Kỹ thuật nuôi lợn con nhanh lớn sau khi cai sữa

Kỹ thuật nuôi lợn con sau cai sữa là một trong những kỹ năng không hề dễ trong quá trình chăn nuôi lợn. Vậy cách nuôi lợn con tách mẹ như thế nào? Hãy cùng Niên Giám Nông Nghiệp tìm hiểu kỹ thuật nuôi lợn con sau cai sữa nhé.

Đặc điểm heo con

Heo nái sẽ mang thai trong khoảng ba tháng và đẻ từ 10 tới 20 heo con. Heo con có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh. Sau khoảng từ một tháng trở ra là có thể tiến hành cai sữa cho heo.

Giai đoạn sau cai sữa sẽ kéo dài khoảng một tháng từ ngày 28 tới ngày 60. Trong 20 ngày đầu sau cai sữa heo con phải tự lấy dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Đồng thời giai đoạn này sức đề kháng của heo con kém rất dễ mắc các bệnh liên quan tới tiêu hóa.

Đây là một giai đoạn quan trọng. Nhiều thống kê cho thấy giai đoạn này nếu chăm sóc không tốt có thể dẫn tới heo bị chết. Tỉ lệ heo chết trong giai đoạn này là cao nhất trong quá trình sinh trưởng của heo.

Kỹ thuật nuôi lợn con

Heo giai đoạn sau tách sữa có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh từ 500-600g trên ngày. Tuy nhiên nếu không chăm sóc tốt heo sẽ chậm phát triển. Do đó hiểu biết về kỹ thuật nuôi lợn con sau cai sữa sẽ giúp ích rất nhiều cho người chăn nuôi.

Thức ăn cho lợn con sau cai sữa

Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho heo

Heo con sau khi tách khỏi heo mẹ sẽ có khối lượng trung bình tầm 5kg. Đối với heo khi này nhu cầu dinh dưỡng của heo như sau: hàm lượng protein thô 20 %, canxi 0,9%, phospho 0,45%. Thành phần methionine 0,5%; chất béo là 4% chất xơ là 5%, muối là 0,5%,…

Về lượng thức ăn cho heo con cần tăng dần từ 50 tới 100 gam theo thời gian và độ lớn của heo. Heo con được 5 tuần tuổi cần 300 gam lượng thức ăn mỗi con mỗi ngày. Heo 6 tuần tuổi cần 350 gam, heo 7 tuần cần 450 gam thức ăn.

Chế độ cho heo ăn

Heo con nên ăn thành nhiều bữa từ 3- 4 bữa và nước uống tự do. Nên cho heo ăn vào các giờ cố định như 6 giờ sáng, 11 giờ trưa, 17 giờ chiều và 22 giờ đêm. Thức ăn cho heo nên là các loại thức ăn dễ tiêu đảm bảo dinh dưỡng tránh bị ô thiu, ẩm mốc,…

Nên xem:   Can thiệp khi lợn bị sốc sau khi tiêm vacxin

Các loại thức ăn cho heo con

Bạn có thể phối hợp các thức ăn từ cám gạo, cám ngô, bột đậu tương,.. hoặc sử dụng các loại cám thẳng dạng viên có bán sẵn trên thị trường. Nếu sử dụng cám phối trộn cần thay đổi tỉ lệ phối trộn và đa dạng các thành phần để đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng.

Hiện nay trên thị trường có bán sẵn rất nhiều loại cám cho heo con sau cai sữa. Các loại cám này còn phân thành các loại theo từng độ tuổi của heo. Bạn có thể mua các loại cám này tại các cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi.

Heo con có khả năng tiêu hóa còn thấp do đó chế độ ăn cho heo thường có tì lệ chất xơ thấp. Nếu tỉ lệ chất xơ cao thường dễ gây táo bón cho heo dẫn tới viêm ruột và còi cọc. Tuy nhiên trong chế độ ăn vẫn phải có chất xơ.

Vì lẽ đó mà khi cho heo con ăn các loại cám thẳng thì có thể bổ sung thêm các loại rau xanh như dây lang, lá chuối hoặc cây chuối,… để đảm bảo cung cấp thêm chất xơ cho heo. Lưu ý rằng các loại thức ăn xanh này phải đảm sạch và không nhiễm mầm bệnh cũng như thuốc sâu.

Không nên thay đổi chế độ ăn đột ngột. Khi muốn thay đổi chế độ ăn cho heo, nên tiến hành dần dần. Từ từ giảm lượng thức ăn đang sử dụng và tăng dần bằng loại thức ăn muốn thay đổi.

Bổ sung dinh dưỡng bằng đường tiêm

Ngoài các loại thức ăn tinh, các loại cám người chăn nuôi có thể bổ sung thêm các laoij chất dinh dưỡng bằng đường tiêm cho heo con. Các loại thực phẩm bổ sung giúp heo tăng trọng nhanh, kích thích ăn uống phải kể đến như Introvit, Butavit,…

Các loại thực phẩm này nên được bổ sung khi heo khoảng 45 ngày tuổi. Các loại vitamin A D E hay các loại vitamin tổng hợp như Vitol- 450 , Viol -140 cũng nên bổ sung cho heo để da hồng hào, lông mềm mượt, tăng cường sức đề kháng,…

Chuồng cho heo con sau khi tách sữa

Kích thước chuồng

Giống như các loại gia sức khác như , trâu,.. chuồng nuôi cho heo con cũng cần đảm bảo khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Chuồng cần ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Kích thước chuồng nên đủ để heo con di chuyển và vui chơi. Chuồng nên rộng khoảng 1,5 -2 mét.

Sàn cho heo nên cách mặt đất từ 30 tới 40 cm. Có hai loại sàn phổ biến trong nuôi heo con là sàn nhựa và sàn bê tông truyền thống. Hiện này ngày càng ưa chuộng loại sàn nhựa hơn vì những ưu điểm như nhẹ nhàng có tính di dộng cũng như dễ điều chỉnh hơn sàn bê tông.

Vách ngăn chuồng heo nên có độ cao khoảng 60 cm để tránh heo con nhảy ra ngoài. Khoảng cách chắn song yêu cầu hẹp hơn khi chăn nuôi heo thịt do heo con có kích thước nhỏ hơn. Thông thường khoảng cách chắn song sẽ vào khoảng 5 cm.

Nên xem:   Chọn giống lợn nái trong kỹ thuật chăn nuôi lợn nái hậu bị
Chuồng cho lợn con

Vị trí chuồng heo không nên quá sát gần vị trí heo mẹ. Ngoài ra không nên ở vị trí quá ồn và nhiều xe cộ đi lại sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của heo.

Máng ăn và máng uống

Heo con nên được cung cấp vòi uống hoặc máng nước để uống tự do. Vòi uống nên cách mặt sàn khoảng 25 cm. Đối với máng uống cũng cần đặt cao hơn mặt sản, tránh vị trí heo đái ỉa làm mất vệ sinh nguồn nước uống gây bệnh cho heo.

Hiện nay ở người chăn nuôi ưa chuộng dạng vòi uống hơn vì dễ dàng cung cấp nước uống. Khi heo khát có thể tự uống dễ dàng tránh được tình trạng nước ứ động gây mất vệ sinh. Nguồn nước cung cấp cho heo phải là nguồn nước sạch, đảm bảo, tránh nước bị ô nhiễm.

Máng ăn cho heo có thể sử dụng máng gang có ngăn hoặc dùng máng dài 1,4 mét rộng 15 cm. Hoặc có thể tính chiều dài máng theo số heo con, mỗi heo con cần tối thiểu 20 cm chiều dài máng. Chiều sâu của máng cần đảm bảo đủ để chứa lượng thức ăn cho heo, thông thường sẽ rộng từ 20-25 cm.

Nhiệt độ và độ ẩm chuồng heo

Heo con phát triển ưa thích nhiệt độ ấm áp mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp nhất cho heo con phát triển là từ 25-28 oC. Độ ẩm vào khoảng 65 tới 70%. Đồng thời chuồng cũng phải đảm bảo độ thông gió nhất định.

Heo con mới tách khỏi mẹ sẽ tương đối nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ chênh lệch quá lớn cũng có thể khiến heo con chậm lớn và mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi. Nhiệt độ giữa ngày và đêm không nên chênh lệch quá 5 oC.

Đồng thời cần duy trì nhiệt độ trong quá trình tách sữa cho heo. Không nên để quá nóng hoặc quá lạnh. Vào mùa hè khi nhiệt độ cao cần có những biện pháp thông gió và làm mát thích hợp. Vào mùa đông trời lạnh đặc biệt là ở miền Bắc cần che chắn và sưởi ấm thích hợp cho heo.

Sưởi ấm cho heo

Có một mẹo để quan sát xem nhiệt độ trong chuồng có phù hợp cho heo con không là dựa vào cách ngủ của heo con. Khi nhiệt độ mát mẻ phù hợp cho heo thì chúng thường nằm cạnh nhau.

Khi nhiệt độ quá lạnh heo con thường nằm chồng chất lên nhau. Lông của heo con thường có xu hướng dựng lên. Còn khi nhiệt độ quá nóng thì chúng thường nằm mỗi con một nơi và tăng nhịp thở. Chúng cũng có xu hướng tìm đến những nơi có nước để nằm khi quá nóng.

Phân đàn và phân chuồng cho heo con

Heo con khi tách sữa không tránh khỏi tình trạng không đồng đều. Do đó việc phân đàn cho heo sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc nuôi và quản lý heo sau khi tách sữa. Mỗi đàn heo con nên có từ 15 tới 20 con có kích thước đồng đều và tình trạng sức khỏe tương đối giống nhau.

Nên xem:   Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi lợn đến khu dân cư - bao nhiêu là hợp lý?

Để tránh tình trạng heo con cắn nhau, tranh giành thức ăn của nhau bạn nên cho chúng làm quen trước. Các heo con có kích thước tương đối lớn ở một chuồng. Rồi đến ô chuồng của những heo có kích thước trung bình và kích thước nhỏ.

Xem xét các heo con có dấu hiệu ốm yếu hay bị bệnh. Tiến hành cách ly và chăm sóc chúng trong vòng 5 tới 7 ngày. Nếu chúng hồi phục thì đem heo trở lại đàn. Nếu chúng không có khả năng khỏi thì cân nhắc loại bỏ những con heo đó.

Bạn đừng nên tiếc. Nhiều người thường tiếc và nhốt chung những heo con bị bệnh tại một ô riêng bên cạnh nhưng heo khỏe mạnh. Điều đó chỉ làm tình trạng có thể trở nên trầm trọng hơn. Dịch bệnh có thể lây chéo và lây sang những con heo khỏe mạnh.

Vệ sinh chuồng trại cho heo

Việc vệ sinh chuồng cho heo giai đoạn sau cai sữa rất quan trọng. Chuồng trại bẩn không đảm bảo vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật cũng như các mầm bệnh khác sinh sôi và phát triển.

Kỹ thuật nuôi lợn con: vệ sinh chuồng lợn con

Định kĩ rửa chuồng trại cho heo mỗi ngày. Các máng ăn cần vệ sinh trước mỗi lần cho ăn. Các máng nước và các vòi nước cũng phải vệ sinh thường xuyên. Ngoài ra cần định kì phun khử khuẩn quanh chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi.

Chăm sóc thú y cho lợn con

Sau cai sữa, heo con mất đi một lượng kháng thể đáng kể từ sữa mẹ. Sức đề kháng của heo con tương đối thấp. Do đó việc chăm sóc thú y cho lợn con sau cai sữa là điều hết sức cần thiết.

Tiến hành tiêm các loại vaccine cho heo theo định kì. Tiêm vaccine dịch tả cho lợn cao sau 35 ngày tuổi. Tiêm vaccine tụ dấu cho heo từ 55 tới 60 ngày tuổi. Vaccine nở mồm long móng nên được tiêm cho heo từ 60 tới 70 ngày tuổi.

Ngoài ra, giun sán cũng nên được tẩy định kì. Heo con còn chưa phát triển hoàn toàn. Do đó bạn nên chọn các loại thuốc tẩy giun dành riêng cho heo con và đảm bảo an toàn. Trên thị trường có các loại thuốc điển hình cho heo con như Intermectin, Leva 100, Leva 200 WS,…

Kỹ thuật nuôi lợn con sau cai sữa không quá phức tạp. Tuy nhiên vẫn yêu cầu người chăn nuôi cần chú ý các lưu ý quan trọng. Hy vọng rằng những chia sẻ về kỹ thuật nuôi lợn con trên đây của Niên Giám Nông Nghiệp sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

4/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận