kể đến như là Lệ Mật ở Hà Nội hay Bạch Xá ở Hà Nam hoặc là Tứ Xã ở Phú Thọ. Tuy nhiên thì những làng nghề này thì đã đang trên đà đi xuống vì giá rắn thương phẩm không còn được như trước.
Đối với người dân làng Vĩnh Sơn khi mà giá rắn trượt dốc. Họ đã linh hoạt chuyển sang nuôi rắn sinh sản để cung cấp trứng cho Trung Quốc. Đồng thời thì họ biết nấu cao hay là lấy nọc rắn để cung cấp cho ngành dược.
Điều đó thì đã giúp người dân duy trì và phát triển được nghề nuôi rắn ở đây. Và chắc chắn những giá trị mà người dân thu lại từ rắn là không hề nhỏ.
Những sản phẩm nào có thể làm ra từ rắn đều được người dân học hỏi và thực hiện. Ông Hùng là người rất giỏi tạo ra các sản phẩm từ rắn.
Rượu rắn là một trong những mặt hàng được ông sản xuất và bán ra thị trường nội địa. Mỗi bình rượu rắn có giá từ triệu rưỡi đến ba triệu. Hàng năm ông bán vài trăm bình như vậy, ông Hùng còn nấu cao rắn hổ mang. Một lạng cao cũng lên đến gần một triệu.
Cao rắn và rượu rắn hổ mang
Những sản phẩm này đều có giá trị cao trong điều trị một số loại bệnh. Trên thị trường của mình chủ yếu là cao rắn và các sản phẩm rượu. Cao rắn đặc thù nó lại không như là kiểu rắn ngâm rượu, cao thì sản phẩm nó nó sẽ không có phản ứng phụ. Còn nếu mà ngâm rượu thì có người bị dị ứng có thể bị ngứa, mẩn ngứa. Như với cao thì nó không có hiện tượng đó xảy ra. Và tác dụng của nó thì vẫn như là một bình rượu bình thường.
Nhiều trang trại rắn được xây dựng và phát triển, số lượng đầu rắn ngày càng tăng mạnh. Không những vậy do người dân đầu tư bài bản nên sản lượng rắn và trứng rắn. Cũng như một số sản phẩm từ rắn để cung ứng ra thị trường cũng tăng mạnh so với trước kia.
Theo: Thủy Tiên