​​​​​​​Gà bị xù lông sã cánh là bệnh gì? Cách chữa thế nào?

xù lông, bỏ ăn, sã cánh là một trong những triệu chứng hay gặp phải.

Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể lây lan nhanh, nghiêm trọng hơn là có thể gây chết cả đàn. Vậy có cách nào để khắc phục hay không? Xin mời bà con theo dõi bài viết sau

Gà bị xù lông là bệnh gì?

Gia đình tôi có đàn gà nuôi sáu mươi ngày. Hiện nay có thấy xù lông, ăn ít và bỏ ăn, hen khẹc và chân yếu. Quan sát cũng thấy phân không bình thường, có màu vàng trắng. Đã tiêm GUM và NEW được ba ngày nay. Xin hỏi gà bị mắc bệnh gì và cách chữa trị ra sao?

Theo chuyên gia thì đàn gà trên đã bị ghép hai bệnh đó là crd. Cho nên là khi mà nuôi gà thấy dấu hiệu của gà có bại chân hoặc là hen khẹc thì đấy là bệnh crd. Vì bệnh này có cả hai thể viêm đường hô hấp và viêm khớp.

ga bi xu long la benh gi

Trường hợp thứ hai nữa tức là ghép thêm cả bệnh thương hàn nữa. Cho nên là nó đi phân vàng lỏng, và nếu như mổ ra thì chắc chắn là con gà này sẽ có biểu hiện trên các bệnh tích. Đó là gan xưng, quả tối xưng, và những con nặng thì còn kèm thêm cả hiện tượng phổi đục. Và nặng hơn nữa là dính liền các cơ quan bên trong và có cả thể bã đậu.

Chủ động đề phòng gà xù lông sã cánh

Bây giờ muốn phòng bệnh này thì cố gắng làm sao thực hiện một quy trình chăn nuôi bán chăn thả. Chỉ thả ra khi thời tiết nó khô ấm thôi, còn thời tiết nó mưa ẩm là phải nhốt ở trong chuồng. Và khi nhốt trong chuồng thì cố gắng đảm bảo được hai cái điều kiện.

Đó là độn lót phải đảm bảo giữ khô xốp và chuồng thông thoáng. Giảm tối đa các thứ ô nhiễm và có làm như thế thì mới có khắc phục được bệnh này. Còn trường hợp các gia đình mà cứ thả triền miên, không quan tâm gì đến chuyện mưa nắng.

Cứ thả ra theo kiểu thả tự do thế và lại ăn kém nữa thì chắc chắn là bệnh sinh sẽ xảy ra. Và nũa là sẽ xảy ra liên miên, khó có thể điều trị được. Nếu như làm được như lời chuyên gia đã tư vấn trên thì bệnh xảy ra nhẹ hơn rất nhiều.

Xử lý khi gà bị xù lông

Còn bây giờ điều trị thì trước hết là phải khắc phục kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng như chúng tôi đã tư vấn. Có như thế thì bệnh mới có thể xử lý đi được, còn thuốc thì có thể kết hợp hai thuốc:

Thuốc mà cho thương hàn thì là ENROFLOXACIN hoặc là  ANTIDIARRHOE. Hai thuốc đó dùng một trong hai loại.

Còn hai thuốc cho bệnh crd là TYLOSIN hoăc  ANTI CRD. Cũng dùng một trong hai.

Liều lượng thì là gà như trên lớn rồi nên cho uống buổi sáng một loại, chiều một loại. Nhưng mà cái liều lượng là một gam cho mười cân thể trọng. Và thời gian dùng trong bảy hôm.

Nên xem:   Khắc phục vịt bị ướt lông viêm mắt

Còn các thuốc bổ thì tập trung vào ba loại b complex là một, điện giải là hai và bổ gan thận là ba. Thì là rất ổn.

Làm như trên thì sẽ khỏi và cố gắng là không để diễn ra chuyện này nữa .Vì các gia đình nuôi gà rất hay mắc vấn đề này.

ga bi xu long

Gà bị sã cánh

Gia đình nuôi gà thịt ba trăm con được ba chục hôm. Năm hôm nay thấy ủ rũ, sã cánh, kém ăn, sờ thấy diều vẫn căng nhưng toàn khí. Phân thì không bình thường có màu trắng với vàng. Đã xử lý cho uống thuốc thương hàn, nhỏ ND IB. Sau khi xử lý hai hôm không thấy tiến triển tốt, đã có gần ba chục con bị chết. Xin hỏi gà đã bị mắc bệnh gì và cách chữa trị?

Thì như vậy đàn gà mới được có một tháng thế nhưng mà đã có các dấu hiệu lâm sàng mô tả như trên. Thì chuyên gia cho rằng đây là bị bệnh newcastle kèm theo vấn đề nhiễm khuẩn kế phát. Và đã dùng thuốc điều trị, thậm chí là đã dùng cả vacxin ND IB đưa vào.

Thế thực ra mà nói thì đối với gà newcastle, mình dùng vacxin đưa vào thì số chết sẽ cao. Những con mà nó đã bị nhiễm rồi là nó sẽ chết. Trong trường hợp này thì đã xử lý rồi nhưng mà chuyên gia nghĩ rằng là nó đang ở trạng thái phức tạp hơn.

Khắc phục gà ủ rũ, sã cánh

Chuyên gia tư vấn nên mua kháng thể kháng NEW. Và con được một tháng tuổi rồi thì tiêm cho nó với liều là hai ml cho một con và tiêm ba hôm liên tục. Để diệt cái virus new đi.

Và đồng thời với quá trình đó thì cần phải cho thuốc trị khuẩn kế phát. Ở đây ta nên cho CEFTIOFUR hoặc NORFLOXACIN, cho uống một lần mỗi hôm và liên tục năm hôm liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Và dùng tỏi, nước tỏi cho uống ba lần một hôm và dùng hai tuần liền để giảm hiện tượng bị chướng diều. Thế và song song với quá trình đó thì phải cho uống thêm các chất sau:

ĐIỆN GIẢI GLUCO C

VITAMIN TỔNG HỢP

MEN TIÊU HÓA

Hòa lại ba loại trên với nhau, hòa vào nước. Cho uống liên tục thay nước trong năm hôm.

Thì làm như vậy sẽ khống chế được hiên tượng này. Và đã dùng vacxin ND IB rồi cho nên là chuyên gia không khuyên sau khi khỏi là dùng vacxin để mà phòng bệnh NEWCASTLE nữa.

Bởi vì đã dùng rồi và chính vì lý do này nên dẫn đến hiện tượng gà chết rất nhiều. Khắc phục như trên sẽ giảm bớt đi được thiệt hại hơn.

Gà ủ rũ xù lông

ga xu long

Gà bị xù lông, ủ rũ là bệnh gì?

Năm trăm con được ba tháng, hiện có các dấu hiệu xù lông, mào không được tươi, ít ăn và bỏ ăn. Một số ít thấy phân bất thường có nhầy và xanh. Ước chừng có một trăm con trong đàn có các dấu hiệu trên. Xin hỏi đã bị mắc bệnh gì và cách khắc phục ra sao?

Với biểu hiện trên đàn gà như mô tả thì theo chuyên gia thì chúng đã mắc NEWCASTLE. Còn gọi là gà rù và ghép với ký sinh trùng đường máu. Và để khắc phục bệnh trên thì cần tiến hành ngay các bước sau đây:

Nên xem:   Chim cút bị bệnh tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn E.coli dung huyết

Bước thứ nhất là phải xử lý cái môi trường chăn nuôi. Thế vạy xử lý môi trường chăn nuôi như thế nào?

Là ta dùng thuốc mà để diệt côn trùng,… Ta phun vào khu vực chăn thả của đàn, đồng thời phun vào các rãnh nước, vũng nước đọng, các bụi rậm. Và đặc biệt phun ngay vào chuồng nuôi. Cứ một tuần hai bận và liên tục hai đến ba tuần liền.

Đồng thời dùng thuốc khử khuẩn để tẩy uế khu nuôi và xung quanh. Thì cứ môi tuần hai bận và liên tục trong hai đến ba tuần liền. Thì đó là bước thứ nhất ta cần phải lưu ý.

Thứ hai là kiểm tra chất độn, nếu mà bị ẩm và ô nhiễm phải thay ngay đi. Đồng thời ta sử dụng thêm một phác đồ như sau:

Chữa gà bị xù lông

Cho toàn bộ đàn uống nước tỏi, thì nước tỏi có thể pha theo phương thức như sau. Một trăm gam gam tỏi giã nhỏ pha với mười lít nước. Gạn lấy nước trong và cho gà uống tự do.

Còn bã tỏi trộn vào thức ăn thường. Đồng thời là ta dùng kháng thể GUM, cho toàn bộ đàn. Liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm và tiêm liên tục ba hôm liền.

Sau ba hôm tiêm kháng thể GUM thì ta dùng vacxin NEWCASTLE hệ 1 cho cả đàn với liều gấp hai. Cũng có thể dùng vacxin kép ND IB nhỏ cho chúng hoặc uống cũng với liều gấp đôi.

Và đồng thời dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn bội nhiễm thì ta có thể dùng AMOX 50 hoặc ENROFLOX 20% hoặc FLOR 30 hoặc THIAMPHENICOL 20% hoặc NEOTESOL.

Cùng với những chế phẩm có SULPHAMONOMETHOXINE ví dụ như SU99, TRISULPHA, HANMETOXIN. Trộn vào thức ăn thường và cho liên tục cả tuần.

Để tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu, bồi bổ cơ thể và trợ sức trợ lực thì dùng điện giải vitmin. Kết hợp với multivit kết hợp với vitamin ade và kết hợp với thuốc giải độc gan thận. Hòa với nước cho gà uống tự do từ mười đến mười lăm hôm.

Và dùng men để trộn vào trong khẩu phần ăn thì có tính chất là kích thích cho chúng ăn nhiều và kích thích quá trình hấp thu. Có thể là lactoxim hoặc proxim,… trộn vào khẩu phần cho ăn liên tục mười đến mười lăm hôm.

Gà con bị xù lông

Đàn gà hai tháng, đã làm vacxin NEW ba lần. Trong đàn có nhiều con có biểu hiện lạnh chân và xù lông ở phần đùi. Ngoài ra thì không cóa hiện tượng nào khác, ăn uống thì vẫn bình thường. Xin hỏi lý do và cách xử lý?

Theo chuyên gia thì ở đây chưa cung cấp đầy đủ thông tin. Những người chuyên về gia cầm cũng hết sức ngạc nhiên với những bệnh chứng như vậy. Trong những hôm thời tiết thất thường thì rất có thể là gà đã bị lạnh hoặc bị cảm lạnh hoặc gì đấy thôi.

Cũng rất có thể là bệnh chứng đầu tiên của NEWCASTLE. Mặc dù nói là đã dùng vacxin ba lần, nghĩa là như thế nào? Chắc là hai lần LAZOTA hoặc ND IB và một lần tiêm NEW.

Theo chuyên gia thì nên tiêm lại vacxin NEWCASTLE. Việc thứ nhất là nên tiêm lại, thứ hai là nên điều trị theo hướng ghép bệnh đầu đen vì triệu chứng không liên quan gì đến ủ rũ.

Nên xem:   Các giống gà siêu trứng phổ biến hiện nay

Sau khi tiêm xong thì ta có thể lấy TA VIBRAXIN tiêm bắp một ml cho ba bốn cân thể trọng một lần mỗi ngày trong hai ba hôm.

Tiếp nữa là chũng ta cho uống SUL DEPOT 2ml, giả độc gan, t cúm gia súc và super vitamin, mỗi thứ mọt gam. Pha cùng nhau vào một lít nước cho uống bốn hôm liền. Tin rằng làm đúng như trên thì bốn ngày là khỏi.

Lưu ý rằng trong những ngày thay đổi thời tiết thì cũng tránh gió lùa. Giữ ấm và khô thoang thoáng cho chuồng nuôi.

Gà chọi bị xù lông, ủ rũ

Gà bị xù lông cũng có thể do thiếu chất!!

Nhà tôi có năm trăm con gà chọi khoảng bảy lạng mỗi con. Một tuần nay thì bị sưng khớp giữa đùi và chân, xù lông, gà bị xõa cánh. Đi lại thấy rất lạch bạch, ngoài ra thì ghi nhận ăn ít và hay gục đầu. Đã dùng thuốc kháng sinh tổng hợp bại liệt thế nhưng không hiệu quả. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Theo những biểu hiện trên thì chuyên gia cho rằng đàn đã mắc chứng thiếu khoáng và vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B. Và sau đó kế phát viêm khớp do nhiễm khuẩn. Để khắc phục thì cần thực hiện những bước sau đây:

Thứ nhất là tách những con bị bệnh nặng, tức có nghĩa là bị liệt hoặc bị què ra khỏi đàn. Đồng thời là điều chinh lại môi trường chăn nuôi. Thế vậy là phải là như thế nào? Thay chất độn, dùng thuốc sát trùng để tẩy uế cả môi trường quanh.

Trong những ngày giá lạnh phải giữ ấm cho chúng. Thì đó là bước thứ nhất cần lưu ý.

Thứ hai để tăng sức đề kháng cho đàn thì dùng kháng thể GUM tiêm cho cả đàn. Liên tục ba hôm liền, liều theo trên bao bì. Trong ba hôm tiêm kháng thể thì dùng đồng thời:

PREMIX KHOÁNG + B COMPLEX trộn vào khẩu phần ăn ( mười đến mười lăm hôm)

MULTIVIT C + SUPER ADE + GĐGT (BOGANIC, FORENTIC), hòa vào nước cho uống tự do hàng ngày.

Kháng sinh AMOX 50 hoặc AMOX 75 + ENROFLOX hoặc AMPICOLI hoặc FLOPHENICOL 20%, trộn cùng thức ăn.

Thêm men tiêu hóa cho khẩu phần hàng ngày.

Tách riêng điều trị

Với gà có những triệu chứng nặng mà chuyên gia nói là phải tách riêng ra thì ở đây dễ cho việc theo dõi, dễ điều trị và hạn chế lây lan. Những con này ngoài dùng thuốc như gà khỏe thì còn thêm LINSPEC hoặc GENTA TILO tiêm liên tục ba hôm. Thì sẽ khắc phục được hiện tượng như trên mô tả.

Trên đây là cách khắc phục bệnh gà xù lông, bỏ ăn, sã cánh. Hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bà con, giúp bà con tránh được các rủi ro, nhận biết được kịp thời bệnh ở gà và chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh. Song, để đảm bảo an toàn cho đàn gà, bà con không nên tự chuẩn đoán, điều trị hay sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào nếu như chưa được sự chỉ dẫn từ Bác sĩ thú ý. 

Chúc đàn gà của bà con khỏe mạnh, phát triển tốt và cho năng suất cao!

Theo: Thủy Tiên

4/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận