Khắc phục tình trạng gà bị hen khẹc

Từ bao lâu nay gà bị hen khẹc luôn là nỗi lo của bà con nông dân. Đây là một căn bệnh khá phổ biến hay gặp ở gà và không có những biểu hiện đặc trưng.

Bởi vậy để nhanh chóng phát hiện, xử lý kịp thời và khống chế những hậu quả mà bệnh hen khẹc đem lại đòi hỏi bà con cần phải có kiến thức và kỹ năng chuyên biệt.

Trong bài ngày hôm nay tôi sẽ giúp bà con tìm hiểu cụ thể về bệnh gà bị hen khẹc đồng thời giúp bà con có những lưu ý, cách xử lý đối với loại bệnh này nhé.

Bệnh hen khẹc ở gà là gì?

Bệnh hen khẹc là một bệnh thường do hệ hô hấp của gà bị tổn thương gây ra. Theo khoa học thì được gọi là bệnh CRD ở gà. Là một bệnh mãn tính.

Loại bệnh này là một bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhiễm nhanh và mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây nên bệnh hen khẹc ở gà

Bệnh hen khẹc ở gà do một loại vi khuẩn là Mycoplasma galisosystemum gây ra. Các vi khuẩn này được xếp vào loại Gram âm. Chúng không có vách tế bào, nhuộm Giemsa, nhìn dưới kính hiển vi, trông giống như một số tế bào động vật nhỏ.

Hầu hết các chất khử trùng đều có tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh hen ở gà. Các sản phẩm sát khuẩn chuồng trại như Biodine và Biosept BIO đều có hệu quả tốt.

Vi khuẩn gây bệnh hen khẹc chủ yếu ở trong cơ thể và gây bệnh ở gà. Ở ngoài cơ thể gà vi khuẩn gây bệnh có thể sống từ 1 tới 3 ngày.

Nếu ở trong niêm mạc cơ thể gà có thể tồn tại lâu hơn (khoảng 4-5 ngày). Ở trong lòng đỏ trứng gà vi khuẩn gây bệnh có thể sống được đến 18 ngày.

 

Nguồn lây và độ tuổi gà nhiễm bệnh

Bệnh có thể gặp ở những con gà đẻ và con gà giống. Hậu quả gây chết và giảm sản lượng trứng. Hầu như tất cả gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh.

Bệnh hen gà là bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan trong cả đàn gà của bà con.

Nguồn lây nhiễm bao gồm các con gà đang mắc bệnh và những con đã từng mắc bệnh hen khẹc. Bệnh lây lan theo chiều dọc (từ gà bố mẹ sang trứng dẫn tới gà con bị bệnh). Và theo chiều ngang cả trực tiếp từ con gà này sang con gà khác.

Nên xem:   Cách làm nước tỏi cho gà uống, cho gà uống nước tỏi có tác dụng gì?

Trong một đàn, sự lây lan của mầm bệnh thường chậm.

Bệnh cũng có thể lây lan gián tiếp qua các vật trung gian trong môi trường trang trại chăn nuôi.

Gà bị nhiễm bệnh sẽ thải vi khuẩn gây bệnh CRD thải ra ngoài không khí. Khi những con gà trong đàn yếu sẽ dễ bị mắc bệnh. Các dụng cụ chăn nuôi hay thức ăn cũng có thể là nguồn lây mầm bệnh.

Đối với gà, việc gà giao phối giữa gà mái và gà trống cũng là con đường lây nhiễm bệnh. Gà mái có thể bị nhiễm bệnh qua giao phối với gà trống mắc bệnh. Vi khuẩn gây bệnh hen xâm nhập vào buồng trứng sau đó truyền sang lòng đỏ trứng gà con mới nở. Tỷ lệ có thể truyền qua trứng là 10-60%.

Những con gà được chữa khỏi vẫn mang một tỷ lệ mầm bệnh trong cơ thể. Nếu bị lây bệnh mắc lại, tình trạng thường sẽ nặng hơn.

 

Tỷ lệ mắc bệnh và chết

Ở gà nhiễm bệnh những chưa có biểu hiện bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết thấp. Tuy nhiên, bệnh nặng hơn sẽ xảy ra nếu đàn gà đồng thời bị nhiễm các bệnh khác kèm theo.

Tuy tỷ lệ chết không quá cao những bệnh hen khẹc ở gà làm giảm trọng lượng và lượng thịt ở gà thịt. Cũng như làm giảm sản lượng gà giống và sản lượng trứng. Do vậy, bệnh gây ảnh hưởng tới kinh tế chăn nuôi gà của bà con.

Tiến triển của bệnh

Vi khuẩn gây bệnh hen khẹc xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp của gà hoặc bộ phận sinh dục. Khi vào cơ thể, chúng di chuyển tới khí quản, các túi khí và bắt đầu sinh sản.

Qua túi khí vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bề mặt gan, tim và màng sinh dục. Do đó làm giảm sản sinh ra trứng. Cũng như gây viêm màng ngoài tim, màng bao quanh gan.và làm sức đề kháng của gà bị giảm đáng kể.

Thời gian ủ bệnh được tính từ khi nhiễm bệnh cho đến khi có biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên, rất khó xác định vì thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và khả năng kháng bệnh của gà. Thời gian ủ bệnh thường thay đổi từ 4 ngày đến 3 tuần.

Trên gà thịt, bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi 4-8 tuần tuổi. Ở gà mái, bệnh có thể xảy ra ở thời kỳ gà mái lớn hơn hoặc có khi gần đến thời kỳ đẻ trứng.

 

Dấu hiệu gà bị hen khẹc

Gà bị hen khẹc sẽ có những biểu hiện tương đối chung chung. Nên để có phương pháp điều trị chuẩn xác ta cần biết nguồn gốc của hen khẹc là do tổn thương của bộ phận nào trong cơ thể. Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé

Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen khẹc ở gà đó là mắt chảy nước mắt, lắc đầu, ho khẹc.

Khi đàn gà bị hen khẹc đầu tiên bà con nếu tinh ý sẽ thấy gà bị chảy nước mắt. Có thể thời gian đầu bệnh còn nhẹ thì nước mắt sẽ ít. Ở giai đoạn nhẹ này thông thường sẽ khó để phát hiện ra. Đến khi bà con thấy mắt gà chảy liên tục nước thì đã đến giai đoạn báo động. Lúc này mắt gà đã có khả năng bị hỏng, không nhìn được nữa.

Nên xem:   Kinh nghiệm chăn nuôi cừu cho hiệu quả cao

Gà bị hen khẹc còn gây ra tình trạng khó thở. Bà con sẽ thấy con gà bị bệnh há mồm ra để thở, nhịp thở gấp gáp. Gà sẽ đứng hoặc nằm yên một chỗ, Không chảy nhảy hay ăn uống như thường ngày.

Nếu như đàn gà có vấn đề ở phế quản cũng sẽ gây ra hiện tượng hen khẹc. Ở trường hợp này đàn gà sẽ ăn ít hơn bình thường, thể trạng của gà trở nên mệt mỏi và rất yếu. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến đàn gà bị chết với số lượng lớn.

Một biểu hiện khi thu hoạch gà đó là chất lượng thân thịt kém. Gà bị bệnh thường gầy và yếu với bộ ngực hình lưỡi liềm cao.

 

Tổn thương tử thi

Đối với những con gà bị chết do bệnh. Ở những trang trại lớn có chuyên môn khi mổ gà chết có thể nhìn thấy màu vàng trên tim, gan và các cơ quan nội tạng, chất nhầy trong khí quản và gan xanh.

Phương pháp điều trị bệnh hen khẹc ở gà

Thuốc kháng sinh

Để điều trị được bệnh hen khẹc ở gà bắt buộc bà con phải sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc bà con hãy đến nhà thuốc gia cầm để có thể được tư vấn loại kháng sinh phù hợp nhất với tình trạng bệnh mà đàn gà của bà con đang gặp phải. Thuốc kháng sinh thường bà con sẽ phải cho gà uống liên tiếp 3 đến 5 ngày mới có hiệu quả.

Bà con nên chọn các loại thuốc kháng sinh có chứa một trong các thành phần sau:

  • Doxycycline: Đây là một loại kháng sinh tốt nhất có tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh CRD
  • Tylosin: Bà con có thể được sử dụng đơn thuần cho gà. Nhưng thường được sử dụng phối hợp với Doxycycline để có hiệu quả trị bệnh hen tốt nhất.
  • Lincomycin kết hợp với Spectinomycin: Đây là thuốc kháng sinh dạng nước khá tốt và không ảnh hưởng tới trúng gà. Đây là lựa chọn tối ưu đối với gà mái đang đẻ trứng.
  • Chortetracycline: giống như thuốc chưa Lincomycin và Spectinomycin.
  • Amoxicillin và axit Clavulonic. Bà con có thể sử dụng kết hợp để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn thứ cấp khác kèm theo.

Cách sử dụng thuốc có thể tùy thuộc vào độ tuổi của gà. bà con có thể sử dụng thuốc dạng thuốc nước nhỏ mắt. Hoặc dạng thuộc pha trộn với thức ăn cho gà và nước uống. Đối với những con gà nhiễm bệnh nặng, có thể sử dụng thuốc tiêm.

 

Các cách chăm sóc bổ sung

Ngoài sử dụng thuốc kháng sinh cho gà bà con nên kết hợp điều chỉnh bổ sung vitamin vào thức ăn cho gà. Cho gà uống nước ép tỏi để tăng sức đề kháng cũng là một cách rất hiệu quả để gà mau khỏi bệnh và phòng bệnh tái lại.

Nên xem:   Cách nuôi bồ câu gà hiệu quả nhất

Giảm căng thẳng trong đàn. Nếu có thể thì tạm thời để gà dừng sản xuất trứng. Đồng thời cải thiện chế độ ăn uống.

Tách riêng những con gà đang bị bệnh sang một khu vực chăn nuôi khác

Cuối cùng để quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt bà con cần phải kết hợp với dọn dẹp chuồng nuôi. Bà con cần đảm bảo chuồng nuôi, máng cho ăn phải được sạch sẽ và khô thoáng. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh của đàn gà.

Điều trị các bệnh ký sinh trùng cho gà

Theo kinh nghiệm chăn nuôi gà. Khi gà bị hen khẹc thường có tỷ lệ cao mắc các bệnh ký sinh trùng.

Do đó bà con nên tẩy giun cho những con gà bị bệnh. Đồng thời tẩy giun cho cả đàn gà đê chúng có sức khỏe tốt nhất.

 

Các phương pháp điều trị gà hen khẹc bằng cách tự nhiên

Bà con có thể thử nhẹ nhàng xoa bóp cổ họng và cho gà uống nước có pha chút dầu ô liu. Điều này có thể giảm các triệu chứng của bệnh hen khẹc ở gà.

Các cây như húng quế, cỏ ba lá, thì là, cúc dại, rau kinh giới, cánh hoa hồng đều có tác dụng tốt đối với bệnh hen gà. Bà con cso thể thể thử nghiền nhỏ rồi trộn vào thức ăn cho gà ăn hàng ngày.

Bà con cũng có thể sử dụng nước ép tỏi hoặc giấm táo để điều trị cho những con gà bị hen khẹc.

Cách phòng chống bệnh hen khẹc ở gà

Đối với bất kì bệnh nào cũng vậy, việc phòng bệnh lúc nào cũng đem lại nhiều lợi ích hơn là chữa bệnh. Không những vậy phòng bệnh giúp bà con làm chủ và kiểm soát được tình hình chăn nuôi, giảm thiểu tối đa tỷ lệ rủi ro do bệnh tật đem lại.

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Trước hết để phòng chống bệnh hen khẹc ở gà thì bà con cần tiến hành làm sạch chuồng trại. Môi trường chăn nuôi cần luôn luôn ở trạng thái khô ráo, thoáng mát. Và phải có ánh nắng chiếu vào hàng ngày. Một môi trường sống đảm bảo sẽ hạn chế được tối đa vi khuẩn, nấm bệnh gây hại đến gà.

Nền chuồng, máng ăn và đựng nước cần phải được thay và rửa thường xuyên. Vệ sinh máng ăn, máng uống cần bà con phải thực hiện hàng ngày tránh tình trạng nấm mốc xuất hiện.

 

Cho gà tắm nắng

Nếu chuồng trại chăn nuôi ít ánh sáng bà con nên lùa gà ra nơi có ánh sáng và để cho gà tắm nắng. Đây là việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả cao. Chỉ cần bà con kiên trì thì chắc chắn đàn gà của bà con sẽ khỏe mạnh, bệnh tật cũng từ đó mà được đẩy lùi.

Chuồng gà bà con nên thiết kế để có ánh sáng chiếu thẳng vào chuồng. Ánh nắng mặt trời buổi sáng sẽ giúp gà trở nên khỏe mạnh. Không những vậy nhưng vi khuẩn hay nấm bệnh cũng sẽ được tiêu diệt bớt.

Theo: Băng Giá

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận