Bồ câu không chỉ là loài chim đẹp nuôi làm cảnh mà còn là nguồn thu kinh tế lớn của nhiều hộ chăn nuôi. Thịt bồ câu là món ăn rất bổ dưỡng và thơm ngon dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, việc phối giống cho loài chim này đôi khi cũng xảy ra trục trặc. Cùng tìm hiểu nguyên nhân bồ câu không chịu đẻ nhé!
Mục lục nội dung
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bồ câu không chịu đẻ
Bà con nuôi chim bồ câu có thể gặp tình trạng bồ câu không chịu đẻ hoặc đẻ xong không chịu ấp trứng… Với trường hợp bồ câu mái không chịu đẻ, sau đây là một số nguyên nhân:
– Do chăm sóc chưa đúng cách.
– Do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, không cân bằng.
– Do chim bị bệnh.
– Do con giống không thích hợp.
– Do vệ sinh chuồng trại không đảm bảo.
Một số phương pháp khắc phục như sau:
– Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho chim bồ câu.
– Lựa chọn con giống tốt, khỏe mạnh, không mang bệnh tật.
– Vệ sinh chuồng chim sạch sẽ.
– Thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng cho chim bồ câu.
Chế độ dinh dưỡng toàn diện cho chim bồ câu khỏe mạnh
Để tránh tình trạng bồ câu không chịu đẻ, bà con cần hết sức chú ý đến thức ăn cho chúng để đảm bảo chất lượng thịt và sinh sản. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim bồ câu mà cần có chế độ dinh dưỡng khác nhau.
Đặc tính của các giống chim nói chung và bồ câu nói riêng rất thích thức ăn dạng hạt. Nên trong khẩu phần nên sử dụng các thức ăn cơ sở như ngô, thóc, gạo, cao lương… Chúng cũng thích ăn các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu tương. Riêng với đậu tương thì cần phải rang chín trước khi cho bồ câu ăn còn đậu xanh thì có thể cho ăn trực tiếp. Tỉ lệ là 10-15% đậu, còn lại là ngô và thóc. Đa số các loại hạt rất dễ bị mốc, hỏng, do đó bà con cần bảo quản thức ăn cho bồ câu ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo thức ăn không bị nấm mốc để đảm bảo bồ câu luôn khỏe mạnh.
Khẩu phần ăn đạt chuẩn
Khi chim bố mẹ nuôi con thì cần khẩu phần ăn cao hơn. Khẩu phần tiêu chuẩn của chim bồ câu lúc này là 40% ngô và 60% cám viên C64. Lượng thức ăn cho mỗi con bồ câu là bằng 1/10 trọng lượng cơ thể. Trung bình 1 cặp chim bố mẹ cần lượng thức ăn là 100-120g/ngày. Ngoài ra cũng nên bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để chim phát triển toàn diện.
Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần ăn thêm thức ăn bổ sung để giúp chúng dễ tiêu hóa hơn. Bồ câu cần ăn thêm sỏi nhỏ để tiêu hóa tốt hơn. Do đó thức ăn bổ sung của bồ câu sẽ gồm có: sỏi nhỏ 15%, muối 5%, khoáng Premix 80%.
Sau đây là tỉ lệ phối trộn thức ăn cho chim bồ câu chuẩn:
– Với chim đang trong thời kỳ sinh sản: ngô 55% + đậu xanh 25% + gạo xay 20%.
– Với chim non 2-6 tháng: ngô 50% – đậu xanh 35% – gạo xay 15%.
Cần cho chim ăn vào những thời điểm cố định trong ngày để tạo thói quen ăn tốt cho chim. Nên cho chúng ăn 2 lần/ngày, sáng cho ăn vào lúc 8-9h, buổi chiều từ 14-15h.
Câu hỏi
Nuôi 200 đôi chim bồ câu pháp được 1 năm tuổi, nhưng hiện có mấy đôi chim bồ câu không chịu đẻ. Hỏi nguyên nhân tại sao bồ câu lại bị như vậy và cách khắc phục như thế nào?
Với câu hỏi trên, PGS.TS Lê Văn Năm tư vấn như sau:
- Nguyên nhân do giống hoặc do kỹ thuật chăm sóc chưa đảm bảo hoặc có thể thức ăn chưa đủ dinh dưỡng, mất cân bằng chất hoặc do vệ sinh phòng bệnh chưa đảm bảo. Con giống không phù hợp hoặc do chim bồ câu mang mầm bệnh
- Khắc phục:
+ Quan sát lại chim bồ câu để tìm hướng khắc phục phù hợp
+ Bổ sung EMBRIO
+ Sử dụng VITAMIN ADE + SUPER VITAMIN.