Lợn nái đẻ khó, cách kích thích cho lợn nái mau đẻ

Lợn nái đẻ khó là tình trạng thường gặp đối với những trang trại nuôi lợn. Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi nó gây ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được. Vậy có cách kích thích cho lợn nái mau đẻ không? Cách xử lý khi gặp tình huống lợn nái đẻ khó? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân lợn nái khó đẻ

lợn nái đẻ khó

Mặc dù lợn nái đẻ khó là tình trạng thường xảy ra nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra việc lợn khó đẻ. Một số nguyên nhân chủ yếu chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn như sau:

Do lợn không được chăm sóc tốt

Lợn không được chăm sóc tốt là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó đẻ. Trong suốt quá trình nuôi lợn ít vận động khiến các loại cơ như như cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng yếu. 

Đặc biệt chế độ ăn cũng là yếu tố rất quan trọng giúp lợn có sức khỏe để chuẩn bị cho việc sinh sản. Thức ăn của lợn nái phải đầy đủ khoáng chất và các vitamin cần thiết. Bên cạnh đó thì chất xơ cũng là điều không thể thiếu. 

Chúng ta có thể mua thức ăn sinh học được pha sẵn theo các tỉ lệ. Trong loại thức ăn này có đầy đủ các khoáng chất, vi lượng,….giúp lợn có đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.

Do xương chậu hẹp bẩm sinh

Bên cạnh yếu tố trên thì xương chậu hẹp bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến lợn nái đẻ khó. Thai quá to do trong quá trình chửa lợn mẹ không có chế độ ăn phù hợp. 

Do lợn nái quá già

Những con lợn nái già sẽ có không có đủ sức khỏe để tiếp tục sinh nở cũng là một nguyên nhân thường gặp. Bên cạnh đó thì còn có một số yếu tố khiến lợn nái đẻ khó như sau: đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, kích đẻ quá gấp,….

Cách nhận biết heo nái khó đẻ

Để nhận biết được lợn đẻ khó thì chúng ta cần quan sát và theo dõi kỹ càng. Nếu lợn nái rặn nhiều lần trong khoảng thời gian lâu mà vẫn chưa đẻ được. Kèm theo đó có dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu, cơn co bóp giảm dần, vỡ nước ối thì lợn mẹ đang khó sinh.

Nên xem:   Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lợn nái cắn con

Có rất nhiều trường hợp lợn mẹ đã đẻ được con đầu tiên nhưng tình trạng khó đẻ vẫn xảy ra ở những con tiếp theo. 

Khi thấy xuất hiện những triệu chứng trên các bạn có thể thò tay vào để xem thai có nằm ngược hoặc quá to hay không để có những biện pháp xử lý tiếp theo. 

Cách kích thích cho lợn nái mau đẻ

Có rất nhiều bạn đặt ra câu hỏi rằng: Liệu có cách kích thích cho lợn nái mau đẻ không? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây: 

Cách xử lý khi heo nái khó đẻ

Việc sử dụng thuốc kích đẻ chưa chắc đã cần thiết ngay. Trong tình huống lợn mẹ chưa vỡ ối và tử cung còn chưa mở thì chúng ta tuyệt đối không được dùng thuốc kích sinh. 

Việc đầu tiên chúng ta cần làm đó chính là kiểm tra ngôi thai. Chụm 5 ngón tay lại sau đó nhẹ nhàng đưa qua âm đạo của lợn mẹ. Chú ý cần đưa theo nhịp rặn của lợn nái để tránh làm đau lợn. Sử dụng các đầu ngón tay để tìm thai và xác định xem ngôi thai có thuận hay không.

Chú ý: Bạn nên đeo găng tay dùng 1 lần và thoa một chút vaseline để đảm bảo độ trơn khi đưa vào âm đạo.

Bạn có thể cho lợn nái uống nước ấm pha một chút muối loãng để hỗ trợ nếu lợn khó đẻ. Hoặc cũng có thể cho những lợn con đã sinh được bú mẹ để kích thích sinh.

Nếu xác định thai to thì lúc này bạn có thể tiêm thuốc kích sinh để hỗ trợ cho lợn nái đẻ dễ dàng hơn. 

Sử dụng thuốc kích thích đẻ

Một số thuốc kích sinh và liều sử dụng mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Oxytocin: 20-50 UI, tiêm đường tĩnh mạch cho lợn. Nếu không có hiệu quả thì có thể sử dụng tay hoặc mổ để lấy thai.
  • Sử dụng nước muối pha loãng để thụt rửa âm đạo cho lợn sau khi đã sinh xong.
  • Sử dụng một số thuốc để chống viêm cho lợn nái: kháng sinh Ampicillin 10mg/ kg, tiêm 2 lần/ ngày hoặc Gentamycin 4% tiêm 1ml/ 6kg. 
  • Cần dùng thêm một số loại thuốc bổ để lợn mẹ mau chóng hồi phục sức khỏe, tăng sức đề kháng như: vitamin C, vitamin E, vitamin B1.

Xử lý lợn nái đẻ bọc và heo con bị ngạt

Nếu lợn con sinh ra vẫn còn trong bọc ối thì ngay lập tức phải xé bọc. Nếu lợn con sinh ra không bị ngạt thì tiếp tục xử lý như những lợn con đẻ bình thường khác.

Trong trường hợp lợn con bị ngạt, cần hô hấp nhân tạo. Quy trình như sau:

  • Đầu tiên cần để lợn con nằm ngửa, dùng tay nắm chắc phần 2 chân trước của lợn con
  • Tiếp đến đưa lên đưa xuống nhịp nhàng. Sau đó sử dụng các đầu ngón tay ấn nhẹ xuống phần giữa 2 bên sườn và ngực của lợn.
  • Một mẹo cho các bạn đó là có thể dùng rượu để xoa vào mũi của lợn con. Việc làm này sẽ giúp kích thích hô hấp cho lợn.
  • Nếu những biện pháp trên vẫn không có hiệu quả thì hãy ngâm lợn con trong nước ấm. Nhiệt độ khoảng 20 độ C sau đó chuyển dần sang ngâm ở nhiệt độ 35 độ C. Không được ngâm chìm mũi và miệng của lợn con vào trong nước.
Nên xem:   Bệnh uốn ván ở lợn và phác đồ điều trị

Chuẩn bị trước khi lợn nái đẻ

lợn nái đẻ khó

Để việc sinh đẻ của lợn được diễn ra thuận lợi nhất, hạn chế tình trạng khó đẻ và có môi trường tốt nhất cho cả lợn mẹ và lợn con các bạn cần chuẩn bị một số điều sau đây:

Thức ăn cho lợn đẻ

3 ngày đầu tiên sau khi sinh con bạn hãy cho lợn ăn cháo. Thành phần của cháo gồm có: gạo, bột ngô và đu đủ xanh. Ngày đầu tiên nên cho lợn ăn cháo loãng, ăn 3 bữa một ngày, mỗi bữa khoảng 0,3 kg. Ngày thứ 2 và thứ 3 cho ăn nhiều hơn một chút và vẫn chia thành 3 bữa như ngày đầu tiên. Những ngày tiếp theo có thể cho lợn ăn bình thường.

Một số loại thực phẩm mà lợn có thể ăn sau khi đã hồi phục: cám công nghiệp, rau xanh, cám trộn,…

Trước khi lợn nái đẻ sẽ xảy ra hiện tượng bỏ ăn. Lúc này chúng ta cần chú trọng cung cấp đủ nước uống cho lợn bởi lợn rất háo nước trong khoảng thời gian này.

Chuẩn bị chuồng cho heo đẻ

Chuồng cho heo đẻ và heo con sau sinh cần được dọn dẹp sạch sẽ. Phân và nước thải trong chuồng có chứa rất nhiều vi khuẩn, giun và sán. Để hạn chế tối thiểu sự lây lan bệnh cho lợn mẹ và lợn con mới sinh thì bạn cần tẩy uế chuồng trước khoảng 3 đến 5 ngày.

Dọn sạch phân sau đó cọ rửa thật sạch thành và nền chuồng. Những máng ăn của lợn cũng cần được dọn sạch và khử trùng. 

Một số thuốc khử trùng mà bạn có thể sử dụng như:nước vôi loãng có nồng độ 20%. Việc dọn chuồng cần thực hiện sớm để chuồng có thể khô trước khi cho lợn mẹ và lợn con vào.

Bạn có thể chuẩn bị một số vật độn chuồng để giữ ấm cơ thể cho lợn mẹ và lợn con như: rơm, cỏ khô, rạ, quần áo cũ,….

Làm vệ sinh cho lợn

Nếu hộ gia đình nào đã hoặc đang nuôi thì cũng có thể dễ dàng nhận biết được thời kỳ sắp sinh của lợn. Bởi dấu hiệu chuyển dạ của lợn và bò có nhiều điểm khá giống nhau.

Khi phát hiện lợn nái có những dấu hiệu sắp đẻ như sau: lợn không ở yên, lúc đứng lúc ngồi, âm hộ bắt đầu xệ xuống, sữa chảy thì bạn nên vệ sinh cơ thể cho lợn. Nếu là mùa hè hoặc mùa thu bạn có thể tắm cho lợn. Nếu là mùa đông thì bạn chỉ cần lấy khăn ướt lau sạch xung quanh âm hộ của lợn. Đặc biệt cần lau sạch bầu sữa của lợn.

Nên xem:   Khi lợn con bị suy nhược bỏ bú thì nên khắc phục ra sao

Chuẩn bị cho lợn con

Chuẩn bị một số vật dụng lót ổ cho lợn con. Nên sử dụng rơm, rạ phơi khô đã được làm nhỏ. Quần áo cũ hoặc bao tải cũng có thể được sử dụng để làm đồ lót ổ cho lợn con.

Chuẩn bị những dụng cụ sưởi ấm cơ thể cho lợn con như: đèn hồng ngoại, bếp sưởi, củi,…. Tuỳ từng điều kiện của hộ chăn nuôi mà có thể sử dụng những vật dụng khác nhau.

Những dụng cụ cần thiết cho lợn nái đẻ

Những dụng cụ cần thiết cho việc sinh nở của lợn nái như sau: 

  • 1 tấm vải xô hoặc khăn mềm, sạch. Khăn này được sử dụng để lau khô lợn con sau khi đẻ. 
  • Một chiếc kìm chuyên dụng hoặc bấm móng tay bản to dùng để bấm nanh cho lợn con.
  • Dao, kéo, chỉ để phục vụ cho công việc cắt rốn.
  • Cồn iot dùng để sát trùng cuống rốn, dao và kéo trong quá trình lợn đẻ.
  • Kim tiêm để sử dụng tiêm thuốc kích sinh (nếu cần).

Quy trình đỡ đẻ cho lợn nái

Cứ sau khoảng 20 đến 30 phút lợn sẽ đẻ được một con. Cả quá trình diễn ra trong khoảng 2 đến 3 tiếng, thậm chí là 4 đến 5 tiếng. Trong suốt quá trình lợn đẻ cần giữ yên tĩnh, ánh sáng tốt. Nếu là mùa đông thì cần che chắn kỹ càng để lợn mẹ và lợn con không bị lạnh.

Sau khi lợn con ra đời:

  • Bước 1: Lấy khăn quấn quanh đầu ngón tay và tiến hành lau hết phần dịch ở mũi, miệng của lợn.
  • Bước 2: Lau đầu, lau mình và cho lợn vào ổ đã chuẩn bị sẵn.
  • Bước 3: Cắt rốn cho lợn con. Chú ý sát trùng bằng cồn iod phần cuống rốn và kéo để tránh nhiễm trùng.
  • Bước 4: Bấm răng nanh cho lợn con. Lợn con vừa sinh ra đã có 8 răng nanh rất cứng và nhọn. Chính vì vậy cần phải bấm răng nanh đi ngay để không làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú.

Cách bấm như sau: đặt kìm hoặc bấm móng tay vào điểm giữa chiều dài của răng. Dùng lực bấm dứt khoát và nhanh. Chú ý không được bấm nhiều lần bởi có thể làm vỡ răng lợn con hoặc làm tổn thương vùng lợi. Nếu bấm quá nông thì răng vẫn cứng và nhọn, nếu bấm quá sâu thì có thể gây tổn thương cho lợn con, gây nhiễm trùng.

Lợn nái khó đẻ thường gặp trong quá trình nuôi lợn nhưng cũng có rất nhiều cách kích thích cho lợn nái mau đẻ. Hãy tham khảo các phương pháp mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhé!

Theo: Nguyễn Hiền

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận