Phòng và chữa bệnh CORYZA trên gà hiệu quả

Trong số các bệnh mà chúng ta cần quan tâm trong chăn nuôi gà. Chúng tôi giới thiệu thêm tới bà con một bệnh hay gặp nữa, đó chính là bệnh Coryza. Vậy phòng và trị bệnh này như thế nào? Mời bà con cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Cách phòng và trị bệnh Coryza

Gà có biểu hiên chảy nước mũi, sưng phù đầu, ủ rũ và bỏ ăn. Vậy xử trí như thế nào?

Cần chú ý đến bệnh coryza ở gà, đây gọi là bệnh sưng phù đầu. Và nó sẽ bị bội nhiễm tăng theo nếu kết hợp ở trong điều kiện môi trường vừa ẩm, hôi thối, bẩn.

Làm gì để hạn chế bệnh Coryza

Cho nên để hạn chế được bệnh coryza thì có hai cách làm:

Thứ nhất là ta sẽ tiến hành tiêm phòng vacxin cho gà khi nó được sáu tuần. Và mũi thứ hai nhắc lại vào lúc tám tuần. Thì đó là lưu ý thứ nhất, nếu đã tiêm vacxin cho gà thì tỉ lệ nhiễm bệnh Coryza nó sẽ rất là thấp. Và nó sẽ ít có khả năng xảy ra đối với gà trưởng thành.

Còn trong trường hợp thứ hai nếu như mà gia đình nuôi đàn bé mà chúng ta chưa kịp tiêm phòng. Thì chúng ta phải chú ý đến môi trường của con gà. Đặc biệt là chúng ta phải giữ trong điều kiện độn lót không ướt, không phác thải các khí độc.

Muốn khống chế được vấn đề này chúng ta có thể đưa độn lót sinh học vào. Đó là cách mà có thể bày cho bà con làm.

Trị bệnh Coryza trên gà

Còn nếu như đã bị bệnh coryza rồi thì chúng ta phải chữa. Ta cũng có hai cách làm:

Thứ nhất đối với các đàn bé chúng ta có thể dùng thuốc để tiêm. Ở đây chúng tôi giới thiệu hai loại thuốc đó là LINCOGEN LA. Còn nếu không thì mua VIDANT trộn với lại KANAMYCIN tiêm theo liều hướng dẫn.

Cách thứ hai có thể dùng thuốc để cho uống. Có hai loại thuốc cần quan tâm T CORYZIN hoặc là SUTRIM cộng với B COMPLEX cho uống liên tục năm sáu ngày.

Và chú ý nhất là phải kiểm tra lại độn lót. Nếu thấy hôi, ẩm, ướt là phải thay ngay. Cứ làm như vậy chắc chắn đàn gà sẽ khỏi dần trong một tháng đổ lại. Thì đó là cách trị bệnh coryza giới thiệu đến bà con.

Tổng quan về Coryza

Phân tích về dạng sổ mũi lây ở trên gà chính là Coryza đó bà con. Đây là một dạng bệnh lý đường thở cấp tính ở trên gà. Với các dấu hiệu đặc trưng như là chảy nước mũi này, khó thở, sưng phù đầu mặt chẳng hạn.

Nên xem:   Hiện tượng gà bị rụng lông: Nguyên nhân do đâu?

Thì ngoài cái Coryza này ra thì có rất nhiều các dạng bệnh lý khác. Mà tạo ra cái tình trạng bệnh cho đường thở của con gà. Ví dụ như là Newcastle, Gumboro hay lại CRD chẳng hạn. Thì các dạng này chúng tôi cũng đã có phân tích và hướng dẫn xử lý cũng như điều trị. Mời bà con tìm hiểu thêm.

benh coryza

Tác nhân gây bệnh

Trở lại với Coryza thì đây là dạng bệnh lý mà diễn ra bất cứ thời điểm nào trong năm cũng được. Và nó gây ảnh hưởng phải nói là nhiều tới các trang trại của chúng ta. Và bà con chú ý giúp chúng tôi là đây là cái dạng bệnh lý do vi khuẩn gây ra. Và cái tên của con vi khuẩn là Hemophilus.

Đây là cái dạng vi khuẩn hiếu khí và gà là con vật cảm thụ nhiều của cái dạng vi khuẩn này. Và đôi khi vi khuẩn nó cũng gây bệnh cấp tính ở trên chim trĩ cũng như là gà lôi chẳng hạn.

Và cái dạng này nó có thể tồn tại hai đến ba ngày ngoài môi trường. Tuy vậy nó dễ dàng bị diệt bởi các cái nhiệt độ và các chất khử trùng thường. Chúng tôi có thể kể như là glutaraldehit hoặc là iodine chẳng hạn, nó sẽ rất dễ bị tiêu diệt.

Và chim hoang dã nó được coi là một trong những loài mà lưu trữ mầm bệnh này. Và là cái nguyên nhân gây ra các ổ dịch tại các trang trại. Cho nên khi bà con dựng chuồng trại chú ý là chúng ta phải xua đuổi những dạng chim hoang dã.

Con đường truyền lây và dịch tễ học

Bệnh sẽ xảy ra với các nguyên nhân là do các chim hoang dã. Nó bị nhiễm vi khuẩn vào đó tồn tại ở trong đó để lưu trú trong môi trường. Và gà mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm.

Tuy nhiên cái mức độ nhạy cảm của nó sẽ tăng dần theo tuổi tác. Nghĩa là với gà càng lớn thì cái mức độ mà có thể nhiễm được cái dạng bệnh này rất là cao. Và khi gà mắc bệnh thì thời gian mà ủ bệnh của nó thường rơi vào tầm một cho đến ba ngày.

Và với độ tuổi phổ biến là trong khoảng hai đến ba tuần. Bà con chú ý độ tuổi phổ biến mà dễ mắc dạng bệnh này nhé, hai đến ba tuần. Và bệnh nó sẽ lấy trực tiếp từ con gà bị bệnh sang con gà khỏe. Do gà tiếp xúc với mầm bệnh ngoài môi trường. Hoặc lại các trang trại mà bà con nuôi hỗn hợp nó sẽ có cái tỷ lệ nhiễm bệnh này cao hơn so với cả bà con nuôi đơn.

Các biểu hiện bệnh Coryza trên gà

Và khi mà nó xâm nhập vào cơ thể con gà chúng ta. Thì sau khoảng một đến ba ngày thì con gà bắt đầu có các dấu hiệu ban đầu. Bà con chú ý là sẽ có các dấu hiệu ban đầu và về các biểu hiện của nó. Sẽ thấy có biểu hiện như là giảm ăn, ủ rũ, giảm đẻ nếu nuôi gà đẻ trứng.

Nên xem:   Chữa trị khi gà nhắm mắt, mắt có bọt

Và nó sẽ sưng đầu hoặc là vùng mặt mà người ta hay gọi là phù. Và bà con sẽ thấy cái dịch viêm nó chảy ra từ mũi, mới lúc đầu sẽ thấy nó trong. Nhưng mà sau đó nó sẽ đặc lại, đóng cục các dạng mủ trắng chẳng hạn.

Khi ấn tay vào sẽ thấy nó cứng và bà con nhìn hai bên mũi sẽ thấy nó phình to ra. Và thường cái mắt nó sẽ bị viêm kết mạc, giác mạc.

benh coryza

Các biểu hiện này nó sẽ kéo dài trong khoảng hai tuần. Và số lượng bị nhiễm có thể lên đến 100% trên số đàn gà của bà con luôn. Nhưng mà số lượng chết thấp được khoảng chừng chưa tới mười phần trăm.

Nếu như nó ghép thêm với các dạng bệnh lý khác mà chúng ta không có điều trị kịp thời. Thì tỷ lệ chết nó sẽ cao hơn nhé bà con.

Và gà khi mà khỏi bệnh thì thường nó có miễn dịch nhưng mà nó lại vẫn mang trùng. Và nó là cái nguồn để mà lây lan cho những con khác, bà con chú ý vấn đề này.

Chú ý khi mổ khám

Và ở cái lúc mà cuối diễn biến bệnh thì một số con gà bà con thấy nó sẽ khó thở, bị khẹc. Là do cái dạng mà dịch viêm cô cô đặt ở bên trong xoang mũi. Làm cho nó bị nghẹt thở và nó có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Và cái tỷ lệ chết như đã nói nó có thể tăng hơn nếu như mà nó nhiễm trùng kế phát các dạng bệnh khác.

Và khi mà mổ khám thường thì không có các bệnh tích cụ thể luôn. Nhưng mà những cái bệnh tích bà con có thể lưu ý là thấy khu vực xoang mũi của nó có dịch. Có thể là nó hình thành luôn cái bã đậu ở xoang mũi đó nó làm nghẹt thở. Lý do là do cái bã đậu đóng ở đó.

Hoặc có thể ở các bộ phận dưới da và dưới vùng đầu, vùng tích nó sẽ bị phù thũng. Hay là các cái xoang niêm mạc, kết mạc mắt nó sẽ bị viêm đỏ chẳng hạn. Và các dấu hiệu bên trong nội tạng thường là do nó kế phát các bệnh lý khác.

Bà con lưu ý điều này giúp chúng tôi nhé. Bởi nhiễm thêm mới thấy những cái bệnh lý, bệnh tích trong con gà thôi. Thông thường chỉ bệnh coryza là nó không có bệnh tích trong.

Bệnh coryza gây thiệt hại lớn

Và bà con chú ý về các thiệt hại của nó, thì vấn đề mà nếu như trại chúng ta bị thiệt hại sẽ rất lớn. Chủ yếu là hiện tượng giảm đẻ, nó giảm rất nhanh. Ban đầu là được khoảng năm đến mười phần trăm. Nhưng mà sau đó tăng bốn mươi phân trăm hoặc là nó có thể ngừng đẻ hẳn luôn nhé bà con.

Nên xem:   Bệnh cầu trùng ghép E.coli cho gà chữa thế nào?

Tuy nhiên sau khi mà điều trị thành công thì tỉ lệ này tăng lên rất là chậm. Và phải mất thời gian lên đến bốn tuần nữa thì đàn gà mới lấy lại được tốc độ đẻ như ban đầu. Cho nên là mức độ thiệt hại sẽ rất cao. Và đối với gà thật thì thiệt hại chủ yếu là đến tốc độ tăng trọng, hấp thu.

Kiểm soát bệnh Coryza

Về cái vấn đề mà kiểm soát cũng như là điều trị thì chúng ta phải phân làm hai cái phần chính. Là kiểm soát và chăm sóc nuôi dưỡng cũng như là cái vấn đề về an toàn sinh học. Thế là các bạn phải có các biện pháp an toàn sinh học trang trại chúng ta ví dụ như là sát trùng. Lịch vắc xin hoặc là các biện pháp cùng vào cùng ra.

Nghĩa là cái lứa chúng ta nuôi, nhập vào ta nuôi xong thì bán hết ra sức ra. Treo trống cái chuồng như vậy đi khoảng một đến hai tuần, sát trùng vệ sinh cho kỹ xong mới nhập lứa mới vào. Thì như vậy là cùng vào cùng ra đó bà con.

Và do vi khuẩn có thể tồn tại được ở trong môi trường hai đến ba ngày. Cho nên là cái việc mà để trống chuồng sau mỗi đứa nuôi. Đây là cái cách tốt nhất để mà loại bỏ mầm bệnh ra khỏi trại.

Dùng vacxin và thuốc nào?

Với bệnh coryza này thì tốt nhất hiện tại là chủng vac xin trước. Thời điểm thích hợp nhất để chủng là thời điểm một tháng trước lúc mà gà hay bị nhiễm.

Và cái lịch tiêm khuyến cáo bà con nên chủng ngừa lần một vào tuần thứ sáu. Tuy nhiên tại một số khu vực mà có áp lực cao thì bà con có thể chủng vào tuần thứ tư. Để bảo vệ đàn gà thịtgà đẻ giai đoạn hậu bị.

Và chúng ta chủng ngừa lại lần hai thì thường sẽ cho cái hiệu quả cao hơn trên những con gà đẻ, bà con chú ý nhé. Về vấn đề xử lý mầm bệnh này thì hiện nay kháng sinh amox ở nước ta vẫn còn đang điều trị rất là tốt cho dạng bệnh lý này.

Ngoài ra bà con sử dụng thêm một số các dạng khác như là streptomycin chẳng hạn, tylosin chẳng hạn, gentamycin,…  Và song song đó bà con phải bổ sung thêm các chất điện giải, vitamin.

Mục đích như vậy để nâng cao thể trạng sau bệnh cho đàn gà chúng ta lên. Và bà con chú ý có thể sử dụng thêm các dạng long đờm. Để cho nó tránh cái trường hợp mà nó bị tắc nghẽn như ở trên chúng tôi đã nói cho các bạn.

Thêm nữa bà con kết hợp sát trùng chuồng trại diệt vi khuẩn lưu cữu trong đó. Khoảng để trống chuồng ít nhất nửa tháng sau một vụ. Làm theo như vậy sẽ yên tâm về bệnh Coryza ở đàn gà.

Theo: Thủy Tiên

4/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận