Những suy nghĩ về “Được mùa mất giá, mất mùa được giá”

Theo Dương Văn Tiền / Cổng thông tin điện tử Long An

Mặc dù, nước ta đã gia nhập WTO nhưng nông dân chúng ta vẫn còn âu lo trước tình trạng giá cả nông – thủy sản lên xuống thất thường “được mùa mất giá, mất mùa được giá”. Trong phạm vi hiểu biết của mình, tôi xin nêu một số nguyên nhân của tình trạng trên và nêu lên giải pháp tối ưu.

“Được mùa mất giá, mất mùa được giá”

Cụm từ trên trở nên quen thuộc với nhiều nông dân chúng tôi trong những năm qua. Tôi nghĩ “được mùa mất giá”: hiện trạng cung vượt cầu, ngược lại “mất giá được mùa”: cầu vượt cung; do vậy, dẫn đến hiện tượng mất cân đối giữa cung và cầu Nguyên nhân do:

Nhà nước thả nổi giá cả thị trường

Nông dân sản xuất đại trà thiếu tính quy hoạch định hướng, định lượng cụ thể của Nhà nước nên sản xuất cây gì, con gì, nuôi trồng gì sẽ đảm bảo giá cả; chỉ phổ biến nên gieo trồng cây gì phù hợp với thời điểm nào ít sâu bệnh như thông tin về lịch gieo sạ lúa, kỹ thuật trồng rau cải, chăn nuôi…mà thôi.

Nông dân sản xuất chạy theo “ảo giá cả” của thị trường . Ví dụ: Trong năm 2009, nông dân ồ ạt sản xuất giống lúa IR50404 năng suất đạt rất cao nhưng không bán được giá; ngược lại trong năm 2009 thì thị trường “sốt’ giống lúa này trong khi đó nông dân ít ai trồng. Hoặc đối với cây dưa hấu đầu năm 2009, giá dưa khoảng 6.000 đồng/kg, nông dân chuyển lúa qua trồng dưa nhưng tới ngày thu họach giá chỉ còn khoảng 2.5000-3.000 đồng/kg. Nông dân trồng dưa hấu bị lỗ nặng.

Nên xem:   Nông nghiệp là gì ? Những định nghĩa từ bách khoa toàn thư mở

Tình hình dịch bệnh và bệnh lạ xảy ra liên miên

Đây là vấn đề khá nan giải hiện nay của Nhà nước và của cả cộng đồng, vậy biện pháp giải quyết nào là tối ưu?

– Nhà nước phải nắm bắt rõ (khảo sát và thăm dò) lưu lượng sản phẩm thực tế để kịp thời giải quyết đầu ra sản phẩm, tránh tình trạng tồn dư trong dân.

– Nhà nước phải kịp thời thu mua sản phẩm nếu lượng sản phẩm tồn đọng trong dân nhiều. Ví dụ: Lúa vụ Hè –Thu năm 2009 giá rẻ, nông dân bán không được nên nợ nần càng chồng chất; do vậy, Nhà nước nên có kế hoạch từ trước để thu mua nông sản cho nông dân

– Nhà nước phải chú trọng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giỏi “vừa hồng vừa chuyên” về thông tin định hướng thị trường.

– Thường xuyên phổ biến và tuyên truyền, tập huấn cho nông dân hiểu rõ tác dụng lâu và dài của việc sản xuất sản phẩm an toàn và sạch theo chương trình GAP.

– Phải định hướng nông dân sản xuất cây trồng và nuôi – trồng thủy sản theo mùa vụ, khu vực; có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đảm bảo nông dân có lãi.

– Nông dân phải thấy được lợi ích của sự liên kết nhóm, tổ hợp tác sản xuất để dễ dàng xây dựng thương hiệu và bảo vệ uy tín cho thương hiệu.

Nên xem:   Làm giàu từ mô hình nuôi cá nàng hai

– Các nông dân, tổ, nhóm, HTX hãy “vượt qua chính mình” bằng sự sáng tạo, nhạy bén, chủ động tìm ra thị trường và đầu ra cho sản phẩm bên cạnh sự giúp đỡ của Nhà nước.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận