Thuốc trị ký sinh trùng đường máu hiệu quả nhất

Bài viết sau xin được chia sẻ với bà con cách nhận biết và điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu trên vật nuôi. Làm sao để có một cách thực hiện công tác phòng và trị một cách hiệu quả. Một số thuốc trị ký sinh trùng đường máu và cách sử dụng để bà con cùng nắm rõ. Theo đó sẽ là hai đối tượng được nuôi nhiều là trâu, bò.

Nhận biết và điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu trên gà

Chia sẻ cách nhận biết và điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu trên con gà. Bệnh này đối với các bà, các bác mà chăn nuôi lâu năm, số lượng lớn thì không có ai lạ gì cái bệnh này cả. Và mọi người đều biết thông qua việc các bạn kỹ thuật đến tận nơi hỗ trợ trao đổi rồi.

Thế nhưng mà với những người mới nuôi, những bạn mà mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực thú y thì còn rất nhiều bỡ ngỡ. Nghe tên rồi nhưng xử lý ra làm sao lại là cả một vấn đề.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh ký sinh trùng này thì mình có thể biết nó do đâu gây ra? Thì thường do các dòng vectơ như con muỗi, con dĩn, con măn mắt. Nó truyền bệnh ký sinh trên con gà do quá trình mình không thường xuyên xử lý môi trường sống. Dẫn đến chuồng gà có vấn đề, là nơi cho chúng phát triển tốt. Và khi đủ số lượng thì chúng sẽ ký sinh trên gà. Từ đó tạo ra bệnh ký sinh trùng đường máu.

Dấu hiệu bệnh

Bây giờ với những bác mới bắt đầu vào nuôi hay làm thì ta sẽ quan sát tổng thể con gà như thế này. Ví dụ con gà đang ở trạng thái rất đẹp, khỏe mạnh đều đặn. Lông của nó bao giờ mình nhìn cũng có hiện tượng mượt, bóng. Mào tích, da phải hồng hào, đỏ rực, căng mịn.

Nhưng bây giờ đối với con gà mà bị bệnh này thì các bạn phải nhìn và quan sát trực tiếp luôn. Nhìn luôn vào con gà, lông của nó với mào cũng xù không được bóng. Và hệ thống vận động lúc nào cũng chậm vận động. Đấy là thứ nhất nhìn vào lông, thứ hai là nhìn vào mào và tích của nó.

thuoc tri ky sinh trung duong mau

Thông thường là mào thì nó sẽ rất nhợt nhạt do thiếu máu. Do máu không ổn định và dẫn đến màu nhạt nhạt. Và thứ ba nữa là ký sinh trùng trên con gà này nó thường ghép rất nhiều bệnh. Trong đó hay ghép nhất là E coli hay là Viêm ruột hoại tử.

Bằng cách xác định ta có thể nhìn phân của nó. Thông thường con gà bị ký sinh trùng thì bãi phân luôn có màu xanh. Có thể xanh lá cây, hoặc xanh nõn chuối và rất là lỏng nước nhiều, trắng xanh. Nếu nó ghép cầu trùng thì có thể ra nâu cà phê hoặc hồng máu cá. Cái này các bạn cũng sẽ cố gắng để ý đến màu phân.

Nên xem:   Cách làm chuồng gà tre đơn giản mà hiệu quả

Quan sát phân

Nó sẽ thể hiện rõ luôn từ việc quan sát ở ngoài cho đến quan sát màu phân là ta có thể xác định đó là ký sinh trùng. Còn muốn nó biết nó ghéo thêm gì nữa thì ta có thể mổ khám. Thì với các bạn chăn nuôi nhiều, kỹ thuật tốt, lâu năm làm được. Với những bạn chưa làm thì giải quyết làm sao?

Có thể tra cứu cách mổ khám dễ dàng và làm theo hướng dẫn. Ở đây sẽ chỉ chia sẻ một cách đơn giản, thông thường khi nó bị ký sinh trùng ghép với một số bệnh khác. Có thể là e coli, viêm ruột, tụ huyết trùng hoặc cầu trùng,…

Bằng cách quan sát mình có thể nhìn được, như quan sát về phân. Trắng xanh có nghĩa là ký sinh trùng ghép E coli. Mà trắng xanh loãng, tóe loe nước nhiều, bãi phân có bọt khí. Hoặc có màng nhầy, màng giả, nhớt nhớt nhờn nhờn thì có thể là ghép thêm viêm ruột hoại tử.

thuoc tri ky sinh trung duong mau

Bãi phân trắng mà có lẫn hồng đỏ, nâu cà phê thì có thể là ghép với cầu trùng. Còn lại ví dụ như con gà mà tự dưng những con to béo khỏe mạnh chết. Mà mình không biết nó chết lúc nào, trong chuồng có hiện tượng chết. Xác còn béo tốt thì nó sẽ ghép thêm tụ huyết trùng.

Thuốc trị ký sinh trùng đường máu trên gà

Với bệnh này thì điều trị như thế nào mọi người đã biết rồi. Là cho nhóm sulpha mono rồi là để điều trị ký sinh trùng. Sau đây cũng chia sẻ một cách nữa hay dùng và đạt được hiệu quả cực cao.

Có nên dùng một thuốc trị ký sinh trùng đường máu duy nhất?

Đối với bệnh này thuốc trị các công ty đều có đều là sulpha mono hết. Nhưng ở đây các bạn thêm đó là sulpha mono cộng với với trimethoprim cộng thêm hạ sốt bắt buộc phải có. Thêm một kháng viêm nữa, ví dụ alpha tripsin, trimo tripsin. Hoặc là clopheramin hoặc là dexa các bạn phải có kháng viêm.

thuoc tri ky sinh trung duong mau

Các bạn dùng bốn loại trên pha dùng ba đến năm hôm cho uống buổi sáng. Còn buổi chiều dùng ivermectin, cứ lấy hai đến ba cc hòa ra một lít nước cho nó uống. Căn lượng nước uống trong khoảng hai tiếng thôi. Làm hai khoảng ba lần như vậy kết hợp với buổi sáng uống thuốc.

Sau đấy các bạn nên cố gắng bổ sung một loạt các hệ thống thuốc bổ, đặc biệt là giải độc gan. Vì cái bệnh này nó sẽ tác động thẳng lên gan, mổ ra các bạn có thể thấy gan xưng hoại tử rồi. Thì cố gắng là thêm giải độc gan vào nữa.

Thuốc tiêm trị ký sinh trùng đường máu

Còn một loại nữa hiệu quả rất cao, dòng sản phẩm tiêm trị ký sinh trùng đường máu. Cũng ít công ty có sản phẩm này, nếu như tìm được sản phẩm có sulphamono methoxim và trimethoprim. Thì các bạn nên điều trị cho gà bằng đường tiêm. Và khi tiêm thì nên thêm hạ sốt alagin trắng cộng thêm dexa. Kết quả điều trị rất tốt, rất khỏe đàn gà.

Nên xem:   Mô hình nuôi gà công nghiệp đẻ trứng hiệu quả

Và thêm nữa chia sẻ với các bạn muốn khống chế thì phải ba lần phun thuốc muỗi. Mỗi lần cách nhau bốn ngày rồi định kỳ phun để ngăn chặn giải quyết cho nó thật là nhanh. Với những người chăn nuôi nhỏ lẻ vài chục con thì xử lý cũng thế thôi. Các công ty cũng làm gói 10 gam, 20 gam, 50 gam rất phù hợp với giá tiền để sử dụng.

Ký sinh trùng đường máu trên trâu bò

3 loại ký sinh trùng đường máu trên trâu bò

Thế vậy thì bệnh ký sinh trùng đường máu xảy ra trên trâu bò nó có ba loại. Thứ nhất tiên bộ trùng, thứ hai là biên trùng và thứ ba là lê dạng trùng. Vậy thì đặc điểm chung của bệnh ký sinh trùng đường máu ở bò là kí sinh ở trong máu. Và trong quá trình sinh sôi lên nó sẽ làm cho hồng cầu bị vỡ.

Và gây nên hiện tượng thiếu nghiêm trọng đối với trâu bò. Và đồng thời tiết ra độc tố ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái của con vật gây nên các triệu chứng thần kinh. Và bệnh nặng làm con trâu bò chết với tỷ lệ rất cao.

Biên trùng trên trâu bò

Như vậy một trong các ký sinh trùng đường máu bàn luận và trao đổi sau đây chính là bệnh biên trùng. Vậy tại sao người ta lại gọi là biên trùng? Bệnh biên trùng tức là ký sinh trùng này ký sinh ở trong hồng cầu, cụ thể là phần rìa hồng cầu. Nên được gọi là biên trùng, biên tức là ở biên giới là ở rìa hồng cầu. Đấy là đặc điểm thứ nhất bà con cần phải lưu ý.

Đối tượng trâu bò dễ mắc bệnh

Và thứ hai nữa bệnh này xảy ra ở mọi lứa đối với trâu bò. Nhưng xảy ra nhiều nhất là đối với trâu bò mà chuyển vùng. Ví dụ như từ miền núi xuống trung du hoặc từ tung du xuống đồng bằng. Thì tỷ lệ những trâu bò đấy mắc bệnh nhiều hơn.

Hoặc là đối với bò sữa và đặc biệt là bò sữa hoặc bò nhập nội. Thì sẽ bị mắc bệnh biên trùng này nhiều hơn. Thì tại sao lại như vậy? Đó là những điều kiện đó sẽ làm giảm sức đề kháng của con vật cho nên là rất dễ bị nhiễm.

Gây bệnh cho bò hay là truyền lây bệnh biên trùng cho bò thì có hai nhân tố. Thứ nhất là do ruồi mòng và thứ hai là do ve gây nên. Nhưng trên thực tế ruồi mòng gây nên là với tỷ lệ cao nhất. Và ruồi mòng khi đốt những con trâu con bò bị bệnh biên trùng. Sau đó lại đốt con trâu bò khỏe thì sẽ lây truyền bệnh cho trâu bò khỏe.

Hoặc là trong trường hợp ve đốt hút máu trâu bò bị biên trùng rồi lại đốt vào trâu bò khỏe. Thì cũng gây bệnh, đó chính là các nhân tố trung gian. Bệnh xảy ra nhiều ở thời kỳ giá rét hoặc là thời kỳ thức ăn khan hiếm.

Hay nói cách khác thường vào ở vụ đông xuân thì tỷ lệ bệnh xảy ra nhiều. Và ở thời điểm này thì làm cho tỷ lệ trâu bò chết rất cao. Đó là đặc điểm của bệnh biên trùng

Nên xem:   Tìm hiểu mô hình nuôi CÁ SẤU hiệu quả

Đặc điểm trâu bò nhiễm biên trùng

Thế vậy thì khi mà trâu bò bị biên trùng thì đặc điểm của nó như thế nào? Thì trong trường hợp này nó có hai thể cấp tính và thể mạn tính. Thể cấp tính thời gian nung bệnh cũng từ sáu đến mười hai ngày và con vật sốt rất cao. Và sốt không theo quy luật, có thể sáng chiều hoặc là tối… đồng thời là trâu bò bỏ ăn.

thuoc tri ky sinh trung duong mau

Hoặc là giảm ăn, nước mắt chảy nhiều hoặc là rối loạn về hô hấp. Và có cả hiện tượng nước tiểu vàng như nghệ hoặc là nước tiểu có màu cà phê. Thì đó là biểu hiện thứ nhất.

Và biểu hiện thứ hai là có hiện tượng tiêu chảy trên bò. Hiện tượng này có thể kéo dài nửa tuần đến cả tuần. Sau đó là con vật sẽ chết và trước khi chết nhiệt độ giảm. Đồng thời là con vật có triệu chứng thần kinh.

Thể thứ hai là thể mạn tính với triệu chứng cũng tương tự như thể cấp tính. Nhưng tính chất bệnh ký sinh thường ít hơn, đồng thời con vật cứ gầy còm dần hoặc là suy kiệt dần. Nước mắt chảy nhiều, viêm mắt hoặc là viêm kết mạc, tiêu chảy kéo dài và sau đó con vật suy kiệt rồi chết. Đấy là biểu hiện và triệu chứng bà con cần phải lưu ý.

Phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ở trâu bò

Vậy để phòng bệnh này nó cũng tương tự như trong các thể khác của bệnh. Hay nói cách khác là việc phòng bệnh ký sinh trùng đường máu có quy trình phòng bệnh chung và quy trình phòng bệnh riêng.

Ví dụ cụ thể là phải chăm trâu bò tốt tức là khẩu phần thức đủ. Và phải định kì bổ sung thuốc có tác dụng nâng cao đề kháng như là premix khoáng, các vitamin. Và một số thuốc bồi bổ khác vào trong khẩu phần ăn để nâng cao sức đề kháng.

Thứ hai là đối với trâu bò chuyển vùng thì cần lưu ý tạo mọi điều kiện phù hợp cho con vật thít nghi với điều kiện mới. Và thứ ba là cũng dùng thuốc để nâng cao sức đề kháng cũng như là bồi bổ cơ thể. Thứ ba là phải tác động đến môi trường nuôi.

Ở đây cần phải lưu ý là chuồng nuôi cũng như là khu quanh cần làm thật tốt. Để hạn chế được vật chủ trung gian, ở đây là ruồi mòng và ve. Đó là tác động đến môi trường chăn nuôi.

Và thứ ba là tác động đến mầm bệnh, ở đây là cho thuốc điều trị dự phòng. Có thể dùng một số loại để tiêm cho bò và thường là tiêm vào tháng bốn tháng năm.

Mong rằng với các kinh nghiệm trên đây. Bà con đã nắm rõ được quy trình phòng bệnh ký sinh trùng đường máu chuẩn nhất. Nhận biết được các dấu hiệu sớm của bệnh trên gia súc, gia cầm. Để có phương án thuốc trị ký sinh trùng đường máu hợp lý.

Theo: Thủy Tiên

4/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận