Nhận biết và phòng trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà hay xuất hiện và cực kỳ nguy hại. Bệnh làm giảm năng suất và gây chết trên bảy mươi phần trăm đàn gà bị nhiễm. Đây là căn bệnh dễ gặp phải trong chăn nuôi gà suốt hàng trăm năm qua. Vậy cần làm gì để ngăn ngừa, xin mời quý vị cùng theo dõi những hướng dẫn của chuyên gia.

Nhận biết bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Cơ chế truyền bệnh ở đây là hút máu truyền máu. Và hút máu là hút máu con gà bệnh, truyền là truyền từ con gà bệnh sang con khỏe. Theo cơ chế như vậy 

Mười tám ngày là tổng thời gian truyền bệnh có thể phát tán các thoi trùng này. Do vậy bệnh có thể gây thiệt hại rải rác trong thời gian dài. Ngay sau khi thoi trùng theo tuyến nước bọt của vectơ truyền bệnh xâm nhập vào cơ thể gia cầm.

Chúng bám ngay vào các tế bào để theo máu di hành khắp nơi trong cơ thể vật chủ. Từ đây chúng phát triển theo hai hướng. Hướng thứ nhất chúng chui vào ký sinh trong các tế bào máu để sinh trưởng và phát triển theo phương thức tự nhân đôi.

Chúng nhanh chóng lớn lên và tiết ra một chất làm tan hồng cầu. Một số lượng lớn hồng cầu bị phá vỡ và giải phóng ra nhiều thể phân lập. Đây là nguyên nhân dẫn đến mau trở nên loãng và nhớt hơn, khó đông hơn.

benh ky sinh trung duong mau o ga

Hướng phát triển thứ hai của thoi trùng trong cơ thể gia cầm là theo đường máu di chuyển khắp các nơi trong cơ thể vật chủ. Chúng sẽ tập chung cư trú tại các cơ quan như gan, lách, thận, dạ dày. Tại đây chúng lột xác và chui vào ký sinh phá hủy bên trong các tế bào nội mô.

Để bù lại các tế bào bị phá hủy, cơ thể của gia cầm huy động khả năng phục hồi. Băng sự kích thích quá trình tăng sinh. Kết quả là gần như các cơ quan nội tạng của chúng đều trở nên phì đại, giòn xốp và dễ dập vỡ.

Biểu hiện và thuốc điều trị

Bằng mắt thường cũng có thể thấy biểu hiện rõ rệt ở gan, lách, thận và phổi. Thì chúng không những phá hủy hồng cầu gây ra nội độc tố mà bản thân nó cũng tiết ra một loại nôi độc tố. Để làm phá hủy vi cấu trúc ở các cơ quan. Đặc biệt là cơ quan nội tạng.

Với những biểu hiện dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường như vậy. Người nuôi gà và các chuyên gia thú y có thể sớm xác định được dịch bệnh do ký sinh trùng đường máu.

Nên xem:   Mô hình nuôi gà công nghiệp đẻ trứng hiệu quả

Để điều trị ký sinh trùng đường máu, các bạn cần thực hiện phác đồ sau:

– Tạo độ thông thoáng chuồng nuôi, giảm mật độ gà.

– Dùng thuốc diệt côn trùng phun toàn bộ chuồng nuôi và môi truòng xung quanh để diệt côn trùng truyền bệnh.

– Dùng thuốc có hoạt chất SULFAMONOMETHOXINE kết hợp với một trong các cặp thuốc có hoạt chất như sau:

ENROFLOXACIN + OXYTETRACYCLIN hoặc FLORFENOCOL + KANAMYCIN.

benh ky sinh trung duong mau o ga

– Cho uống chất điện giải gluco C, men tiêu hóa, vitamin ADE và vitamin B complex 10 ngày tiếp theo.

Liều dùng cho gia cầm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà hay gặp khi nào?

Bệnh ký sinh trùng đường máu xuất hiện và gây bệnh ở hầu hết các lứa tuổi ở gà. Đặc biệt trong giai đoạn từ bốn đến sáu tháng tuổi. Bởi đây là giai đoạn gà có những thay đổi nhất định trong sinh lý. Mọi thay đổi về môi trường sống hay chế độ ăn đột ngột đều khiến gà bị sốc.

Dễ dẫn đến sức đề kháng của cơ thể yếu. Tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng xâm nhập vào gây bệnh.

Sau khi điều trị khỏi xong, đối với đàn gia cầm mà chúng ta không có kế hoạch phòng bệnh. Thì bản thân con gà đó khỏi về mặt lâm sàng nhưng mà vẫn có nhiều cá thể mang chủng. Và nó săn sàng bùng phát nếu như mà cơ thể gà có những biến đổi.

Ví dụ như thay đổi thức ăn, nước uống. Có những yêu tố mà ta gọi là stress. Vì vậy để phòng tránh bệnh ký sinh trùng đường máu. Ngoài việc vệ sinh khu nuôi và phun thuốc diệt muỗi dĩn định kỳ. Người nuôi cần đặc biệt chú ý đến chế độ chăm sóc cho gà trong giai đoạn từ bốn đến sáu tháng tuổi.  

Chữa trị gà 4 tháng tuổi nhiễm bệnh

Gia đình tôi có 13 con gà chọi nuôi được 4 tháng. Một ngày nay có hiện tượng mào bị sưng, đi ngoài phân lỏng màu xanh và ngoài ra thì bình thường. Hiện tại chưa dùng thuốc gì, muốn hỏi nguyên nhân bệnh và cách khắc phục như thế nào?

Qua mô tả như trên, chuyên gia thấy có dấu hiệu của hiện tượng bi bệnh KST đường máu. Thế thì bệnh đường máu thì khi mà đi ngoài có thể ra màu phân rất là xanh. Mà nó xanh giống như là nõn chuối. Thì đó đúng là biểu hiện của bệnh này.

Để điều trị bệnh này thì chuyên gia tư vấn phải chọn thuốc đặc trị để điều trị bệnh này thì mới có thể đem lại hiệu quả. Ở đây dùng thuốc như sau:

SULFAMONOTHOXIN và kết hợp với một thuốc là TRIMETHOPRIM + SULFAMETHOXAZOL (hai loại thuốc kết hợp với nhau)

Cho uống một lần trên ngày và điều trị bảy ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nên xem:   Có nên cho gà uống tỏi, gừng, nghệ hàng ngày?

Bổ sung dinh dưỡng cho gà

Thứ hai là cần phải cho uống chất điện giải Gluco C rồi hòa với vitamin ADE, vitamin B complex. Hòa với nước cho uống trong quá trình điều trị thuòng cho uống khoảng 3 – 5 ngày liền.

Thế và sau đó thì bổ sung vào trong thức ăn men tiêu hóa, vitamin ADE, vitamin B complex. Và khoáng chất premix rồi cho ăn khoảng một tháng liền.

Sẽ giúp cho đàn gà vừa khỏi bệnh, vừa sinh trưởng và phát triển bình thường.

Tuy nhiên ở đây để điều trị tận gốc thì cần phải thực hiện vấn đề phun thuốc tiêu độc. Để diệt các con dĩn ngoài môi trường. Vì con dĩn có thể mang mầm bệnh để truyền sang các con khỏe mạnh khác. Cho nên cần phải được tiêu diệt.

Và xung quanh khu nuôi thì cần phải nên phát thoáng và phun thuốc tiêu độc thì như vậy sẽ đảm bảo được.

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà dùng thuốc gì?

Xin hỏi gà bị ký sinh trùng đường máu thì nên dùng thuốc gì để điều trị?

Khi gà bị mắc bệnh ký sinh trùng đường máu thì cần phải tiến hành các bước sau đây. Để điều trị cũng như khống chế, giảm thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra.

benh ky sinh trung duong mau o ga

Đầu tiên là phải xử lý môi trường chăn nuôi. Vậy xử lý như thế nào? Thứ nhất là phải phát quang các bụi rậm, thứ hai là khơi thông các cống rãnh. Và thứ ba là những vũng nước đọng ở khu vực chăn thả gà cần phải cho khô.

Dùng thuốc diệt côn trùng phun vào bụi rậm phun vào các vũng nước, phun vào các cống rãnh. Và phun vào cả chuồng nuôi. Cứ một tuần hai lần và liên tục trong hai đến ba tuần liền. Vậy mà thuốc để diệt côn trùng thì có thể dùng HANHTOX 200 hoặc HANTOX SPOON hoặc HANTOX SPRAY.

Thì đó là bước xử lý môi trường chăn nuôi.

Tiếp đó là cho thuốc đặc trị đối với ký sinh trùng đường máu trộn vào khẩu phần ăn hàng ngày. Cho gà ăn trong năm đến bảy ngày như SU 99 hoặc TRISUNFA. Vậy thì hai chế phẩm này trong đó có SULFAMONOMETHOXIN.

Hay nói một cách khác nếu sử dụng chế phẩm trong đó có SULFAMONOMETHOXIN trộn vào khẩu phần ăn cho gà.

Và để cho đàn nhanh chóng hồi phục thì dùng điện giải Gluco C kết hợp với MULTIVIT kết hợp với VITAMIN ADE và thuốc giải độc gan thận. Hòa với nước cho gà uống tự do 10 – 15 ngày.

Thêm đó dùng men tiêu hóa trộn vào khẩu phần ăn hàng ngày cho ăn liên tục một tuần.

Phân biệt triệu chứng của những bệnh mắc kèm

Gia đình tôi có nuôi bốn trăm con gà, đã được sáu tuần tuổi. Nhưng mà trong ba ngày gần đây tôi thấy có triệu chứng một số con bị liệt chân, đi dặt dẹo. Thêm vào đó có thấy nóng sốt, tiêu chảy lỏng trắng. Trong đàn đã bị chết năm con. Tiến hành mổ thì thấy mình gà nhợt nhạt, không thấy dịch nhầy, ruột bị xuất huyết. Có những đoạn bị phồng và ra dịch đỏ.

Nên xem:   Cách ấp trứng gà & 10 điều cần "lưu ý"

Tôi đã có dùng thuốc trị e coli, thuốc giải độc và pha thêm vitamin cho gà uống nhưng không đỡ. Trước đó đàn gà cũng đã được chủng ngừa bệnh đầy đủ. Xin cho biết hiện tượng như trên là gà đã măc bệnh gì và cách chữa trị?

Các biểu hiện nhiễm bệnh

Trước hết chúng ta thấy là gà sáu tuần tuổi mà có những biểu hiên nóng sốt và bại liệt chân. Khô chân khô mỏ. Vậy thì những triệu chúng trên là biểu hiên ban đầu của bệnh newcastle. Nóng sốt thậm chí sốt trên 43 độ, 44 độ.

Và khi mổ ra thì chúng ta thấy xuất hiện những điểm xuất huyết ở cơ. Ví dụ như dễ thấy ở toàn bộ phần cơ ức và cơ đùi có những điểm xuất huyết. Thì đó là bệnh chứng, xuất huyết này chỉ có hai bệnh là bệnh gumboro và bệnh ký sinh trùng máu ở gà.

Thì ở đây theo chuyên gia nhiều khả năng là bị ký sinh trùng máu bởi vì sao? Đó là do gan bị tù lên ở các cạnh và gờ. Thêm đó trên bề mặt gan có vô vàn những chấm lấm tấm xuất huyết. Và khi mà cạnh gờ tù lại có nghĩa là gan tăng sinh rất to. Và đây cũng là bệnh chứng của bệnh ký sinh trùng đường máu.

Tiếp theo nữa chúng ta thấy là manh tràng thâm đen do chứa máu. Mà chứa máu ở trong đó chỉ có thể là hai bệnh cầu trùng hoặc bệnh đầu đen. Thế thì khi nào là cầu trùng, khi nào là đầu đen? Khi mà ở giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của giai đoạn cầu trùng.

Thì đến khi ruột thừa mổ ra không những bên trong chứa máu. Mà thậm chí ở đâu đấy nó đóng thành cục và nó quặn, vón tròn lẫn nhau. Đút nuốt chặt ống ruột thừa. Thì đây là bệnh chứng của bệnh đầu đen.

Thuốc dùng điều trị

Thế còn xuất ở trên các đoạn ruột khác nhau thì lại là bệnh chứng của viêm ruột xuất huyết ở bệnh newcastle. Chứng tỏ đàn đang bị ít nhất ba bệnh đang lộn xộn với nhau, ghép vào nhau.

Cho nên cách điều trị như sau. Có thể dùng phác đồ điều trị:

– Tiêm ngay lại vacxin newcastle

– Lấy bộ thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu; CORYZINE, thuốc cúm gia súc, giải độc gan thêm hepaton vào. Cho ăn đúng liều chỉ dẫn trên bao bì một tuần là khỏi.

– Chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà tốt. Mong rằng những kinh nghiệm được chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn nhận biết sớm được bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà. Để xử lý được kịp thời có cách điều trị và phòng tránh hợp lý. Để đàn gà phát triển khỏe mạnh

Chuyên gia: Quang Hưng

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận