Quần đảo Trường Sa và những điều không phải ai cũng biết

Quần đảo Trường Sa từ xưa đến nay luôn thuộc chủ quyền của nước Việt Nam. Đây là khu vực trù phú và rất giàu có, bao gồm tiềm năng về các loài cá, hải sản… Ngoài ra, còn có lượng khí đốt, dầu mỏ vô cùng lớn.

 Quần đảo trường sa với hơn 100 đảo lớn nhỏ

Quần đảo Trường Sa có kích thước rộng lớn hơn quần đảo Hoàng Sa gấp 10 lần. Quần đảo lớn hội tụ với hơn 100 hòn đảo nhỏ rải đều trên vùng biển rộng 170.000km2.  

Những hòn đảo lớn có vị thế đẹp, đồng thời có nhiều tiềm năng cả kinh tế và quân sự. Đó là An Bang, Sinh Tồn, Nam Yết, Trường Sa, Đá Lớn, Song Tử Đông, Song Tử Tây… Đa số là các đảo nhỏ, đá, bãi, cồn chúng đều có phần nổi, nếu cộng lại diện tích của chúng có thể lên tới 11km2. Như vậy, ngang ngửa với quần đảo Hoàng Sa…

Xem thêm: Kinh nghiệm lai hoa mười giờ độc lạ

Quần đảo trường sa của tỉnh Khánh Hòa

Ngày nay huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước đó huyện này thuộc tỉnh Phú Khánh. Năm 1989, Phú Khánh được phân ra thành tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa bây giờ.

Quần đảo trường sa trồng gần 2000 cây xanh

Đến với Trường Sa bạn sẽ nghe được nhiều cái tên rất thú vị, ví dụ như “cây bão táp”, cây bàng vuông, cây tra…Là một quần đảo có thời tiết vô cùng khắc nghiệt, địa hình hiểm trở. Chính vì thế việc chăn nuôi trồng trọt ở đây gặp nhiều khó khăn hơn đất liền. Hơn nữa, huyện đảo cách xa đất liền gần 500 hải lý. Do đó mà việc vận chuyển các nguyên liệu thực phẩm, hàng hóa… cũng rất bất lợi.

Nên xem:   Cây guột là cây gì? Làm giàu từ cây guột

Khó khăn là vậy, nhưng người dân và các chiến sỹ ở đảo Trường Sa không bao giờ thiếu thốn rau củ quả sạch. Cây cối ở Trường Sa cũng được phủ xanh bằng nhiều cách rất ấn tượng.

Tính đến hiện tại, ở đảo trồng gần 2000 cây xanh chủ yếu là những giống cây có sức dẻo dai, có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt tốt. Trước đây trên đảo chủ yếu là cát trắng, cây cối vẫn còn thưa thớt. Đến nay sau hơn 7 năm thực hiện kế hoạch trồng cây xanh trên các đảo Trường Sa. Độ che phủ ở từng đảo đã tăng lên đáng kể, phần lớn đều trên 50%. Thậm chí có một số đảo độ che phủ lớn nhất trên 70%

Để có được những thành quả nổi bật đó là nhờ vào công sức, ý chí của các cán bộ, chiến sĩ ngày ngày trồng trọt, chăm sóc, bảo vệ cây. Không dừng lại ở đó, tỉ lệ che phủ sẽ ngày càng được tăng lên nữa. Đây chính là mục tiêu của huyện đảo Trường Sa.

Nhờ có nhiều cây xanh mà đời sống của người dân và các chiến sĩ ở huyện đảo ngày càng ổn định, thuận lợi hơn. Cây phong ba, cây bão táp hay những loại cây có tên gọi rắn rỏi khác sẽ là bờ chắn bảo vệ cho người dân huyện đảo được yên bình.

Rate this post

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận