Lợn đen siêu tốc Lũng Pù

Theo Dương Đình Tương/Báo Nông nghiệp Việt Nam

Ảnh Minh họaLợn đen Lũng Pù (Lũng Pù là một xã của huyện Mèo Vạc, Hà Giang) là giống lợn quý của người Mông, tầm vóc to lớn. Chỉ bằng phương pháp nuôi kham khổ nấu bột ngô cộng lá, rau rừng băm nhỏ nhưng hiếm có giống lợn bản địa nào trong cả nước, nuôi 10 đến 12 tháng đạt trọng lượng 80 đến 90 kg như lợn Lũng Pù.

Lợn đen Lũng Pù (Lũng Pù là một xã của huyện Mèo Vạc, Hà Giang) là giống lợn quý của người Mông, tầm vóc to lớn. Chỉ bằng phương pháp nuôi kham khổ nấu bột ngô cộng lá, rau rừng băm nhỏ nhưng hiếm có giống lợn bản địa nào trong cả nước, nuôi 10 đến 12 tháng đạt trọng lượng 80 đến 90 kg như lợn Lũng Pù. Chúng có ngoại hình lông đen, dày và ngắn, da thô, tai nhỏ cúp, mõm dài trung bình. Thường gặp ở hai kiểu dáng ngoại hình, một loại 4 chân trắng và có đốm trắng ở trán và mõm, một loại đen tuyền; trung bình có 10 vú và bình quân đẻ 1,5 đến 1,6 lứa/năm. Theo số liệu điều tra của cơ quan chuyên môn, giống lợn này chiếm tỷ lệ lớn nhất và có chất lượng tốt nhất so với các giống lợn địa phương khác của Hà Giang. Do được thuần hoá lâu đời nên tính quý như thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, lạnh tới 4-5 độ, biên độ chênh lệch ngày đêm tới 10-15 độ, dễ nuôi, phàm ăn và có sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tốt. So sánh với các giống lợn Việt Nam, lợn đen Lũng Pù có tốc độ tăng trọng khá cao, thịt lại thơm ngon dù mỡ hơn nhiều nên có thể mang tính thị trường khá.

Nên xem:   Cây Yucca và nhiều công dụng tuyệt với

Theo ông Nguyễn Minh Thuận-Bí thư xã Lũng Pù, địa phương đang có khoảng 1.700 đầu lợn trong đó cỡ 30% là giống lợn đen. Hầu hết bà con Mông nơi đây nuôi lợn nái để bán con giống cho các xã lân cận nuôi thương phẩm. Thường quy mô chăn nuôi chỉ 1-2 con nái, nhiều như nhà Sình Chúng Dình, Sình Mí Dí, Lầu Thị Già… ở Há Tỏ Sò nuôi 4-6 con lợn.

Bà Lầu Thị Già cho biết nhà có 4 con lợn đẻ, ăn Tết xong vừa bán được 5 con lợn con. Bà Già nuôi lợn theo cách mà người Mông thường làm là lấy rau rừng thái nhỏ, trộn với bột ngô, đem nấu chín. Hoàn toàn không có dự hiện diện của cám công nghiệp. Giá bán lợn con khi đắt được 1 triệu đồng/con. Năm nay Mèo Vạc hạn nặng, ngô thiếu không đủ cho chăn nuôi nên giá lợn giống tụt xuống rất rẻ khoảng 300.000 đ/con (kích cỡ 1 yến). Sình Mí Dí nuoio 3 lợn đẻ và 2 lợn thịt, mỗi năm xuất chuồng 6 lứa lợn giống, mỗi lứa 7-8 con, giá bán trung bình 500.000đ/con. Đặc điểm của những con lợn ở Lũng Pù thường trong một lứa có nhiều lợn đen hơn lợn khoang. Dù đen nhưng chúng có đốm 4 chân, xoáy trên đầu màu trắng. Điều kỳ lạ là hỏi hầu hết các chủ lợn nái ở đây đều cho biết, họ không hề nuôi lợn đực giống. Tất cả con nái khi đến kỳ động dục đều được người chăn nuôi đi mượn những con lợn đực nuôi thương phẩm, chưa bị thiến, kích cỡ khoảng 20-25kg về làm giống. Chính vì sự ẩu này mà hiện tượng giao phối cận huyết rất phổ biến nên chất lượng lợn Lũng Pù nhiều khi không ổn định, có nguy cơ đi xuống. Trước đây mấy năm đã từng có dự án đánh giá và phát huy tiềm năng đa dạng sinh học động vật nuôi và động vật hoang dã tại Việt Nam do Viện Chăn Nuôi làm, nhưng giờ dự án hết đâu lại vào đấy. Bà con Lũng Pù vẫn nuôi lợn theo kiểu thả rông hay nuôi nhốt nhưng không thâm canh, chỉ cho ăn kiểu bỗ bã như thái rau rừng nấu với bột ngô. Khi bán lợn giống, giá lợn Lũng Pù cũng không cao hơn mấy tí với các giống khác, khi mổ lợn thịt, giá mua cũng chỉ ngang với giá lợn thường. Chính những yếu tố đó khiến cho bà con không muốn mở rộng số đầu lợn, quy mô nuôi mà chỉ chăn nuôi rất nhỏ lẻ, lấy công làm lãi. Tất cả những sự trồi sụt của thị trường vừa qua, nếu không có biện pháp bảo vệ bằng cách hõ trợ hoặc tìm kiếm một đầu ra ổn định mà cứ phó mặc hoàn toàn cho người chăn nuôi xoay xoả, rất có thể giống lợn quý này sẽ mai một.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận