Cây tiêu đã giúp nhiều người dân thoát nghèo. Tuy nhiên vẫn có những người thua lỗ, tay trắng do dịch bệnh. Trong số đó có bệnh thán thư trên cây tiêu. Hiểu biết về biểu hiện bệnh và các thời điểm tốt nhất để phòng trị. Thuốc trị bệnh thán thư trên cây tiêu gồm những loại nào?
Xin mời các bạn cùng tìm hiểu về bệnh thán thư trên cây tiêu.
Mục lục nội dung
Phòng trị cây tiêu bị bệnh thán thư
Gia đình tôi canh tác tiêu được ba năm, với tình hình mưa nhiều kéo dài thì cây có biểu hiện các lá bị đen từ đầu rồi lan dần ra toàn bộ lá. Đã có nhiều lá và cả chùm quả bị rụng. Xin hỏi cây tiêu đang bị bệnh gì và cách xử lý?
Qua mô tả thì chuyên gia khẳng định cây tiêu đang trồng ở khu vực không được quy định, quy hoạch trồng tiêu. Đó là điều chuyên gia nghĩ tới đầu tiên. Bởi có một số năm giá tiêu lên rất cao cho nên nông dân ồ ạt lao vào trồng.
Thậm chí có những khu đất không nằm trong quy hoạch vẫn trồng tiêu. Như chúng ta đã biết cây tiêu có bộ rễ rất yếu và là cây trồng cạn. Mà trong khi đó đến bây giờ lại ngập nước mà không thoát được nước nữa thì làn sao có thể tồn tại được.
Vì thế cho nên chắc chắn sẽ gây ra hiện tượng thối rễ. Mà khi rễ bị thối thì cây sẽ chết thôi. Còn lại nó bị hiện tượng đốm đen ở trên đầu lá. Rồi là đen dần vào hết lá. Gây rụng lá rồi rụng cả chùm quả nữa. Thế thì thứ nhất ngoài việc thối rễ ra thì lá còn bị tổn thương nữa.
Cho nên là ở đây nó còn bị nhiễm bệnh thán thư nữa. Vì thế cho nên là đối với những vườn tiêu như thế này thì rất là khó. Bởi yêu cầu đối với vườn trồng hồ tiêu là vào mùa mưa chúng ta làm sao đó phải thiết kế một hệ thống thoát thật nhanh thật tốt. Tuyệt đối không được để đọng nước.
Trồng tiêu đúng vùng quy hoạch
Ở đây không những lại đọng nước mà còn ngập nước tới mức độ không thoát được nước nữa. Thì làm sao mà vườn tiêu tồn tại được. Cho nên chúng ta nên chú ý răng điều thứ nhất chính là trồng tiêu theo đúng quy hoạch của địa phương.
Chứ không nên là khi thấy giá tiêu được một cái là chỗ đất không thể trồng tiêu được chúng ta cũng cứ vét mô lên rồi trồng. Như thế ngập úng chúng ta không thoát được là chắc chắn sẽ gây tổn hại rất lớn. Điểm thứ hai tức là vào mùa mưa chúng ta phải chú ý thoát nước thật nhanh thật tốt cho vườn tiêu. Không để độ ẩm trong vườn quá cao.
Thứ ba nữa là khi thấy vào đầu mùa mưa thì chúng ta nên sử dụng một ít vôi bột bón cho vườn hồ tiêu. Sau khi bón vôi bột được độ mười ngày thì chúng ta nên sử dụng phân chuồng. Hoặc phân hữu cơ hoai mục với nấm đối kháng bón cho hồ tiêu.
Còn nếu mà không có loại phân đó thì chúng ta có thể mua phân sinh học hoặc phân vi sinh để thay thế. Và trong trường hợp cấp như thế rồi chúng ta vẫn phải thường xuyên theo dõi. Nếu mà có điều kiện nữa thì chúng ta có thể sử dụng nano bạc hoặc nano bạc đồng.
Phun cho vườn cây một vài lần để nâng cao sức chống chịu.
Thuốc trị bệnh thán thư trên cây tiêu
Còn khi thấy triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện. Tức là bắt đầu thấy lá có triệu chứng một là tái. Đang màu xanh bình thường này tự nhiên lại xanh tái đi hoặc là xanh chìm. Hai nữa là những vết đen ở trên lá gây ra rụng lá nhiều hoặc thậm chí rụng đốt nữa ở trên ngọn nữa.
Thì các bạn phải khẩn trương sử dụng một trong các loại thuốc trừ bệnh sau đây:
FORSELTYL ALUMINIUM hoặc MANCOZEB + METALAXYL hoặc CYMOXANIN + FOOSETYL ALUMINIUM hoặc CYMOXANIN + MANCOZEB…
Để chúng ta vừa phun lên trên cây và chúng ta phải tưới đậm vào trong vùng gốc rễ của nó. Nên thực hiện khoảng hai lần trở lên. Các lần cách nhau khoảng bảy đến mười ngày. Thì mới có khả năng chống lại bệnh thán thư trên cây tiêu.
Thế còn những khu đất mà không thể thoát nước được tốt trong mùa mưa thì tuyệt đối không trồng tiêu.
Xử lý khi cây tiêu bị bệnh thán thư
Nhà tôi trồng hai trăm cọc hồ tiêu, tính đến nay đã được bốn năm. Hiện nay có thấy các đốm đen trên lá, xong rồi chúng lan ra toàn bộ lá. Rồi đến cả các cành các chùm quả. Các đốt và lá bị rụng trong khi vẫn xanh. Tôi đã phun thuốc Parosa 325 và quét gốc bằng thuốc vanidaxin nhưng không thấy đỡ. Hiện tại cả vườn đã có biểu hiện như trên, tính từ lúc phát hiện đã được bảy ngày. Xin chuyên gia cho biết cây tiêu đã bị bệnh gì và cách chữa trị?
Qua mô tả cũng như là hình ảnh quan sát thì ở đây tiêu có hai nội dung cần hỏi. Thứ nhất là cháy lá màu đem, thường ban đầu ở đầu lá và mép, rồi sau đó lấn dần vào. Và cũng có trường hợp là bất định, tức là không có hình dạng gì. Bất kể lá nào cũng có màu đấy thì người ta gọi đấy là bệnh thán thư do nấm gây hại.
Thế bệnh này thì cũng không hẳn là khó chữa. Các bạn chỉ cần phun thuốc có hoạt chất là thiafanat methyl thế hoặc là hexaconazol. Thế như vậy là bệnh sẽ đỡ đi, tất nhiên nếu nặng quá thì hơi khó. Như trong ảnh quan sát là mới chớm bị nên cũng dễ chữa.
Thế còn một trường hợp thứ hai là lá rồi đọt tiêu bị rụng nhưng mà vẫn xanh. Thì hiện tượng rụng này là hiện tượng thời tiết. Chẳng hạn như kà vừa qua có thể là một đêm nào đó nhiệt độ nó hạ thấp xuống thì như vậy nó sẽ rụng ngay tức.
Nghi ngờ các bệnh khác ngoài thán thư trên cây tiêu
Thì trường hợp này ở mùa khô hiện tại cũng không phải là rụng nhiều. Nó không phải là cơ bản. Thế nhưng nếu trong trường hợp mà lá rồi đọt rụng, lại vàng. Bác phải kiểm tra lại xem hoàn toàn có phải là màu xanh không.
Hay là nó lại biểu hiện là vàng thì lại nghĩ ngay đến chuyện chết nhanh chết chậm. Nếu nó rụng từ phía trên xuống thì gọi là chết nhanh. Chỉ trong vài ba tuần là chết luôn. Nếu nó rụng từ dưới gốc trở lên thì nó là bệnh chết chậm. Thì từ vài ba tháng cho tới vài ba năm mới chết.
Thế thì chết chậm nó do là tuyến trùng và nấm. Thế còn chết nhanh thì chỉ có nguyên do là nấm thôi. Trường hợp này thì các bạn cần phun. Chẳng hạn như là nó rụng ở trên thì chỉ phun trừ nấm thuốc gọi là ridomingon mà chuyên gia hay gọi là metalaxin + mancozed. Bởi vì hoạt chất rất quan trọng ở chỗ là có tới hàng chục loại thuốc cùng hoạt chất như vậy. Cho nên không nhất thiết phải mua đúng tên thuốc mà chỉ cần hoạt chất đúng là được.
Thế còn trường hợp lại là rụng từ dưới lên thì đấy chỉ là do bệnh chết chậm. Thì xử lý cầm diệt tuyến trùng ở dưới gốc là diazenom hoặc là abamectin. Thì ta lại tưới vào gốc thế rồi lại phun tiếp là metalaxin + mancozed thì nó sẽ là phòng cho bệnh chết chậm.
Thế còn nếu mà nói chữa là không chữa được, nếu đã bị nặng là không chữa được. Phải tiêu hủy đi và phun cho những cây xung quanh.
Giới thiệu về triệu chứng bệnh thán thư trên cây tiêu
Đây là một triệu chứng mà hầu như rất hay gặp ở các vườn tiêu của người dân. Triệu chúng điển hình của bệnh thán thư trên tiêu, trên lá có những vòng tròn xám đen đồng tâm. Thường từ mép và chóp lá đi vào và khi bị nặng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều với những phần khác.
Ví dụ là nó sẽ lây qua trái, bị héo đen và rụng. Triệu chúng lá sau khi nhiễm sẽ chuyển dần sang màu vàng và rụng.
Vậy đối với bệnh này thì chúng ta phòng trừ bằng cách nào?
Thì chúng ta nên phun thuốc ngay từ đầu, đặc biệt là thời điểm từ đầu và cuối mùa mưa. Đó đều là các giai đoạn tấn công mạnh nhất. Thì đối với các nhóm thuốc hiện nay thì các bạn nên sử dụng các loại nhóm như là polyram hoặc là daconil hoặc là maconzeb.
Thì đây là những nhóm phổ biến để ngừa bệnh thán thư trên tiêu. Thì chỉ có cách như vậy thôi, nhưng khi mà đã bị nặng thì xử lý rất là khó. Do vậy cần xử lý sớm để đỡ ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh trưởng.
Tiêu bị vàng lá, rụng lá
Hạt tiêu được xem là vua của các loại gia vị. Không thể thiếu trong đồ ăn mỗi ngày và phục vụ cho chế nguyên liệu ở gần như mọi các quốc gia trên thế giới. Nhu cầu về gia vị này vẫn gia tăng hàng năm. Ở nước ta trong khoảng hai chục năm trở lại đây đã trở thành cây trồng chủ lực của nhiều tỉnh thành phía nam.
Tại nhiều vùng đất đã giúp người dân thoát nghèo vươn lên làm giàu. Tuy nhiên vẫn còn những hộ thua lỗ trắng tay bởi dịch bệnh.
Khắc phục cây tiêu bị vàng lá từ gốc tới ngọn
Nhà tôi có canh tác một ngàn gốc tiêu đến nay đã được ba năm tuổi. Nhưng gần đây có xuất hiện các chấm vàng ở lá, bị vàng gốc lên đến ngọn. Có thấy hiện tượng bị rụng các đốt. Xin hỏi cây đã bị bệnh gì và cách chữa?
Theo chuyên gia tư vấn đây là bệnh chết nhanh hoặc là chết chậm. Tại sao ở đây lại nới hoặc? Bởi vì ở đây chưa mô tả rõ được là rụng như thế nào. Thế nhưng mà trong thực tiễn thì sẽ quan sát được rụng từ trên xuống hay ngược lại để kết luận.
Phòng trừ bệnh chết nhanh chết chậm trên tiêu
Ở đây chuyên gia đưa giải pháp để phòng cả hai bệnh này
Đầu tiên là những trụ tiêu như mô tả thì cần tiêu hủy ngay vì không chữa được. Nếu là bệnh chết chậm thì có thể sau một vài tháng hay một vài năm nhưng mà năng suất không được là bao cả. Cho nên đều phải tiêu hủy.
Thứ nhất là các bạn tưới gốc tiêu thuốc trừ tuyến trùng. Bởi vì nó làm hỏng bộ rễ sau đó tạo điều kiện cho nấm xâm nhập vào thành bệnh. Thế như vậy thì một là diazinon hoặc là abamectin. Thì đấy là dành cho tuyến trùng, các bạn tưới xuống gốc.
Thứ hai nữa là phun hoặc là tưới cho cây tiêu cũng được, thuốc là metalaxyl + mancozeb. Đồng thời phòng cho cả hai bệnh. Cho những cây mà đang còn lành chưa bị bệnh. Và nếu điều kiện tốt thì các bạn phải phun một đến ba lần trong một tháng.
Tức là mười ngày đến mười lăm ngày, trong một tháng cứ tưới và phun như vậy thì sẽ phòng được. Vào thời điểm cuối mùa mưa rồi cứ tiến hành như vậy là sẽ phòng bệnh tốt cho các cây còn khỏe mạnh.
Chuyên gia: Quang Hưng