Phong thủy chuồng gà và các kiểu chuồng gà “tốt nhất”

Gà là một loài động vật tương đối dễ nuôi và hiện nay chăn nuôi gà đang là một thế mạnh. Nhưng làm chuồng gà như thế nào, có những kiểu chuồng gà nào, phong thủy chuồng gà ra sao thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Niên giám tìm hiểu nhé.

Tổng quan về chuồng gà

Gà được nuôi ở nhiều nơi để lấy thịt và lấy trứng. Hầu hết các giống gà đều có thể bay trong một khoảng cách ngắn. Hiện nay để chăn nuôi gà thì chuồng gà thì là một yếu tố không thể thiếu.

Chuồng gà là nơi nuôi nhốt tập trung những chú gà của bạn. Chúng cung cấp một nơi trú ẩn an toàn cho những chú gà, bảo vệ khỏi những con vật đe dọa như chó, mèo, rắn,.. Đặc biệt là rắn một loài ăn gà con và tấn công khá thầm lặng mà bạn khó có thể phát hiện ra nếu không để ý kĩ.

Yêu cầu của chuồng gà

Kiểu chuồng gà có mái

Để làm chuồng gà tốt bạn cần cân nhắc một số yếu tố sau. Đủ không gian cho chúng sinh sống. Giữ chúng an toàn khỏi các động vật ăn thịt. Dễ dàng làm vệ sinh, có hệ thống thoát nước và thông gió tốt.

Kích thước chuồng gà

Kích thước chuồng gà là một trong những điều quan trọng bạn cần lưu tâm ngay từ đầu khi xây dựng chuồng gà. Kích thước phụ thuộc phần lớn và số lượng gà bạn nuôi và loại gà bạn nuôi.

Quá đông gà trong một chuồng có thể dẫn đến một số vấn đề giữa chúng. Điển hình như khi quá đông thường khiến chúng đánh nhau nhiều hơn. Những con gà yếu hơn có thể bị mổ và sẽ bị tranh giành thức ăn và nước uống, khiến chúng chậm lớn. Thậm chí chúng có thể bị thương và chết. 

Nhiều gà trong chuồng cũng đồng nghĩa với việc tích tụ phân và vi khuẩn trong chuồng nhiều hơn. Yêu cầu chúng ta cần dọn thường xuyên hơn. Nếu không đảm bảo tần suất dọn chuồng hợp lý có thể tạo điều kiện thuận lợi cho côn trùng, vi khuẩn, virus xâm nhập vào chuồng và gây bệnh.

Các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng bạn có thể nuôi từ 5 tới 6 con gà trên mỗi mét vuông. Nếu có vườn chăn thả rộng rãi thì mật độ có thể dày hơn một chút lên tới 8 con trên mỗi mét vuông.

Ưu điểm của việc tự làm chuồng gà

Ưu điểm lớn nhất đó là tiết kiệm. Bạn có thể tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại nhà để làm chuồng gà như gỗ, tre, nứa. Chi phí để tự làm chuồng gà chắc chắn sẽ rẻ hơn bạn mua các lồng hay chuồng bán sẵn.

Nên xem:   Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản

Xây dựng chuồng của riêng bạn cũng có nghĩa là bạn sẽ có được chính xác kích thước cũng như kiểu dáng chuồng mà bạn muốn. Bạn cũng có thể xây theo ý thích, phong cách độc đáo và quan trọng là đúng hướng, hợp phong thủy, hợp tuổi.

Các hướng làm chuồng gà và phong thủy chuồng gà

Hướng chuồng gà

Ông cha ta có câu “Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa”. Bởi vì gà bị ảnh hưởng nhiều bởi gió. Gặp gió gà sẽ sinh trưởng kém dễ xuống mã. Do đó khi xây chuồng gà cũng cần chú ý hướng tránh gặp gió.

Ở Việt Nam khí hậu gió mùa nhiệt đới, gió mùa sẽ thổi chủ yếu theo hướng Đông. Đặc biệt khu vực miền bắc có khí hậu lạnh vào mùa đông thì khi làm chuồng cần hết sức tránh hướng Đông.

Hiện nay các trang trại lớn quy mô công nghiệp có thể xây dựng thành khu kín với hệ thống thông gió riêng biệt. Nhưng chưa có nhiều trang trại lớn mà chủ yếu là nhỏ lẻ. Do đó hướng tốt nhất là hướng Nam.

Hướng Nam là hướng tốt bởi vì đây là hướng đón nắng đảm bảo khô thoáng cũng như diệt khuẩn. Đồng thời nó cũng giúp đàn gà tránh được gió mùa đông lạnh. Nếu không thể xây theo hướng Nam thì hướng Đông Nam cũng có thể là một giải pháp thay thế.

Phong thủy chuồng gà

Ngoài ra việc chăn nuôi ở nhiều nơi được cho là phải hợp phong thủy thì mới có thể giúp gia chủ ăn nên làm ra. Do đó, ngay từ khi bắt đầu làm chuồng, người nông dân cũng phải chú ý ngày để giúp cho động vật luôn béo tốt, nhanh lớn, không mắc dịch bệnh.

Mặc dù không quan trọng như việc xây nhà nhưng chọn ngày làm chuồng gà mà phải ngày xấu thì cũng có thể có những ảnh hưởng tiêu cực. Tốt nhất nên tránh các ngày hoang ốc, tam tai, kim lâu. Điều đó sẽ giúp đàn gà của bạn phát triển tốt hơn cũng như không ảnh hưởng tới con đường tiền tài của gia chủ.

Ngoài ra còn có một số quy tắc phong thủy khác khi xây chuồng gà. Điển hình như nên xây bên phía phải ngôi nhà. Do vị trí bên trái được coi là vị trí Thanh Long cần sạch sẽ trong khi đó chuồng gà được coi là không sạch sẽ.

Hơn nữa, sàn của chuồng gà cũng không nên cao hơn sàn của ngôi nhà bạn. Sàn cao hơn được coi là sẽ ngăn cản đường vào của tiền đồ gia chủ.

Các kiểu chuồng gà

Hiện nay có nhiều kiểu chuồng gà tùy thuộc nhiều vào số lượng gà bạn nuôi. Nhưng điển hình có các dạng chủ yếu như sau.

Nên xem:   Giống gà móng đỏ đặc sản đất Hà Nam

Kiểu chuồng gà có mái

Đây là kiểu chuồng gà sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam vì những ưu điểm của nó như thông thoáng, giữ nhiệt tránh thay đổi quá nhiều theo môi trường. Các mái có thể bằng nhau hoặc lệch nhau lên tới 0.5 mét.

Xung quanh chuồng có thể được xây dựng bằng gạch xi măng hoặc sắt thép hoặc tận dụng tre nứa gỗ. Thông thường dạng chuồng này thường dài rộng khoảng từ 5 tới 7 mét.

Người nông dân xưa thường xây bằng gạch kín và làm cửa sổ thông thoáng. Và có làm trần để tận dụng chỗ cho gà mái đẻ. Sau đó lợp lên trên mái bằng rơm dạ hoặc cỏ tranh. Bởi vì các vật liệu này rẻ tiền, sẵn có dễ kiếm.

Chuồng bằng gỗ nữa

Nhưng hiện nay ưa chuộng kiểu chuồng được xây bằng gạch cao tới khoảng 50cm tới 70cm Làm mái bằng bờ lô khá cao khoảng 1.5 mét tới 2 mét. Nếu gà trưởng thành thì thường quây thêm lưới xung quanh để tránh chúng bay ra ngoài.

Kiểu chuồng gà bằng lưới sắt

Đây cũng là một kiểu chuồng phổ biến vì đơn giản, dễ làm, gọn nhẹ. Loại chuồng này cũng đảm bảo được độ thông thoáng cần thiết. Ngoài ra nó khá di động, do đó có thể dễ dàng di chuyển hơn các loại chuồng có mái.

Kiểu chuồng gà bằng lưới sắt

Tuy nhiên loại chuồng này có nhược điểm là không tạo sự ổn định nhiệt độ. Chúng dễ bị thay đổi theo môi trường và khó có khả năng chắn gió. Điều này sẽ khiến gà dễ bị bệnh hơn.

Ngoài ra khi làm gà bằng các tấm lưới sắt cần lưu ý tới mắt lưới. Đặc biệt với gà con có kích thước tương đối nhỏ có thể chui ra ngoài nếu mắt lưới to. Các loại gà chọi có thể thò đầu theo các mắt lưới để mổ nhau.

Lồng gà

Ngoài ra còn kiểu lồng gà sử dụng các thanh sắt và thanh inox ghép lại với nhau. Kiểu chuồng này có ưu nhược điểm tương đối giống kiểu lưới sắt. Nhưng thông thường kiểu này thường làm với kích thước nhỏ nuôi một con mỗi lồng và tiện cho việc di chuyển.

Ông cha ta còn lưu truyền một kiểu lồng được đan bằng tre nứa. Kiểu này tiết kiệm cũng như nhẹ nhàng dễ dàng di chuyển. Nhưng hiện tại ít phổ biến hơn do tốn công sức và độ bền tương đối kém.

Các bước làm chuồng gà

Bước 1: Lên kế hoạch làm chuồng gà

Việc xây dựng chuồng gà có thể coi như là một dự án thú vị mà bạn nên hoàn thành. Đặc biệt là các trang trại lớn thì việc lập kế hoạch trước là rất quan trọng. Các yếu tố mà bạn cần có tính toán trước khi làm chuồng gà như là: vị trí, kích thước, hệ thống thông gió cũng như cung cấp thoát nước.

Kích thước chuồng gà

Như đã đề cập phía trên, kích thước chuồng gà phụ thuộc vào một số yếu tố như loại gà cũng như số lượng gà. Do đó trước khi xây dựng chuồng gà bạn cần xác định được loại gà cũng như số lượng muốn nuôi để tính toán trước kích thước chuồng gà.

Nên xem:   Cách nuôi Kỳ Đà, mô hình nuôi kỳ đà hiệu quả cao

Đặc biệt với gà mái, khi chúng đẻ thì chuồng cần có khu vực làm tổ cho chúng. Lý tưởng nhất là hãy phác thảo kế hoạch xây chuồng ra giấy, tính toán cụ thể ra các kích thước cần thiết để xây chuồng gà.

Vị trí chuồng gà

Bạn cũng nên xác định vị trí chuồng gà trước và đánh dấu chúng. Cân nhắc vị trí của nó so với mặt trời, phong thủy cũng như các công trình khác. Cũng nên nhắc khu vực vườn hay rào cản xung quanh. Ngoài ra, bạn nên xây dựng chuồng trên vùng đất cao để tránh các vấn đề về thoát nước hay ngập ứng.

Hệ thống thông gió

Đây là một điều quan trọng trong quá trình xây dựng chuồng gà. Gà sẽ phát triển kém khi có gió lạnh hoặc gió thổi thẳng trực tiếp vào chuồng gà. Nhưng như nhiều loài động vật nuôi khác như vịt, , lợn,.. không khí cần đổi mới trong chuồng.

Do đó, hãy để những khoảng hở gần trần nhà để không khí lưu thông. Với các dạng chuồng làm bằng lưới sắt thì yếu tố lưu thông khí đã đảm bảo sẵn luôn.

Bước 2: Chuẩn bị vật liệu làm chuồng gà

Vật liệu làm chuồng gà khá đơn giản và có nhiều lựa chọn. Bạn có thể tận dụng đóng chuồng bằng gỗ, ván ép, tre, nứa hoặc sắt thép, gạch, bê tông, bùn, cát,…. Ngoài ra các vật liệu làm mái như là bờ lô, tôn, ngói hoặc cỏ tranh, rơm dạ…

Hiện nay ở quy mô nhỏ thì thường làm chuồng gà bằng gỗ tre hoặc lưới sắt vì thao tác tương đối đơn giản và dễ làm. Gỗ cùng với tre dễ tạo hình, tạo cửa sổ đảm bảo độ thông thoáng trong chuồng. Tuy nhiên loại này thường kém chắc chắn và có thể bị mục nát.

Các trang trại lớn làm chuồng bằng sắt thép hoặc xây bằng gạch và bê tông tạo thành các khu vực kín riêng biệt. Hàng rào bằng dây xung quanh chuồng phải đủ bền và chắc để gà không thể xuyên qua hàng rào. Cũng như các động vật ăn thịt không thể xông vào chuồng qua hàng rào.

Bước 3: Tiến hành xây dựng chuồng gà

Đây là bước hiện thực hóa các kế hoạch đã lên của bạn. Đừng quên một cánh cửa đơn giản để gà có thể ra vào. Thông thường với các loại chuồng nhỏ thì kích thước có thể khoảng 50 cm đủ để cho chúng đi lại. 

Cửa chuồng gà

Với các trang trại gà đi tập trung thì người ta thường tạo thành các lối đi cố định. Các lối đi để dọn dẹp chuồng cũng như cung cấp thức ăn và nước uống cho gà.

Trên đây là những chia sẻ của Niên Giám về chuồng gà. Hy vọng nó sẽ giúp bạn xây được những chuồng gà đúng theo sở thích và hợp phong thủy. Chúc bạn thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận