Cây na bị bệnh đốm đen điều trị thế nào?

Cây na 6 năm tuổi, mấy hôm nay thấy lá na bị đốm đen ở cả hai mặt, lá bị rụng nhiều khi còn tươi. Đã phun thuốc muội cho cây cách đây 4 hôm. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Theo mô tả của KG, tôi cho rằng vườn cây na 6 năm tuổi đã bị nhiễm bệnh đốm đen lá hay còn gọi là bệnh thán thư, bệnh do nấm gây ra.


Bệnh thán thư do nấm gây hại. Nấm phát triển ở nhiệt độ thích hợp 23-25 độ C. Nấm tồn tại ở dạng bào tử trên tàn dư cây bệnh và trong đất, sau đó phát tán gây bệnh qua mưa, gió. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng, ẩm độ cao, mưa nhiều.


 Nấm bệnh xâm nhiễm lên quả gây ra những  đốm nâu đen, hơi ướt, sau vết bệnh lan rộng dần và khi bị nặng cả trái bị khô đen và rụng. Bệnh làm lá cây có những đốm màu nâu. Nhiều vết bệnh liên kết nhau làm lá bị cháy khô từng mảng. Hoa bị bệnh thán thư có màu nâu khô, rụng nhiều.


Trên chồi non vết bệnh ban đầu có dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối. Trời nắng cả chồi bị chết khô, trời mưa thì bị thối.Vết bệnh có thể lây xuống dưới làm khô cành.
Biện pháp khắc phục cho cây na như sau:
Thực hiện các biện pháp chăm sóc như bón phân tưới nước tập trung để cây ra lộc, ra hoa tập trung.

Nên xem:   'Đu đủ bị vàng lá, héo rũ': Nguyên nhân và cách khắc phục


Cắt tỉa tạo tán cho cây hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch.
Thường xuyên tỉa bỏ các chồi mầm non trái vụ, mầm vượt, các chồi mầm, lá đã bị bệnh.
Luôn tạo cho tán cây thông thoáng sẽ giảm sự phát triển gây hại của bệnh.
Khi thấy bệnh xuất hiện, sử dụng một trong các loại thuốc trừ bệnh gốc hoạt chất: COPPER OXYCHLORID hoặc  MANCOZEB + METALAXYL hoặc PROPICONAZOLE + DIFENOCONAZOLE, …phun ướt đều cành, lá, hoa, quả non trên cây 2 lần cách nhau 7-10 ngày, theo nồng độ liều lượng khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc.


 Hợp tác với 3N/VTC16

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận