Kỹ thuật tiêm thuốc cho heo một cách hiệu quả

Heo, bò, gà… và tất cả các loại gia súc, gia cầm nói chung đều cần phải tiêm thuốc, tiêm vắc-xin để điều trị và phòng ngừa bệnh. Nếu không nắm vững kỹ thuật tiêm thuốc, bà con có thể gặp khó khăn, con vật sẽ đau đớn giãy giụa hoặc thuốc không thể phát huy trọn vẹn công dụng. Sau đây là những kỹ thuật tiêm thuốc cho heo một cách hiệu quả.

Cách tiêm thuốc cho heo dựa trên từng nhóm thuốc

tiêm thuốc cho heo

Mỗi loại thuốc cần có vị trí tiêm khác nhau để phát huy được tác dụng tối đa. Nhưng dù là tiêm mũi gì thì trước khi tiêm, bà con cũng cần phải lau khô, sát trùng chỗ tiêm bằng cồn để đảm bảo vệ sinh. Sau khi tiêm tiếp tục lau lại bằng cồn. Bà con cần chú ý như sau:

– Với thuốc nhóm nhũ dầu: nên tiêm sâu vào phần bắp thịt của heo để hạn chế viêm nhiễm.

– Với vắc-xin: nên dùng súng tiêm tự động cùng với đầu ống kim loại nhỏ, tiêm sâu vào vùng cơ bắp (như cơ đùi, cơ mông).

– Với các loại thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh do ký sinh trùng gây ra: tiêm ở vùng bên dưới gốc đuôi heo với ống tiêm bằng sắt, lưu ý nên sử dụng loại kim ngắn hơn.

Nên xem:   Gà bị liệt chân - gà bị bại liệt uống thuốc gì nhanh khỏi?

Kỹ thuật tiêm thuốc cho heo chuẩn xác nhất là nên giữ mũi kim ở góc 45 độ so với bề mặt của da. Nên dùng tay ấn vào da chỗ tiêm nhẹ nhàng để tránh thuốc bị phun ra. Để giúp heo đỡ sợ và chịu nằm yên khi tiêm, tránh giãy, chạy thì cần có 2 người cùng phối hợp. Người thứ nhất giữ heo lại hoặc thu hút sự chú ý của chúng bằng thức ăn. Người thứ hai chịu trách nhiệm tiêm thì cầm tai che mắt heo, tránh để chúng nhìn về phía định tiêm, tay kia cầm bơm tiêm nhanh và dứt khoát vào vị trí cần tiêm.

Lịch tiêm phòng cho heo

Bên cạnh việc nắm vững kỹ thuật tiêm thuốc cho heo thì bà con cũng cần chú ý lịch tiêm phòng cho đàn heo khỏe mạnh:

– Giai đoạn từ 3-5 ngày tuổi: tiêm Sắt lần thứ nhất và tiêm vắc-xin E.Coli.

– Giai đoạn 13-15 ngày tuổi: tiêm mũi Sắt thứ 2 và tiêm mũi đầu tiên vắc-xin ngừa bệnh suyễn.

– Giai đoạn 22 ngày tuổi: tiêm mũi đầu tiên vắc-xin ngừa bệnh tai xanh, mũi đầu tiên vắc-xin ngừa xoắn khuẩn (mũi tiếp theo sẽ tiêm cách 1 tuần), mũi thứ hai vắc-xin ngừa bệnh suyễn, mũi đầu tiên vắc-xin ngừa bệnh phó thương hàn và vắc-xin phòng bệnh giả dại.

Đây cũng là giai đoạn cần tiêm vắc-xin ngừa bệnh tả lợn lần đầu đối với lợn mẹ chưa tiêm phòng trước sinh. Còn nếu lợn mẹ đã tiêm trước khi sinh thì mũi này nên tiêm cho lợn con lúc 37 ngày tuổi, sau đó nhắc lại mũi tiêm lúc hơn 63 ngày tuổi.

Nên xem:   Dê bị bệnh ghẻ, nấm và nhiễm khuẩn kế phát

Tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh nguy hiểm

tiêm thuốc cho heo

– Ở giai đoạn 25-33 ngày tuổi: tiêm mũi vắc-xin ngừa bệnh phù đầu, bệnh lở mồm long móng (mũi đầu tiên).

– Giai đoạn 47 ngày tuổi: tiêm mũi thứ 2 vắc-xin phòng dịch tả lợn và mũi vắc-xin thứ 2 ngừa bệnh tai xanh.

– Giai đoạn 61 ngày tuổi: tiêm vắc-xin ngừa bệnh tụ huyết trùng, mũi ngừa lở mồm long móng thứ 2.

– Giai đoạn 73 ngày tuổi: tiêm vắc-xin ngừa bệnh đóng dấu lợn.

– Giai đoạn 95-105 ngày tuổi: tiêm mũi thứ 3 vắc-xin phòng bệnh tả lợn.

Riêng đối với heo nái hậu bị từ 6 tháng tuổi trở lên thì cần tiêm mũi đầu tiên vắc-xin Parvovac phòng ngừa sảy thai vào lúc 6 tuần trước khi phối giống. Sau đó 3 tuần thì tiêm nhắc lại lần nữa.

Câu hỏi

Hỏi khi tiêm thuốc cho heo con thì thường xoáy mũi kim 50 độ trước khi rút kim tiêm ra để tránh bị rỉ máu và thuốc là có đúng kỹ thuật không? Và kỹ thuật tiêm thuốc cho vật nuôi đúng cách?

Thưa khán giả, Chuyên gia Trương Văn Dung cho biết, cách làm của khán giả như vậy là chưa đúng kĩ thuật khi tiêm thuốc cho heo. Chuyên gia cũng tư vấn cho khán giả Cách tiêm thuốc, cần chú ý như sau:

+Thuốc thuộc diện nhũ dầu: phải tiêm sâu vào bắp thịt để tránh phản ứng gây viêm. Trước khi tiêm thuốc cần sát trùng chỗ tiêm bằng CỒN. Sau khi tiêm xong cần tiếp tục sát trùng lần nữa bằng CỒN để tránh viêm.

Nên xem:   Kĩ thuật tiêm phúc xoang cho lợn như thế nào

+Đối với thuốc nước thông thường:Trước khi tiêm thuốc cần sát trùng chỗ tiêm bằng CỒN. Sau khi tiêm xong cần tiếp tục sát trùng lần nữa tránh viêm

+Thông thường tiêm mũi kim ở góc độ 45 độ so với mặt da là phù hợp nhất. Tiêm thuốc xong rút kim ra đúng phương tiêm. Dùng tay vặn da chỗ tiêm để tránh thuốc phun ra ngoài.

Video hướng dẫn

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận