Quy trình ủ bã đậu nành cho gà ăn

Bã đậu nành là một trong những loại thức ăn đặc biệt tốt cho gà bởi chứa nhiều protein. Cứ 10kg bã đậu nành cho ra khoảng 1,5kg thức ăn tinh cho gia súc, gia cầm. Hiện nay, bã đậu nành được nhiều nông dân ưa chuộng trong việc sử dụng làm thức ăn cho gà.

Vậy quy trình ủ bã đậu nành cho gà ăn được tiến hành như thế nào? Lợi ích của nó đối với sự sinh trưởng và phát triển của gà ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một vài thông tin ngay sau đây.

Lợi ích của bã đậu nành làm thức ăn chăn nuôi cho gà

ủ bã đậu nành cho gà ăn

Bã đậu nành chứa loại protein chất lượng thấp, bằng khoảng 50% protein tinh chất, có nguồn gốc từ thực vật, ăn thơm ngon nên rất thích hợp cho gia cầm. Bã đậu nành cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của gia cầm, đặc biệt là gà như: kali, nitơ, đạm, tinh bột…

Ngoài ra, nó còn là nguyên liệu dễ tìm kiếm và có giá thành khá thấp nên tiết kiệm được chi phí và mang lại hiệu quả khá cao cho bà con nông dân.

Xem thêm: Cách xử lý khi gà ủ rũ, đi ngoài phân trắng

Nên xem:   Hướng dẫn cách khắc phục dê bị chướng hơi dạ cỏ

Cách ủ bã đậu nành hiệu quả

ủ bã đậu nành cho gà ăn

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bà con cách ủ bã đậu nành cho gà ăn đúng chuẩn, hãy cùng thử nghiệm nhé:

  • Để lên men cho khoảng 200kg bã đậu nành cần thiết phải có 1kg men vi sinh hoạt tính.
  • Đầu tiên, bà con lấy 1kg men vi sinh hoạt tính cùng với 8kg bã đậu nành cho vào thùng sau đó đổ vào 200 lít nước sạch (nước phải đảm bảo độ sạch, không nhiễm mặn, không chứa sắt, phốtpho hay lưu huỳnh…), rồi khuấy đều lên chưng trong 2 giờ.
  • Bước 2: Đem bã đậu nành còn lại trộn sơ qua cho đều đặn rồi đổ từ từ vào chậu có nước men đến khi hết, sao cho thấy nước ngập mặt bã đậu nành là được, nếu chưa đủ thì cho thêm nước, còn nếu thừa thì lần sau bà con canh chừng rồi bớt đi. Trước khi đổ bã đậu nành vào chậu, bà con nên khuấy đều nước men.
  • Để miệng chậu hở khoảng 5-6 tiếng rồi đậy kín lại. Mùa hè thì bà con nên để ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, còn mùa đông nên để thùng nơi tránh gió để chất lượng men đạt hiệu quả tốt.
  • Ước lượng thời gian lên men: Phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời. Nếu nhiệt độ từ 31 độ C trở lên thì men đạt tiêu chuẩn 1 ngày. Còn với nhiệt độ từ 31 độ c trở xuống thì tầm 2 ngày. Dấu hiệu nhận biết bã đậu nành đạt chuẩn khi nó có mùi thơm dịu, chua ngọt.
Nên xem:   Bò đực không chịu phối giống phải xử lý thế nào?

Quy trình ủ bã đậu nành không mùi hôi

ủ bã đậu nành cho gà ăn

Bước 1: Bà con thu gom bã đậu nành

  • Bước 2: Trộn đều chế phẩm Emic với bã đậu nành theo tỉ lệ 2 gói chế phẩm Emic 400g với 40kg bã đậu.
  • Bước 3: Bà con pha 500g mật rỉ đường với 4 lít nước sạch tưới đều vào hỗn hợp ở bước 2.
  • Bước 4: Đảo liên tục, rắc gói khử mùi hôi Emzeo lên bề mặt và ủ kín lại.
  • Bước 5: Sau khi bã đậu nành được khoảng 1 tháng, bà con bổ sung thêm 20 lít nước + 1,5 gói chế phẩm Emzeo và 600gr mật rỉ đường. Khuấy đều và đậy kín 15 ngày. Khi bã đậu nành giãn nở và có mùi thơm thì lấy ra sử dụng cho gà ăn.
ủ bã đậu nành cho gà ăn

Xem thêm: Giới thiệu toàn bộ kỹ thuật nuôi gà đông tảo năng suất cao

Trên đây là phương pháp ủ bã đậu nành cho gà ăn, hi vọng với kiến thức này, bà con sẽ có quy trình ủ thành công.

Video hướng dẫn

Câu hỏi

Hỏi cách xử bã đậu để cho gà ăn?

PGS.TS Trương Văn Dung đã hướng dẫn chị quy trình ủ bã đậu nành cho gà ăn như sau:

ủ bã đậu nành cho gà ăn

– Để lên men cho 100 kg bã đậu nành ta cần 0,5 kg MEN VI SINH HOẠT TÍNH.

– Bước 1 : Lấy 0,5 kg MEN VI SINH HOẠT TÍNH và 4 kg bã đậu nành cho vào thùng sau đó cho vào 100 lít nước sạch (nước không có sắt, nước không nhiễm mặn…) khuấy đều để trong 1 giờ.

Nên xem:   Điều trị bệnh ghẻ cho chó đang có chửa

– Bước 2 : Đem số bã đậu nành còn lại trộn sơ qua cho đều sau đó đổ từ từ vào thùng có nước men cho đến hết, nếu thấy nước hơi ngập mặt bã đậu nành là được, nếu chưa đủ nước thì cho thêm, còn nếu thừa nước thì lần sau bớt đi. Chú ý: trước khi đổ bã đậu nành vào thùng cần phải khuấy cho đều nước men.

– Bước 3 : Để hở miệng 4-5 giờ sau đó đậy kín thùng lại. Mùa Hè để thùng ở nơi thoáng mát, mùa Đông để thùng ở nơi ấm để chất lượng lên men được tốt.

– Thời gian lên men: Phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời nhiệt độ từ 30 độ C trở lên thì khoảng 24 giờ, nhiệt độ từ 30 độ C trở xuống thì từ 24 – 48 giờ, khi nào thức ăn có mùi thơm mát và chua ngọt là đạt. Sau đó có thể sử dụng bã đậu nành đã ủ cho gà ăn.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận