Giới thiệu kỹ thuật chăn nuôi lợn bằng đệm lót sinh học. Ngành chăn nuôi lợn của nước ta tăng trưởng mạnh, gia tăng về chất lượng mà số lượng cũng được nâng cao. Cùng với gia tăng về số lượng đầu thì việc làm giảm ô nhiễm môi trường được quan tâm.
Để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm trong chăn nuôi lợn thì có nhiều giải pháp đã được vạch ra và ứng dụng. Như biogas hay các chế phẩm xịt thẳng vào chuồng giảm mùi hôi.
Tuy nhiên thì tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi heo trên đệm lót được sinh học đã được làm. Nhưng chưa được rộng rãi nên chúng tôi giới thiệu kỹ thuật làm đệm lót cũng như quản lý và xử lý. Để nâng cao hiệu quả xử lý môi trường, năng suất chăn nuôi heo.
Mục lục nội dung
Lợi ích nuôi lợn bằng đệm lót sinh học
Chăn nuôi heo là một nghề truyền thống mang lại cho gia đình và nhiều trang trại. Tuy nhiên gần đây chăn nuôi heo luôn phải đối mặt với những khó khăn. Về đồ ăn, thuốc, luôn ở mức cao.
Hầu hết ở các trại nuôi heo từ trước đến nay đều chứa phân bằng hầm Biogas. Lấy phân để bón cho cây trồng, điều ấy ít nhiều cũng ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng.
Chính vì vậy các nhà khoa học khuyến khích các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi. Nhằm tăng tỉ lệ nạc cho đàn heo đồng thời hướng đến tạo tốt môi trường trong chăn nuôi.
Nếu như trước đây chuồng nuôi heo đệm lót sinh học. Làm ra theo kiểu trải đệm lót hoàn toàn trong một ô chuồng. Thì nay được cải tiến theo cách một phần ba ô chuồng là xi măng, hai phần ba là đệm lót. Phương thức này giúp theo giải nhiệt lúc nắng nóng đồng thời cũng là sân chơi cho heo vận động.
Trong thời gian qua chúng ta đã tìm một số giải pháp để xử lý chất thải. Trong đó bây giờ có nhiều rất nhiều loại chế phẩm sinh học. Bằng cách thể chúng ta xịt luôn vào chuồng hoặc là phun trên nền chuồng hoặc ủ phân hoặc cho ăn.
Tuy nhiên tất cả vẫn chưa đem lại hiệu quả cao. Thời gian qua thì có một số nghiên cứu đã đưa ra đệm lót sinh học trong nuôi lợn. Và cũng đã được nhiều bà con ứng dụng.
Ưu điểm phương pháp
Như bà con đã biết thì trước đây nuôi heo bằng đệm lót sinh học với cách tự phát. Cho nên là lợn chỉ nuôi được tới bốn năm mươi cân thì nó không thể sống trên đệm lót sinh học được.
Và vì vậy bà con phải chuyển cái heo đó ra luôn một cái chuồng xi măng bình thường. Thì như vậy là nó không đạt được cái mục tiêu là giảm nước thải và chất thải ra môi trường. Và trong chuồng heo vẫn hôi và vẫn tác động đến môi trường xung quanh.
Ta cải tiến nuôi lợn bằng đệm lót sinh học như sau. Thì về chuồng nuôi làm một phần ba là xi măng và hai phần ba là cái đệm lót sinh học.
Thì diện tích chuồng nuôi bình quân cả hai cái khoản này tầm hai phẩy tư mét vuông trên một con. Để mà giảm cái nhiệt độ mà khi heo lớn. Thì trong chuồng có lắp thêm một cái hệ thống quạt làm mát.
Khi ở nhiệt trong trên hai mươi tám độ, thì cho bật một hệ thống quạt gió. Cho đến khi nào mà nhiệt nó xuống dưới ngưỡng đó thì không quạt nữa.
Thứ hai nữa chuồng xi măng có tác dụng lúc mà heo nóng thì heo tự lên nằm. Tránh nhiệt của đệm lót.
Để quan sát được cái nhiệt độ nuôi thì ta nên treo đồng hồ đo. Thì trong này ta sẽ thấy là nhiệt độ bao nhiêu ẩm độ bao nhiêu. Để chúng ta có thời gian mà bật cái quạt, phun cho đúng nhiệt độ của con heo.
Hiệu quả nuôi lợn bằng đệm lót sinh học
Nếu bà con làm đúng quy trình tạo đệm lót sinh học. Cũng như quy trình nuôi lợn bằng đệm lót sinh học như chúng tôi sẽ trình bày. Thì nó sẽ mang lại một số cái hiệu quả như sau:
Thứ nhất là cái lượng phân và nước nước sau khi mà con heo đi ra. Thì nó có cái vi sinh vật đệm lót biến đổi rất là nhanh. Như vậy thì nó làm giảm mùi hôi chuồng nuôi.
Thứ hai nữa là như bà con thấy rằng nuôi heo bằng đệm lót sinh học. Là hoàn toàn không có nước tắm nước rửa. Cho nên hoàn toàn không có cái lượng nước ra ngoài. Vì vậy là hoàn toàn không bẩn từ cái nguồn nước cũng như là nguồn phân heo.
Và đồng thời như vậy chúng ta rất là tiết kiệm nước cho cái khi nuôi trên đệm lót này. Một cái lợi nữa đó là khi nuôi heo trên đệm lót sinh học.
Thì nó làm tăng cái mức ăn vào của con heo. Tăng độ tiêu hóa hấp thu vì vậy là nó tăng mức chống chịu. Cho nên giảm bệnh tật rất nhiều và đặc biệt là bệnh tiêu chảy trên heo con cũng như là bệnh hô hấp.
Và cái tăng trọng của heo thì như đã thấy rằng. Ở đây nuôi là từ sau cai sữa cho đến chuẩn bị xuất chuồng. Như heo trong chuồng một tạ nhưng vẫn phát triển bình thường. Không ảnh hưởng như trước đây bà con nuôi bằng cái đệm lót sinh học. Mà không có sự cải tiến chồng nuôi.
Và cái cuối cùng là hiệu quả thu nhập cho người chăn nuôi rất là nhiều.
Chuồng nuôi lợn bằng đệm lót sinh học
Cách tạo chuồng nuôi lợn bằng đệm lót sinh học. Cũng đơn giản hơn kiểu chuồng bê tông thông thường. Chuồng chẳng phải tráng bê tông đáy, không cần chỗ thoát nước.
Tuy nhiên với cách này tránh mưa tạt làm ẩm ướt dẫn đệm lót. Khi đó men không phân hủy được và không có tác dụng.
Chuẩn bị
Giới thiệu vài nét về cái chuồng trại để khi mà nuôi lợn trên đệm lót sinh học. Thứ nhất như bà con thấy rằng cái chuồng mà để làm đệm lót sinh học. Có thể bà con đào sâu xuống hoặc là làm cái mặt bằng trở lên.
Nhưng mà đào sâu thì cũng nên ta xem cái địa thế mặt của mình. Nếu mà những vùng ngập nước không nên làm đào sâu xuống. Như vậy nó sẽ làm hư cái đệm lót.
Thì chiều cao cái đệm lót sinh học độ năm mươi đến sáu mươi phân. Và cái trường chắn thì chúng ta không nên xây kín mà chúng ta để thoáng. Để cho có không khí, có lượng gió nhất định để làm góp phần làm giảm nhiệt độ. Mà do đệm lót sinh học gây ra.
Về mật độ chuồng nuôi thì hai phẩy bốn mét vuông một con. Và cái phần đệm lót sinh học là một phẩy sáu mét vuông một con. Nền bằng xi măng là không phẩy tám mét vuông trên một con.
Giới thiệu cách làm đệm lót sinh học
Đầu tiên là cái thành phần để tạo đệm lót sinh học thì có men balasa 01. Thứ hai là trấu, thứ ba mùn cưa, thứ tư là bột bắp.
Để tạo được hai mươi mét vuông đệm lót với chiều cao khoảng sáu mươi phân. Thì chúng ta sẽ cần một ký men balasa 01, mùn cưa khoảng sáu tạ. Và trấu khoảng tấn sáu đến hai tấn, hai mươi ký bột bắp.
Khi heo ở tầm năm sáu chục ký, lúc này thân nhiệt của heo tăng cao hơn lúc còn nhỏ. Do đó cần trang bị hệ thống làm mát cho heo bằng quạt.
Khi nuôi lợn bằng đệm lót sinh học bà con cũng cần nắm vững về cách vận hành, bảo quản đệm lót.
Kỹ thuật làm đệm lót
Giới thiệu một số bước cơ bản để làm đệm lót sinh học
Sau khi mà chúng ta đã chuẩn bị dịch men xong thì chúng ta bắt đầu là tiến hành làm. Bước một là chúng ta đổ khoảng tám tạ trấu san phẳng đều ở diện tích nuôi.
Sau đó chúng ta dùng một trăm lít dung dịch mà vừa pha đã ngâm trước đó. Chúng ta tưới đều lên mặt lớp cấu cũng như cái xác bột ngô chúng ta rải đều hết.
Sau đó thì chúng ta sẽ tiếp tục là bỏ lớp mùn cưa rồi lớp trấu nối tiếp theo. Cứ mỗi lớp là hai mươi đến ba mươi phân, chúng ta bỏ sao khi mà hết tất cả lượng trấu. Cũng như là mùn cưa lên rồi thì ta dùng nước sạch tưới.
Ta vừa tưới, vừa trộn, vừa cào cho nó đều làm sao nó đảm bảo được ẩm độ là 30. Tức là bằng cách ta hốt hỗn hợp vừa tưới đó lên và thả ra. Nó vừa cảm thấy nước trong tay mà nó vẫn còn tơi xốp.
Sau đó thì chúng ta dùng bạt ni lông ủ lại. Thời gian ủ này thì khoảng ba đến năm hôm thì chúng ta mở bạt ra. Và sau khi mở một hôm thì chúng ta tiến hành thả heo.
Sau khi thả mà chúng ta cảm thấy heo có hiện tượng ngộ độc thì chúng ta lại tiếp tục đuổi heo ra. Và sau đó chúng ta sẽ cào xới lên cho đồng đều. Và tiếp tục sau đó thả lại.
Bảo trì đệm lót
Trong quá trình thả heo thì chúng ta nên chú ý rằng là tập tính của heo. Thì khi đi phân nó sẽ đi một chỗ, vì vậy trước khi thả chúng ta cần lấy cái phân cũ của đàn heo định thả.
Rải đều trên mặt chuồng, mục tiêu là để sao khi heo đi phân đều ra. Tạo sự lên men cho đệm lót. Cũng như là tránh giảm các chi phí mà cào đều phân ra sau này.
Để sử dụng đệm lót có hiệu quả thì chúng ta cần phải bảo quản. Tức là chúng ta sẽ định kỳ sử dụng men balasa để rưới lên bề mặt đệm lót. Thì tùy theo giai đoạn tuổi của heo, do lượng phân đi ra nhiều hay ít. Thì số lượng men này chúng ta sử dụng từ nửa ký tới một ký cho hai mươi mét vuông.
Thứ hai về định kỳ thì chúng ta phải xới xáo đệm lót. Thì nó cũng phụ thuộc vào cái tuổi của heo. Thường thì một đến hai hoặc là ba ngày với heo con ta dùng máy, cuốc hay cào. Hằng ngày nếu mà heo đi phân ra tập trung một vài chỗ thì chúng ta phải cần phải cào đều phân đó ra.
Một số lưu ý
Để phát huy cái hiệu quả của đệm lót cũng như hiệu quả chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học. Thì bà con cần lưu ý như sau.
Như chúng tôi đã trình bày thì cái đệm lót sinh học này sinh nhiệt rất là lớn. Có khi tới năm sáu mươi độ, vì vậy chúng ta là cần phải làm mát.
Thứ hai nữa thì trong quá trình làm chuồng trại thì bà con nên lưu ý làm thoáng. Tức là những bức tường thì chúng ta không nên quây kín.
Đặc biệt là mái thì bây giờ có nhiều nguyên liệu làm giảm nhiệt rất là tốt. Bà con nên chọn tấm lợp cách nhiệt để giảm nhiệt tỏa xuống cho heo.
Với cách nuôi lợn bằng bằng đệm lót sinh học thế này. Tuy bước đầu mới thử nghiệm nhưng được nhiều hộ đánh giá tốt.
Hiện nay kỹ thuật nuôi lợn bằng đệm lót sinh học được các nhà chuyên môn khuyến khích thử. Bởi có nhiều ưu điểm như chi phí đầu tư đệm lót. Cho một chuồng hai chục mét vuông chỉ cần ba đến bốn triệu.
Nhưng thời gian sử dụng từ ba đến bốn năm mới thay mới. Sau quá trình nuôi heo đây còn là nguồn phân hữu cơ để bón cây. Mà không cần phải qua công đoạn nào khác góp phần tăng thu nhập chăn nuôi.
Theo: Thủy Tiên