Nông dân khóc dở mếu dở vì trót… chuộng mít ngoại

Theo Đình Sơn – Đăng Thư/Báo Đất Việt

Mít được chất đống trên…

Đua nhau trồng mít Thái Lan, Malaysia, nông dân khu vực Đông Nam Bộ đang “khóc dở, mếu dở” vì khoảng 15.000 ha mít vào vụ thu hoạch nhưng không tiêu thụ được do chất lượng kém.

Những ngày gần đây, lượng mít từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ đổ về TP HCM nhiều vô kể. Sáng ngày 1/6, thêm hai xe tải đổ mít thành từng đống bên lề đường Lê Văn Quới (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân). Anh Tuấn, một thương lái chở mít  từ Tây Ninh về bán cho biết, đây là loại mít ruột vàng (giống Thái Lan), bán với giá chỉ 3.000 đồng một kg. “Trước đây, đa số mít nông dân trồng bán cho các thương lái Trung Quốc, nhưng từ đầu tháng 5 đến nay họ không mua nữa nên giá mít “rơi tự do”. Số mít này tôi đã cắt từ trước, không bán được nên đành chở lên đây bán lấy vốn”, anh Tuấn buồn bã.

Tại nhiều chợ, nhiều tuyến đường khác trên địa bàn TP HCM cũng như các tỉnh miền Đông Nam Bộ, mít được bày bán rất nhiều. Ngoài giống mít Thái Lan bị ế, giống mít Malaysia và Viên Linh (lai tạo giữa giống mít Thái Lan và Việt Nam) cũng “chung số phận”. 

Một số nông dân giải thích, do trước đây thương lái Trung Quốc mua rất nhiều nên họ mới đầu tư trồng những giống mít trên. Không ngờ sau một thời gian mua “rầm rộ”, nay họ đột ngột không mua nữa khiến cả vùng Đông Nam bộ đang dậy lên mùi mít chín, nông dân càng ngửi càng thêm não lòng.

Nên xem:   Nhầm tên cá Sơn Đài trong sách đỏ

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Bình, Trưởng phòng Quan hệ công chúng Công ty Vinamit, cho biết, đơn vị này đang bị thiếu nguyên liệu chế biến. Vinamit đang tích cực đi lùng mua nguyên liệu mít với số lượng không hạn chế. Tuy nhiên, công ty không thể mua gần 15.000 ha mít của nông dân vì “đây là loại mít mà các doanh nghiệp chế biến như Vinamit không thể sấy được vì khi sấy sẽ mất mùi, mất màu và giảm độ ngọt”.

Lại thất bại vì chạy theo phong trào

Ông Bình cho hay, từ lâu Vinamit đã khuyến cáo công ty chỉ mua giống mít nghệ của Việt Nam, nông dân không nên trồng nhiều giống mít Thái Lan, Malaysia. Mít nghệ làm nguyên liệu sấy đang được công ty mua với giá 3.000 đồng một kg đối với mít nguyên trái và 8.000 – 12.000 đồng đối với mít đã bóc múi. Song, diện tích mít nghệ nguyên liệu của công ty hiện đã giảm mạnh so với con số 40.000 ha năm 2008.  

Tuy nhiên, ông Lã Trung Chánh, xã Bảo Quang (thị xã Long Khánh, Đồng Nai) cho rằng, ông và nông dân khác trồng mít là do… xã khuyến khích chứ không phải trồng tự phát. Theo ông, cuối năm 2002 thấy lợi nhuận từ trồng giống mít Thái Lan cao, xã cùng với các hộ nông dân mua khoảng 1.500 cây về trồng thử nghiệm. Sau hơn một năm, trung bình mỗi cây cho đến 100 kg trái mỗi năm, trừ chi phí, lãi gần 700.000 đồng mỗi cây. Thấy em trai lãi lớn, ông Lã Trung Thành quyết định “hạ” gần ba sào tiêu đã nuôi sống cả gia đình để trồng mít. Ông Thành tậu gần 150 cây mít Viên Linh về trồng, với vốn đầu tư ban đầu khoảng ba triệu đồng. Sau hơn một năm chăm bón, giờ mít đã bắt đầu có trái thì giá rớt chỉ còn 3.000 đồng một kg đối với mít loại I, còn lại giá chỉ khoảng 1.200 đồng. 

Nên xem:   Cách trồng Củ Dền dễ như trở bàn tay

Theo bà Nguyễn Xuân Dung, Chủ tịch hội nông dân thị xã Long Khánh, trước đây giống mít Viên Linh cho năng suất cao, giá cao (7.000 – 9.000 đồng một kg) nên người dân đổ xô trồng hơn 300 ha giống mít này. Nhưng khi được hỏi “Hội nông dân có khuyến cáo gì cho người dân trong việc trồng các loại mít?” thì bà Dung lúng túng cho biết: “Chúng tôi thông tin cho người dân là loại mít này không sấy được, chỉ dùng để ăn tươi để dân tham khảo. Nhưng do lợi nhuận ban đầu cao nên chúng tôi không thể cản”, bà Dung nói.

Còn nhớ, nông dân ĐBSCL vừa bị lỗ nặng vì dưa hấu ngập đồng không bán được cho thương lái Trung Quốc. Nay, một lần nữa người trồng mít lại lao đao vì chạy theo phong trào.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận