Chắc hẳn các anh chị mới chơi Dendro đều có thắc mắc trồng lan dendro bằng gì tốt nhất. Bài viết sau sẽ giúp anh chị giải đáp thắc mắc này. Là những kiến thức hữu ích khi trồng lan Dendro.
Mục lục nội dung
Trồng lan Dendro bằng gì?
Cách trồng Dendro nắng hoặc Dendro màu để làm sao khi lấy cây nhỏ về trong những chậu mô. Thì anh chị có thể trồng cho tốt được. Cần chuẩn bị gì và trồng lan Dendro bằng xơ dừa ra sao?
Ngoài ra với câu hỏi trồng lan Dendro bằng gì, ta cũng dùng được hoặc là bằng than hoặc là bằng vỏ thông. Ngay sau đây là hướng dẫn cách trồng khi mà anh chị nhận cây. Xử lý ra sao để cho cây lớn được tốt, trồng ra cây lan Dendro lớn như thế nào?
Đối với những cây Dendro khi mà anh chị nhận hàng về nó tương đối là héo. Rễ nào có đầu xanh là chứng tỏ phát triển tốt, còn mấy rễ mà đầu đen thì anh chị tỉa.
Tỉa rễ nhớ là kéo mình phải rửa sạch bằng Bencona hoặc cồn trước. Không thôi là nó bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
Thì xơ dừa cũ anh chị cũng thu để lại để làm vẫn được. Với Dendro các vườn đều dùng phần lớn bằng vỏ dừa. Vỏ dừa thế này thì có hai cách để xử lý vỏ dừa.
Thì anh chị có thể mua vỏ dừa về ngâm bằng chai Bencona. Ngâm khoảng ngày, hai ngày thấy thấm nước thì anh chị bỏ ra ngoài. Xong rồi ngâm lại với nước sạch rồi mới mang ra trồng. Đó là cách xử lý vỏ dừa.
Cách làm này cũng gần tương tự như ta giâm cành hoa hồng.
Nếu anh chị nào chưa xử lý thì cứ trồng, sau đó là phun thuốc trừ nấm lên cũng được. Có hai cách, xơ dừa để khô hay để ướt cũng được.
Cách trồng lan Dendro bằng xơ dừa
Đầu tiên cầm cây con lên, phải xác định trồng ở chính giữa chậu. Ở đây là chậu nhựa mười hai phân là phù hợp đối với trồng lan Dendro con.
Xơ dừa thì chọn những cái nhỏ nhỏ trước, ở bên trong lõi. Ta cuốn ngang qua vài miếng mềm mềm nhỏ quanh bầu Dendro. Đến khi thấy cầm chắc tay rồi, ta lựa tiếp theo là những mếng xơ dừa to hơn một chút.
Cuốn ôm xung quanh bầu vừa rồi, và đặc biệt là đừng có để thụt xuống so với lớp ngoài. Mà phải để lõi cao hơn một xíu. Tiếp tục bó lại thành vòng tròn, tương đối là dễ.
Muốn cây phát triển nhiều về hướng nào thì ta lại ôm thêm phần thịt dừa ra bên ngoài nhiều hơn ở hướng đó. Nếu ôm ít quá thì đặt vào chậu lọt xuống, không chặt, bị bung hết ra.
Cho nên là cứ tiếp tục cuốn và ướm đến khi nào khít với chậu. Thấy hơi chặt chặt là được, nhét nó xuống. Dùng cả hai tay, hai ngón cái ấn hai mép dừa ngoài. Hai ngón út đón đáy chậu, sáu ngón còn lại và bàn tay ôm bao lấy chậu. Ấn từ từ để xung quanh được xuống đều.
Với xơ dừa thì ta phải làm chặt. Tại vì trồng càng chặt thì sau này cây lan Dendro còn phát triển tốt. Sau khi ấn xong thì phần xơ dừa phải thấp hơn mép chậu một chút. Để anh chị bỏ phân tan chậm vào nó có thể giữ được lâu.
Bón phân cho lan Dendro
Anh chị tưới nước mạnh quá mà xơ dừa bằng với thành chậu thì nó sẽ văng phân bón ra. Một là phân tan chậm, hai là một số phân hoặc thuốc anh chị tưới lại nó đọng dưới bộ rễ. Mà anh chị để ngang bằng thành thì nó sẽ văng ra hết.
Và nữa là đáy dưới nó tương đối thoáng, để giúp cho rễ lan Dendro là rễ gió. Lúc mà tưới nước và phân vào thì gió thổi vào làm khô bộ rễ nhanh.
Phân tan chậm thì anh chị có thể cho phân trùn quế hay là phân tan lâu, viên cũng được. Ở đây mới trồng dùng phân ba số mười, ba viên một chậu thôi.
Xong rồi thì để ở nơi thoáng mát, ta tập chung làm rễ cho nó. Như là thêm B1, super, Hùng Nguyễn,… và liều ăn phân bón anh chị có thể tập trung là 30-10-10.
Cho đạm nhiều hơn hoặc là phân NPK 20-20-20, anh chị đi liều hai gam trên một lít nước. Kèm theo những chất về làm mát cây, hấp thụ nhanh, cho ra rễ.
Đó là trồng lan Dendro bằng xơ là những gì hiện tại đa số nhà vườn thích trồng.
Trồng lan Dendro bằng than
Thế còn với những chậu lan Dendro lớn trồng bằng gì? Liệu có loại giá thể nào khác nữa không?
Tất nhiên là có rồi, và chúng tôi cũng giải đáp thắc mắc nữa là. Ở chậu lớn tại sao lại dùng than, vỏ thông?
Ưu và nhược điểm trồng bằng xơ dừa
Với vỏ dừa có một điểm mạnh khi trồng dòng lan Dendro đó là dễ mua. Khả năng giữ ẩm, phân bón cao, đặc biệt là anh chị ở vùng gió nhiều, cao, nắng nhiều. Ở chung cư, thành phố, thì nên thêm bằng vỏ dừa.
Tại vì khi mà tưới phân đặc biệt là nước thì giữ lại. Khi mà tưới sáng thì vẫn đủ cả buổi, phân khi mà tưới ba ngày một bận. Thì hấp thụ vỏ dừa làm cho bộ rễ khá đẹp, thân lá mập mạp.
Vui lòng ngâm vỏ dừa với bencona hai ml cho một lít nước. Xong ngâm lại nước thường, vắt nước và trồng. Đó là những điểm mạnh của xơ dừa.
Nhưng mà khi nắng tưới không đủ nước, xơ dừa co lại. Đến khi tưới thì dãn ra làm ảnh hưởng đến bộ rễ, không được đẹp nữa. Đó là khi lỡ một hai hôm anh chị không tưới nước thì xơ dừa co lại. Tác động rất nhiều tới bộ rễ, làm đen đầu rễ.
Thời điểm mưa nhiều mà anh chị không để ý thì xơ dừa cũng rất dễ thối. Tại vì độ ẩm trong nó khá cao, và cây lan Dendro nữa. Nó rất là mập, hấp thụ nước nhiều sẽ gây ra thối thân.
Đó là những lưu ý về vỏ dừa, thời gian thì hai đến ba năm anh chị thay giá thể một lần. Với anh chị có điều kiện, ở thành phố thì trồng Dendro bằng những chậu lớn một chút. Dùng vỏ dừa nhưng cần nhớ hai điều là theo dõi trong mùa mưa. Và xử lý giá thể sạch trước khi trồng.
Đó là về vỏ dừa, còn về than thì sao?
Ưu điểm khi trồng bằng than
Về than thì anh chị nào ở khu vực có độ ẩm cao, thấp, ít gió, ít nắng. Thì anh chị sử dụng than trồng lan Dendro được. Với than này thì cũng dễ mua thôi, tuy nhiên là anh chị phải xử lý kỹ. Nhớ là đập nhỏ ra, và cũng ngâm như xử lý xơ dừa luôn.
Cách trồng thì để giá thể cao hơn so với bề mặt than. Về than thì anh chị cần tưới nhiều hơn vì nó thoát nước rất là nhanh.
Anh chị tưới đẫm đến buổi chiều là khô rang rồi. Vậy phải tưới kỹ hơn, tưới hoài không thôi, tại vì giữ nước kém. Tưới là nó tuột xuống hết và phải tưới thêm lần.
Và nếu như để những cục than nóng quá, sẽ phát nhiệt. Và làm cho những đầu rễ lan Dendro dễ bị cháy. Và tưới phân bón thì cũng hao hơn, nên mình phải tưới lượng nhiều hơn.
Và có một điều rất là thích nữa là trồng bằng than rồi. Thì chất trồng này để được khá là lâu, bởi vậy những chậu lớn lớn trồng băng than. Thì rất là lâu anh chị mới phải thay giá thể.
Tại vì khi mà nó bám rễ rồi phát triển rất tốt. Nó không có hư hao, nó không co dãn gây hỏng bộ rễ. Ngoại trừ là nhiệt độ thôi, còn anh chị cứ để trồng năm bảy năm. Thì những chậu lan Dendro khủng vẫn lớn bình thường. Chất trồng dùng được thời gian lâu hơn nhiều.
Với dòng Dendro khuyên trồng bằng than hoặc là vỏ thông thì rễ ra tốt, bám chặt.
Trồng lan Dendro ghép chậu
Khi mua những chậu giống về thì ta trồng đơn luôn cũng được. Hoặc anh chị có thể ghép chậu, ghép ba chậu thành một. Ngoài ra thì dùng than hết luôn, để ba chậu chụm lại và co cây là được. Cho than ở xung quanh, với than thì nên nhớ là tưới kỹ hơn. Chẳng hạn ngày ba bận.
Và khi mà ghép thì anh chị lưu ý tập trung kích rễ. Và bề mặt những chậu lan Dendro ghép cao hơn thành than chút xíu. Kích rễ thì có thể dùng N3M, B1 Thái,… thì sẽ làm phát triển về rễ, vể mầm khá đẹp.
Tuy nhiên mới ghép chậu và tưới tầm đó thì lan Dendro sẽ xuất hiện một số lá vàng. Thì đó cũng là điểu hết sức bình thường. Vì nhà vườn nào thì đều cũng có lá vàng hết, anh chị đừng quá hoang mang. Tại vì vừa ghép ăn không đủ nước, không đủ sức thì lá nó vàng là chuyện bình thường.
Anh chị chỉ cần bỏ lá vàng đó đi và tưới. Đến khi nào thật là mập, thật là đẹp rồi thì chuyển qua phân cá. Để cho phát triển toàn diện về thân lá cho đẹp.
Cách trồng lan Dendro mới nhất
Trồng lan Dendro bằng vỏ thông
Chia sẻ một số cách để giá thể vỏ thông ít bị nấm mốc nhất. Làm gì để trồng lan Dendro bằng vỏ thông ít bị nấm mốc.
Khi mua cây lan Dendro, nhất là mua trên mạng về thì sẽ có cây bị lá vàng. Thì mình sẽ cắt vỏ lá đó đi, để trong mát hai hôm cho nó quen. Rồi mới bắt đầu trồng lại.
Khi lấy về là trồng bằng xơ dừa, ta tiến hành trồng lại dùng vỏ thông. Ta sẽ chọn loại lớn vì Dendro thích hợp với vỏ thông lớn. Để cho rễ phát triển tốt hơn.
Cách chống nấm mốc cho vỏ thông
Khi mà mua vỏ thông về ngâm vôi, thậm chí là có anh chị đem đi luộc luôn. Nhưng mà nó vẫn bị nấm, vậy nguyên nhân là đâu?
Kể cả có anh chị dùng benkona ngâm nhưng mà vẫn bị. Nguyên nhân là khi anh chị ngâm rồi phơi khô, vỏ thông này rất khô. Khi tưới nước nó không ngấm đủ hết nên nó dễ bị nấm.
Do đó là cần ngâm trước với thời gian lâu hơn, tầm hai ba hôm. Cho nước ngấm vào hết bên trong luôn, vì ta chọn vỏ cỡ to mà. Sau đó mới tiến hành chắt nước ra và trồng lan Dendro.
Qua thử nghiệm nhiều lần khi mà ngâm lâu thì chậu lan rất ít bị nấm mốc. Còn không thì phần không được ướt tới như phần đáy chậu rất dễ bị nấm mốc.
Với cách trồng này thì ta nhổ chậu. Bỏ hết tất giá thể cũ đi và trồng lại. Lót vỏ thông dưới đáy chậu, chậu lớn thì độn xốp ở dưới để ít tốn giá thể. Cho được hai phần ba chậu thì đặt cây lan vào. Quan sát hướng cây con để đặt, nếu không một thời gian nó sẽ lấn ra ngoài mép chậu, không đẹp.
Đúc kết lại một điều trồng lan Dendro bằng gì thì than và xơ dừa đều có những điểm thích hợp. Anh chị chơi tùy theo không gian thoáng mà chọn than. Còn nắng nhiều thì nên chọn xơ dừa để cây đỡ bị cháy lá, cháy rễ do thiếu nước.
Dù trồng lan Dendro bằng gì đi nữa thì quan trọng nhất vẫn là chăm sóc, tưới tắm mỗi ngày.
Theo: Thủy Tiên