Trồng rừng bằng cây giống cấy mô: Hiệu quả cao hơn cây ương từ hạt

Bài & ảnh:Hoàng Lân/ Bình Định

Khoảng 6 năm nay kể từ khi cây bạch đàn cấy mô U6 bắt đầu được trồng ở tỉnh ta, đến nay đã thu hút người trồng với quy mô lớn. Loại cây này nhanh lớn, cao cây, ít phân cành, năng suất cao. Vấn đề căn bản là tạo giống cấy mô tại chỗ có tính thích nghi cao, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng địa phương.

Hiện nay, bên cạnh nhiều đơn vị, cá nhân dùng giống cây cấy mô để trồng rừng kinh tế, cũng có nhiều người ương cây bằng hạt để bán. Nếu trồng rừng bằng giống cây gieo ương bằng hạt, nhất là cây bạch đàn, cây dễ bị thoái hóa, thời gian sinh trưởng dài, cây phân cành sớm, chiều cao cây phát triển kém, năng suất cho gỗ thấp… Cây giống gieo ương từ hạt bán ra khoảng 250 đồng/cây, chỉ gần bằng 1/4 cây cấy mô, nhưng tính ra hiệu quả kinh tế không bằng cây cấy mô, lâu thu hoạch hơn từ 2-3 năm, năng suất chỉ bằng khoảng một nửa, hay 2/3 cây cấy mô. Theo các chuyên gia lâm nghiệp, trồng cây cấy mô là hiệu quả nhất.

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định là đơn vị đầu tiên trong tỉnh nuôi cấy mô thành công bạch đàn Urophyla- dòng U6, là một trong số ít cơ sở nhân giống loại cây này với quy mô lớn. Mỗi năm Trung tâm cung ứng cho thị trường khoảng 1,5 triệu cây giống bạch đàn cấy mô U6. Riêng năm 2008, đến cuối tháng 9 đã cung cấp trên 1,6 triệu cây. Trong đó cho Gia Lai 600 ngàn cây, còn lại là các đơn vị trồng rừng trong tỉnh. Trung tâm cung ứng giống cho 2 vùng trồng là Tây Nguyên và trong tỉnh. Cây trong bầu giá 400đ/cây, sau khi ương giá khoảng 900đ/cây.

Nên xem:   Nhầm tên cá Sơn Đài trong sách đỏ

Giống bạch đàn cấy mô để nhân giống thường 2 năm mới cần phục tráng, nhưng được Trung tâm thay mẫu mới hàng năm, đảm bảo tiêu chuẩn cây giống đầu dòng (tỉ lệ sống cao, nhanh lớn, năng suất cao, chiều cao cây đạt tối đa…). Cây bạch đàn U6 ít bệnh tật, chỉ có bệnh u bướu do ấu trùng, nhất là khi cây mới trồng gặp nắng, hay gặp mưa nắng đột ngột cây dễ bị bệnh này. Muốn tiêu diệt loài ký sinh này thì dùng thuốc trị ruồi Supracid phun đều trên cây.

Năm 2002 Trung tâm lần đầu tiên nuôi cấy mô cây bạch đàn U6 thành công và trồng khảo nghiệm 60.000 cây tại Bình Tân (Tây Sơn) do Lâm trường Sông Kôn thực hiện, sau 5 năm phát triển rất tốt. Ông Phạm Xuân Trường, Trưởng phòng kỹ thuật Công ty Lâm nghiệp Sông Côn, cho biết: Cây bạch đàn cấy mô U6 trồng sau 5- 6 năm cho năng suất 140 tấn/ha (khoảng 120m3/ha), với điều kiện trồng thâm canh cao. Như vậy năng suất cao gần gấp 2 lần so với bạch đàn trồng từ hạt.

Theo ông Huỳnh Xuân Trường, Trưởng phòng kỹ thuật Trung tâm Ứng dụng KHCN, nếu giá bạch đàn hiện nay 700-800 ngàn đồng/tấn thì mỗi ha bạch đàn U6 cho thu lãi 40-45 triệu đồng/ha, với điều kiện đầu tư thâm canh cao. Hiện nay Trung tâm đang nhân thử nghiệm loại giống bạch đàn PN3D cho năng suất tăng hơn 30% so với bạch đàn U6.

Nên xem:   Kinh nghiệm chăn nuôi cừu cho hiệu quả cao

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận