Phòng trị bệnh Cầu Trùng ở gà

Hướng dẫn nhận biết các triệu chứng của gà bị mắc bệnh cầu trùng. Thuốc đặc trị bệnh cầu trùng ở gà. Cách phòng và chữa bệnh cầu trùng ở gà. Cách mổ khám gà mắc bệnh.

Phòng bệnh cầu trùng trong giai đoạn úm gà con

Gia đình có đàn gà bốn trăm con được một tháng tuổi, vài hôm trở lại đây vài con có biểu hiện hen khẹc, phân sáp. Xin hỏi nguyên nhân nào gây ra phân sáp, và cho uống thuốc cầu trùng sao không khỏi?

Muốn để xác định cầu trùng bởi vì biểu hiên của cầu trùng và đầu đen. Hai bệnh này ở đường ruột giống nhau. Thuốc sử dụng điều trị cầu trùng cũng tốt nhưng có thể không đại diện tất cả. Có thể chuyển sang thay thuốc.

Sử dụng thuốc gọi là T. Amerin, dùng 20 g cho một tạ gà một ngày. Dùng trong ba ngày là khỏi. Nhưng mà sau khi nó khỏi xong năm bảy ngày thì các bạn cần dùng thuốc đề phòng.

Thuốc đề ngừa thì dùng thuốc Super-cox với liều 10 g trên một tạ trên một hôm. Dùng trong ba hôm, và cứ như thế sau khoảng năm bảy hôm thì các bạn lại cho uống lại. Cho đến khi gà được hai tháng tuổi thì thôi.

benh cau trung o ga

Nếu phân chỉ có màu sáp nâu thì có thể là do thức ăn nhiều đạm quá cũng có thể gây nên như vậy. Trong trường hợp đó thì cần phải xem lại thức ăn.

Có nên cho gà phơi nắng?

Có nên cho gà phơi nắng, gà phơi nắng có tốt lên không? Trong giai đoạn úm có nên mở một phần bạt để lấy ánh sáng mặt trời được không?

Quá tốt bởi vì dưới ánh nắng mặt trời thì gà sẽ tổng hợp được vitamin D. Và tự cân đối được hàm lượng canxi, photpho. Rất có ích cho vấn đề về phát triển bộ khung xương.

Cho nên là rất tốt và nếu các bạn có điều kiện thả gà ra để nó sưởi nắng buổi sáng càng tốt. Thả khoảng chín mười giờ buổi sáng càng tốt. Cho gà úm đón ánh sáng mặt trời cũng rất tốt.

Làm sao thì làm nhưng vẫn cần chắc chắn không gian trong chuồng nuôi. Mà trong chuồng nuôi nên hiểu thế nào? Thì bao gồm các yếu tố là nhiệt độ phải đảm bảo. Gà úm thì nhiệt độ không thể dưới 25 độ được.

Tiếp đó là độ ẩm, các bạn đã biết thì chúng ta phải có cách khống chế. Những lúc giao mùa độ ẩm khoảng 65 -75 % là quá đẹp. Nhưng lúc mưa phùn hoặc trời ẩm có thể lên đến 100 % thì các bạn phải có cách để chống ẩm.

Muốn chống ẩm tốt thì nền khu nuôi phải khô, chất lót phải khô. Cho nên là những yếu tố đó cần chú ý và chủ động được. Không khí cũng cần phải sạch, không được nhiều CO2 và amoniac rồi thì hidrosulfua.

Nên xem:   Chữa trị vịt bị viêm nhiễm ở mép mỏ và mắt như thế nào?

Và như vậy là chúng ta phải có sự thông thoáng. Nên mở và vẫn đảm bảo được những yếu tố như trên thì nên mở.

Cách phòng bệnh cầu trùng ở gà

Gà được mười sáu ngày trong úm. Xin hỏi chuyên gia cách phòng cầu trùng?

Bệnh cầu trùng là một trong những bệnh cổ điển của gà được các nhà khoa học phát hiẹn cách đây gần 400 năm. Đến những năm gần đây thì mới có vacxin. Mà thuốc thì vẫn chưa phòng được hết chín chủng gây bệnh cầu trùng ở gà. Hay nói cách khác có những đàn gà đáp ứng vacxin tốt nhưng hầu hết không đạt yêu cầu.

Do vậy, vacxin không thể ngừa hết được các chủng. Và dùng vacxin thì bệnh vẫn rất có khả năng xuất hiện. Vì thế cho nên người ta vẫn dùng thuốc để phòng bệnh là chính. Trên thị trường hiện nay có hàng nghìn tên thuốc chống bệnh cầu trùng. Hãng nào cũng khẳng định thuốc có hiệu quả tốt.

Các thuốc phòng bệnh cầu trùng

Chuyên gia giới thiệu một số thuốc có uy tín

T. EIMERIN, SUPERCOX, COSTOP TA, ANTICOXI TH, THAI COX

Đây đều là những thuốc cầu trùng rất phổ biến và được tín nhiệm thực tế. Chỉ cần dùng một trong năm loại trên. Trên bao bì bao giờ cũng ghi dùng ba ngày với liều phòng.

benh cau trung o ga

Khi ngừa bệnh bằng thuốc rồi vẫn có khả năng bệnh cầu trùng ở gà xuất hiện. Vậy thì khi phòng bệnh chúng ta chú ý chỉ cho một loại thuốc. Khi có bệnh thì dùng loại thuốc khác. Như vậy để tránh sự nhờn thuốc và sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Nhưng mà bị cầu trùng ghép ecoli huyết thì khi đấy toẹt ra máu tươi. Tỷ lệ tử vong cao và chết rất nhanh do mất máu. Khi đó chúng ta lại có những giải pháp khác. Đó lại là những nội dung ngoài câu hỏi. Còn trong trường hợp trên thì nên làm theo đúng tư vấn và đúng thuốc.

Cách chữa gà bị cầu trùng rất nặng

Gia đình tôi nuôi gà ta thả vườn, quy mô nhỏ một trăm con. Hiện tại được một tháng tuổi có triệu chứng uể oải, lông xù, cánh sệ, phân có lẫn máu. Đã cho uống thuốc một tuần nhưng không khỏi. Hỏi bị bệnh gì và cách chữa?

Với biểu hiện trên đàn gà như đã mô tả thì theo chuyên gia, đàn gà bị mắc bệnh cầu trùng. Ở độ tuổi này thì cầu trùng rất nặng và tỷ lệ chết cũng rất cao. Và biểu hiện ở bên ngoài cũng rất nặng. Phân thường có màu đỏ tươi.

Thế vậy thì để khắc phục hiện tượng trên thì các bạn cần tiến hành các bước sau đây

Thứ nhất là phải cải thiện môi trường chăn nuôi. Vậy cải thiện những gì? Phải thay chất độn chuồng và dọn sạch các chất thải. Và đồng thời giữ cho chuồng nuôi đều đặn khô sạch sẽ. Cùng với việc dùng thuốc sát khuẩn để tẩy uế chuồng nuôi, tẩy uế môi trường bao quanh.

Áp dụng theo một phác đồ đều trị

Đầu tiên là cho toàn bộ đàn gà uống nước tỏi. Cứ một lạng tỏi giã nhỏ pha với mười lít nước. Gạn lấy nước trong cho gà uống tự do còn phần bã tỏi trộn thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày cho gà ăn.

Nên xem:   Khắc phục vịt còi cọc chậm lớn

Và dùng kháng thể GUM tiêm cho toàn bộ đàn gà. Thế vậy thì tại sao lại dùng kháng thể GUM? Tức là kháng thể GUM có tác dụng rát tốt khi tác động vào cơ thể. Do vậy nó nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó cũng giúp hạn chế được một số bệnh kế phát.

Đồng thời với việc dùng kháng thể GUM thì dùng thuốc diệt vi khuẩn bội nhiễm và dùng thuốc diệt cầu trùng. Thuốc diệt vi khuẩn bội nhiễm như AMPICOLI hoặc là NEOCOLIS hoặc là NEOTESOL hoặc là FLO 30, DICLACOX.

Một trong năm loại thuốc trên trộn cùng khẩu phần ăn cho gà vào buổi sáng. Liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm. Vào buổi chiều thì dùng thuốc để điều trị cầu trùng như DICLACOX hoặc là ANTICOX hoặc là PROCOX hoặc là những chế phẩm có TOTRAZIRIN hòa với nước cho gà uống vào buổi chiều.

Và cả hai loại thuốc trên cho uống liên tục năm đến bảy ngày. Để cho cả đàn nhanh chóng hồi phục và trợ sức trợ lực thì dùng điện giải gluco C kết hợp với men tiêu hóa cùng với thuốc giải độc gan thận. Đặc biệt thêm các vitamin tổng hợp hòa với nước cho uống tự do.

Dùng đúng thuốc chữa bệnh cầu trùng ở gà

Gia đình tôi có đàn được một tháng. Vài hôm gần đây có hiện tượng đi ngoài lẫn máu, gà vẫn ăn đều. Đã dùng thuốc thú y nhưng không có hiệu quả. Xin hỏi có bị bệnh gì không và cách chữa trị như thế nào?

Với những biểu hiện trên thì theo chuyên gia đàn đã bị mắc cầu trùng. Thêm một chi tiết nữa là có nhắc đến điều trị thuốc nhưng không khỏi. Thuốc ở đây chắc cũng là thuốc điều trị cầu trùng.

Cầu trùng cũng rất là dễ kháng thuốc. Vì vậy mà nếu mà cho một loại thuốc với thời gian kéo dài thì hiệu quả của thuốc đó sẽ không được tốt. Hay là hiệu quả không cao do vậy mà phải thay đổi thuốc.

Như vậy thì trong truòng hợp đàn gà trên chuyên gia tư vấn như sau:

Thứ nhất là phải xử lý môi trường chăn nuôi. Các bạn phải kiểm tra chất độn chuồng. Nếu mà chất độn chuồng đã ô nhiểm, ẩm, bẩn thì phải thay đi. Thì đó là việc cần làm thứ nhất. Đồng thời là phải giữ khu nuôi, môi trường xung quanh sạch sẽ khô ráo. Định kỳ dùng thuốc sát trùng để tẩy uế môi trường xung quanh cũng như là môi trường chăn thả và nền chuồng.

Thêm đó các bạn cho toàn bộ đàn gà uống nước tỏi. Cách pha cũng đã hướng dẫn như trên. Sau đó thì điều trị theo phác đồ.

Điều trị theo phác đồ

Thứ nhất là dùng thuốc để điều trị cầu trùng. Trên thực tế hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị, có thể dùng một trong các lọa thuốc sau. Cũng là các loại thuốc mới và ít bị kháng đối với vi khuẩn:

DICLACOX hoặc là SACOC hoặc là ANTICOC hay chế phẩm có TOTRAZIRIN

Trộn trong đồ ăn mỗi ngày hoặc pha cùng nước cho chúng ăn hoặc uống liên tục năm đến bảy ngày. Phải đảm bảo liên tục ít nhất là năm ngày, có những trường hợp lên đến bảy ngày.

Nên xem:   Khắc phục tình trạng gà bị hen khẹc

Dùng thêm thuốc trợ sinh trợ lực tăng cường hấp thu cho gà. Với phác đồ trên thì sẽ khắc phục được đàn gà với hiện tượng như mô tả.

Tự chẩn đoán bệnh cầu trùng cấp tính trên đàn gà

Đàn gà sáu trăm con của nhà anh Thắng ở Hải Dương. Được một tháng tuổi, gần một ngày nay đàn gà đang có những biểu hiện lạ.

Phát hiện một số con trong đàn có hiện tượng lông xù và đứng một chỗ. Chúng đứng gục đầu xuống, thấy phân ra máu rất nhiều. Con nào có những triệu chứng như vậy là sẽ bị chết.

benh cau trung o ga

Đã có gần 250 con gà chết, tức là sau một tháng chăn nuôi, tỷ lệ hao hụt đã chiếm 40% tổng đàn và còn có thể tăng nữa. Anh đang cố gắng cứu số gà còn lại trong đàn.

Đầu tiên nhìn nền chuồng để quan sát. Ví dụ thấy phân màu hồng hoặc màu đỏ chúng tỏ có lẫn máu. Hoặc là có màu socola thì đó là một biểu hiện của cầu trùng.

Chọn con yếu nhất, biểu hiện mệt mỏi, xù lông rõ ràng. Mổ khám để xác định kết quả chính xác nhất.

Hướng dẫn mổ khám

Tách để kiểm tra cơ đùi trước. Như vậy trong trường hợp nếu mà cơ đùi nó mà xuất huyết thì đấy là bệnh GUM. Xuẩt huyết sẽ có màu đỉ chạy dọc theo các cơ.

Dùng kéo cắt theo phần sườn ức mổ phanh ra. Thấy gan bình thường không có vấn đề. Nếu thấy gan sưng to có màu đen thì là biểu hiện của ký sinh trùng đường máu. Và nó đốm trắng thì là tụ cầu trùng. Còn trong trường hợp nó như hoa hòe thì là bệnh đầu đen.

Tim và phổi bình thường, nếu thấy phổi sưng hay đỏ thì có thể nghi ngờ crd. Hoặc trong trường hợp nấm phổi sẽ có những hạt giống kiểu hạt kê màu đen.

Tiếp theo là quan sát kiểm tra bộ máy tiêu hóa của gà. Trong trường hợp ở đây chúng ta quan sát manh tràng và ruột non. Manh tràng chúng ta sẽ thấy hiện tượng nhiều hơn, nhìn thấy có máu và thức ăn không tiêu sưng. Có trường hợp còn sưng to và đỏ hết lên.

Cắt manh tràng quan sát bên trong thấy phân có hiện tượng có máu rất rõ. Như vậy qua mổ khám như trên thì ta có thể kết luận là bệnh cầu trùng và cầu trùng cấp.

Vậy thời điểm này tại sao cầu trùng lại xảy ra? Đối với cầu trùng thì gà hai tuần tuổi trở lại là ít khi mắc cầu trùng. Ba tuần tuổi là có hiện tượng mắc nhưng tỷ lệ mắc rất ít, Nhưng đến hai mươi tám ngày, tức là bốn tuần tuổi là thời gian bị mắc nhiều.

Điều trị theo phác đồ

Phác đồ trị cầu trùng cấp ở gà chuyên gia cung cấp:

Cho uống T.EIMERIN, SUPERVITAMIN hoặc thuốc khác chứa vitamin A, D3, E, B1…, gluco K.C.

Ba thuốc trộn lẫn uống trong bốn ngày theo liều chỉ dẫn trên nhãn thuốc. Vệ sinh chuồng sạch sẽ, phun thuốc sát trùng diệt mầm bệnh. Pha nước cho uống nhưng những con gà mệt cũng có thể không uống. Do vậy có thể nhỏ trực tiếp cho chắc chắn. Áp dụng tốt là có thể cứu được số gà còn lại.

Chuyên gia: Quang Hưng

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận